Cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon

Thực phẩm sạch chính là nền móng cho sức khỏe của chúng ta. Để vui sống khỏe mỗi ngày, bạn nên tham khảo những mẹo lựa chọn và chế biến thực phẩm sau đây để luôn có những món ăn ngon, an toàn cho mình và những người thân yêu

Chọn thực phẩm còn tươi, mới

Những rau củ mới được thu hoạch, thịt cá còn tươi sẽ còn giữ nguyên chất dinh dưỡng, đồng thời ít khả năng gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc. Ngược lại, khi chẳng may chọn phải những thực phẩm đã quá hạn, được bày bán lâu ngày, chúng ta rất dễ bị ngộ độc vì các loại vi sinh vật đã thâm nhập vào và làm thực phẩm hư hỏng. Để chọn lựa thực phẩm sạch và tươi ngon, bạn nên chú ý những điều dưới đây

  • Thịt: Chọn loại thịt có màu sắc hồng hào, thớ thịt đàn hồi tốt, khô ráo, không bị chảy nước và không có mùi lạ.
  • Cá: Cá tươi sẽ có phần mang cá còn đỏ tươi, mắt cá không bị lõm vào, da cá căng, có ánh lấp lánh nhẹ, thịt cá đàn hồi tốt. 
  • Trứng: Chọn trứng có xuất xứ rõ ràng, vỏ nguyên vẹn, không méo mó hay bị nứt vỏ, hộp trứng có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.
  • Rau củ quả: Chọn rau củ quả có bề mặt căng, bóng, không héo, dập. Lá rau còn xanh mát, không héo vàng. Cuống quả còn tươi, không khô héo, rơi rụng.

Nếu mua hàng đông lạnh, bạn nên chọn những thương hiệu quen thuộc, đọc kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Tiếp đến, nên chọn những sản phẩm có bao bì nguyên vẹn, không móp méo, trương phồng. 

Chọn thực phẩm sạch đạt chuẩn

Các chuẩn thực phẩm như VietGap, GlobalGap, chứng nhận thực phẩm hữu cơ cũng là một tiêu chí để chọn thực phẩm sạch. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn kể trên, thực phẩm sẽ trải qua một quy trình chăn nuôi hoặc trồng trọt được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo những chất sử dụng trong quá trình này có thành phần và liều lượng an toàn cho sức khỏe. Đối với các loại thực phẩm organic, một số chứng nhận uy tín nhất hiện nay là USDA Organic [Hoa Kỳ], QAI [Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác], ACO [Úc], EU Organic Bio [Châu Âu], JAS [Nhật Bản]. 

Ưu tiên dùng thực phẩm ít chứa thuốc trừ sâu

Một số loại rau củ khá dễ chăm sóc và không đòi hỏi người trồng phải xịt nhiều thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật. Một số loại khác có lớp vỏ dày và rất khó để các hóa chất len lỏi vào phần thịt bên trong. Các loại thực phẩm an toàn đó là quả bơ, hành tây, cà rốt, kiwi, dứa, bưởi, đu đủ, đậu Hà Lan, rau mồng tơi, rau chùm ngây…

Bảo quản thực phẩm sạch đúng cách

Nếu chưa chế biến ngay, thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để tránh hư hỏng gây hại cho sức khỏe. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ cho thực phẩm sạch hơn: 

  • Để riêng từng loại thực phẩm trong bọc hoặc hộp đựng khác nhau. 
  • Trong ngăn đông của tủ lạnh, lưu ý xếp các thức ăn đã nấu ở ngăn trên và thực phẩm còn sống ở ngăn dưới. 
  • Rau củ nên được sơ chế sạch bụi đất, bỏ những phần dập, héo trước khi cho vào ngăn mát.
  • Thực phẩm để trong ngăn mát nên được dùng hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.

Nguyên tắc 5 sạch khi nấu nướng

Để thực phẩm vẫn đảm bảo sạch và bổ dưỡng khi đến được bàn ăn, bạn nhớ 5 chuẩn sạch dưới đây khi chế biến và nấu nướng:

  • Tay sạch: Rửa tay sạch trước khi sơ chế và nấu thực phẩm
  • Rửa sạch: Thực phẩm nên được rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa rau củ quả hoặc thuốc tím để rửa thực phẩm sạch hơn. 
  • Bếp sạch: Giữ vệ sinh nhà bếp bằng cách lau bệ bếp với dung dịch vệ sinh hoặc javel, giặt giũ giẻ lau nhà bếp mỗi tuần với nước nóng và bột giặt. 
  • Dụng cụ sạch: Dao thớt, máy xay, dụng cụ nhà bếp cần được rửa sạch với xà phòng hoặc nước rửa chén và để khô ráo.
  • Bàn ăn sạch: Bàn ăn nên được lau với nước và xà bông trước và sau mỗi bữa ăn

Ngoài những lưu ý kể trên, bạn nên ưu tiên ăn những món đã được nấu chín thay vì ăn thực phẩm còn sống, vì nhiệt độ trong quá trình nấu đã giúp loại bỏ rất nhiều vi sinh vật có hại. Tóm lại, để có thực phẩm sạch, bạn nên chăm chút cả 3 bước chọn, bảo quản và chế biến. Dù điều này sẽ tiêu tốn không ít thời gian, nhưng hoàn toàn xứng đáng vì điều bạn nhận được chính là sức khỏe của mình và những người thân yêu!

Xem chi tiết: //comngon16.com

Với thực phẩm đóng gói sẵn và có nhãn mác đầy đủ:

Sản phẩm bao gói phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất, nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm gồm: tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần cấu tạo chính. Chỉ chọn các thực phẩm còn hạn sử dụng. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ thông tin thành phần trên nhãn thực phẩm để tránh nếu có khả năng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm.

Sản phẩm phải được bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất, ví dụ sản phẩm thịt, thủy sản đông lạnh phải để trong tủ lạnh đông, sữa và sản phẩm từ sữa phải được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 – 5oC, sản phẩm đóng gói sẵn từ ngũ cốc được bảo quản nơi khô mát ở nhiệt độ phòng…

Với thực phẩm tươi sống:

Nếu thực phẩm được bán ở cửa hàng, siêu thị, nên chọn các thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với sản phẩm, ví dụ: rau, củ, quả được bảo quản nơi thoáng mát; thịt, thủy sản được giữ lạnh đông hoặc để trong đá lạnh, trứng được để ở nhiệt độ mát

Nếu phải mua thực phẩm ở chợ truyền thống, nên chọn các hàng quen hoặc có uy tín để mua. Lưu ý tránh các quầy bán hàng gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như cống rãnh thoát nước thải, khu vực có rác thải, gần nhà vệ sinh. Nên chọn các quầy hàng được bày riêng biệt các loại rau, củ, quả với các loại thịt, sản phẩm gia cầm và thủy hải sản.

Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ hoặc khác nhau. Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối... Thận trọng với những loại rau: rau muống, rau ngót, xà lách, rau cải các loại. Tốt nhất mùa nào dùng rau đó sẽ ít nguy cơ hơn đối với các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như quá mập.

Đối với thịt nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, màng ngoài nhớt. Tránh các loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Đối với thịt chế biến sẵn như thịt quay, giò, chả phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy bán đảm bảo vệ sinh. Không nên mua nếu sản phẩm không được bảo quản trong tủ che đậy kín, hoặc có màu đỏ lòe loẹt, có mùi lạ.

Đối với các loại thủy, hải sản, nếu có thể nên chọn các loại thực phẩm tươi, còn sống, hoặc nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh dù là bán trong siêu thị hay ở chợ truyền thống.

Ví dụ chọn một số thủy hải sản tươi như sau: cá tươi phải có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu sò ốc còn sống. Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không quá lớn, chưa vỡ túi đen. Các loại thủy hải sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi.

Cách chọn đồ hộp:

Nhóm thực phẩm đóng hộp hiện nay cũng khá phổ biến và được nhiều người nội trợ tin dùng, vì vậy cần lưu ý một số thông tin chung để chọn đồ hộp an toàn như sau:

Hạn sử dụng của các loại đồ hộp thường khá dài, ví dụ các loại đồ hộp có acid thấp như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, sản phẩm ngũ cốc, khoai tây đóng hộ có hạn dùng 2 – 5 năm; các loại sản phẩm từ cà chua, nước rau quả ép, các loại dưa muối có hạn sử dụng 12 – 18 tháng. Lưu ý chọn các sản phẩm còn hạn sử dụng. Nên chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ có tiếng kêu đanh. Không chọn và sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp nếu có các hiện tượng sau:

- Hộp bị phồng ra ở nắp hoặc các vị trí khác, nếu có hiện tượng đó thì sản phẩm bên trong đã bị vi sinh vật phân hủy làm hỏng và sinh ra khí.

- Bao gói đồ hộp bị hở hoặc rò rỉ, bị móp hoặc biến dạng do va đập mạnh

- Đồ hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm

Các loại thực phẩm khác không nên lựa chọn và sử dụng:

Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc khi mốc có thể chứa độc tố vi nấm như aflatoxin gây ung thư gan.

Rau, củ, quả có mùi lạ của hóa chất bảo vệ thực vật; thịt, thủy hải sản có mùi lạ của thuốc thú y.

Các loại phụ gia thực phẩm như chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.

Mỗi chúng ta hãy là người tiêu dùng thông thái, tuyên truyền trong cộng đồng loại bỏ ngay các mặt không đảm bảo VSATTP.

Nguyễn Mùi

Cách chọn thực phẩm tươi ngon khi đi chợ là công đoạn đầu tiên trong chế biến một món ăn ngon. Hãy cùng Amthucnamchau đi tìm hiểu một số bí quyết chọn lựa thực phẩm dưới đây nhé!

Muốn làm một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, quan trọng nhất là phải biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon khi đi chợ. Với mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ tương ứng với cách chọn lựa khác nhau.

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, một số gợi ý về cách chọn thực phẩm tươi ngon khi đi chợ như sau:

Cách chọn thực phẩm tơi ngon khi đi chợ

Nên chọn sản phẩm sữa có thương hiệu, nhãn mác đầy đủ và còn hạn sử dụng, sữa tươi màu trắng trong, không chuyển màu và có mùi thơm đặc trưng.

Sữa và những thực phẩm đã qua chế biến

Với những thực phẩm đã qua chế biến như đồ đông lạnh, giò, chả… chị em nên lựa chọn những sản phẩm đầy đủ nhãn mác, ghi những thông tin chi tiết về thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Những sản phẩm tươi ngon và ít chất bảo quản thường có thời hạn sử dụng ngắn hơn.

Một số bà nội trợ vì tiếc rẻ mà thường thường chọn những quả trái cây nào xấu xí có thể đã bị khô, héo, thậm chí là thâm dập và chuyển màu, sau đó mới chọn ăn đến những quả tươi ngon.

Nhưng như thế thì khi quả tươi cũng trở thành héo và có thể chẳng bao giờ bạn được ăn đồ ngon cả. Do đó, hãy thay đổi thói quen bằng cách lựa chọn trái cây tươi ngon ngay khi đi chợ sau đây:

  • Quả không nứt và dập nát, vỏ không thủng
  • Có thể là còn núm màu xanh, thơm mùi nhựa
  • Chọn trái cây đúng mùa và vào giữa mùa là tốt nhất

Cách chọn trái cây tươi ngon

Một con cá tươi ngon là khi chúng còn sống và quẫy khỏe trong nước, màu sắc tự nhiên, không bị nhợt nhạt. Ngoài ra, còn có nhiều đặc điểm khác để nhận biết ở vảy, mang và mắt cá. Cụ thể:

  • Vảy xếp đều, không bong; có màu trắng trong, không chuyển màu và không có các dấu hiệu bất thường.
  • Mang cá khép chặt, màu đỏ tươi, không tái;
  • Mắt cá to, sáng trong, hơi lồi.

Bạn có thể lựa chọn miếng thịt lợn, thịt bò, thịt gà … hay bất cứ miếng thịt nào tươi ngon cho gia đình bằng cách:

Cách chọn thịt tươi ngon

  • Lựa chọn thịt có mùi đặc trưng, ngoài ra không có thêm mùi gì lạ [hôi chả hạn].
  • Lấy ngón tay ấn vào thịt, thấy hơi dính tay nhưng thịt không để lại vết lõm; thịt dẻo, đàn hồi tốt và chưa chảy nước.
  • Bề mặt thịt khô, mịn, không nhớt, khối thịt rắn chắc.
  • Không mua thịt sẫm hoặc nhợt màu hơn so với bình thường, xuất hiện vết bầm hoặc các nốt bất thường trên da vì có thể là thịt động vật đã chết hoặc bị bệnh.
  • Nên chọn quả trứng vỏ sạch, màu tươi sáng, không nứt vỡ.
  • Cầm quả trứng lên gần tai lắc, nếu không nghe thấy tiếng gì tức là trứng còn mới.
  • Ngâm trứng vào trong cốc nước, nếu trứng chìm là vẫn còn ăn được, trứng nổi nghĩa là đã hỏng hoặc lơ lửng trong nước là trứng để đã lâu.

Các loại hạt bao gồm lạc, gạo, ngô, đỗ đen, đậu xanh cũng như vừng, hướng dương,… cần phải lựa chọn theo gợi ý sau:

  • Màu sắc hạt tự nhiên, không bị biến đổi.
  • Hạt đều, không lép; mùi thơm đặc trưng.
  • Hạt khô, không bị ẩm mốc.

Rau là món ăn hàng ngày cung cấp nhiều loại vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đây cũng là thực phẩm được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại đến sức khỏe nhất. Do vậy, bạn nên cẩn thận chọn các loại rau như sau:

Cách chọn các loại rau xanh

– Rau màu sắc tươi sáng, tránh mua những loại rau dập nát và héo úa hoặc trầy xước, không còn nguyên vẹn.

– Cẩn thận với những loại rau không có dấu vết sâu bệnh, có màu sắc bắt mắt và đẹp hơn so với bình thường.

* Chú ý: Không mua khoai tây mọc mầm, cà chua xanh vì có thể gây ngộ độ và ung thư; không mua những loại rau củ quả đã gọt sẵn ngoài chợ do mất vệ sinh và có thể trộn lẫn những củ sâu bệnh; giá đỗ ngắn, thân mập, ăn giòn và không rễ có thể chứa chất độc SHS của Trung Quốc.

Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon để làm món ăn cho bữa cơm gia đình!

Video liên quan

Chủ Đề