Cách lấy tinh trùng để thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp theo đó trứng và tinh trùng được đem ra khỏi cơ thể người, được nuôi cấy và thu tinh bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện khi các biện pháp hỗ trợ sinh sản để thụ tinh trong cơ thể thất bại.

Đối tượng nào được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm?

  • Tắc vòi trứng 2 bên
  • Vô sinh do yếu tô nam nặng
  • Vô sinh do tổn thương vùng chậu nặng
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân, sau IUI 3, 4 lần thất bại
  • Trường hợp không có tinh trùng, phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh, hay tinh hoàn.
  • Trường hợp tinh trùng được lưu trữ đông lạnh tại bệnh viện.

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Khám, tư vấn và làm các xét nghiệm trên cả hai vợ chồng

Bước 2: Kích thích buồng trứng, nhằm mục đích tạo ra nhiều nang noãn và hình thành các trứng tốt.

Bước 3: Chọc hút trứng, lấy trứng từ trong nang noãn ra ngoài [người vợ nhịn đói trước khi chọc hút trứng]

Bước 4: Lấy tinh trùng từ người chồng [trứng và tinh trùng được lấy cùng một ngày]

Bước 5: Cho trứng và tinh trùng gặp nhau để hình thành phôi một cách tự nhiên. Hoặc sử dụng kĩ thuật ICSI [tiêm tinh trùng vào bào tương trứng] để phôi được hình thành.

Bước 6: Nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm. Phôi sẽ được nôi trong khoảng 3 tới 5 ngày tùy thuộc vào số trứng chọc hút được, số lượng phôi và chất lượng phôi ngày 2/3.

Bước 7: Chuyển phôi vào buồng tử cung bằng ống chuyển phôi. Thông thường số phôi chuyển trong 1 lần chuyển phôi là 2 phôi. Các phôi còn dư sẽ được lưu trữ tại bệnh viện. Nếu chu kỳ chuyển phôi đầu tiên thất bại, các phôi lưu trữ này sẽ được rã đông để chuyển phôi lại vào chu kỳ sau.

Bước 8: Hai tuần sau chuyển phôi, xét nghiệm máu để xác định có thai hay không. Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, kiêng làm những việc nặng. Không cần thiết phải nằm nghỉ liên tục tại giường 1 2 tuần theo quan niệm trước đây.

KẾT QUẢ:

Trong một chu kỳ chuyển phôi, tỉ lệ có thai trung bình khoảng 40%. Xác suất này có thể thay đổi tùy theo tuổi, nguyên nhân hiếm muộn.

Ước tính tỉ lệ thành công tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc sau chuyển phôi vào khoảng 45%, tỉ lệ có thai sau chuyển phôi nang 50 60%.

Những biến chứng có thể gặp trong thụ tinh trong ống nghiệm:

  • Hiện tượng đa thai: Là một trong những tình trạng thường gặp nhất trong Thụ tinh trong ống nghiệm. Do số phôi chuyển trung bình là 2 phôi, nên thường là song thai.
  • Quá kích buồng trứng: đây là biến chứng đặc biệt trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân cần nhập viện và có sự theo dõi từ bác sỹ.
  • Nhiễm trùng, xuất huyết: Biến chứng này hiếm xảy ra, nhưng cần theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng này xảy ra.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc Q.1
97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc Q.2
Lầu 5 Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 1900 6765
Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/

Video liên quan

Chủ Đề