Cách ngâm rượu rắn trung

Làm sạch rắn là bước quan trọng và tương đối khó để ngâm rượu rắn hổ mang.

Việc đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần chú ý đến phần nọc rắn cần loại bỏ phần nọc rắn. Tránh để nọc rắn gây hại đến người chế biến và người sử dụng rượu.

Tiếp theo chúng ta cần chú ý đến phần mật rắn vì mặt rắn là phần cực kỳ quan trọng bình rượu rắn ngâm. Thường thì người ra  sẽ chích lấy mật rắn, ngâm vào rượu 35-40% trước

Rắn được mổ bỏ hết nội tạng, rửa sạch với rượu. Sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh với tỷ lệ [500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 – 40%], ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

Các cách ngâm rượu rắn

Ngâm rắn tươi

Rắn sau  khi làm sạch, khử tanh, khử độc, tạo hình được thả vào bình thủy tinh có kích thước phù hợp. Bịt kín nắp bình. Để ngâm trong vòng 3 tháng trở lên để có chất lượng tốt nhất. Xác rắn có thể ngâm thêm lần 2 lần 3. Lần đầu là lúc rượu có công dụng cao nhất. Nhưng với những người trẻ tuổi không nên uống rượu rắn vì sức nóng của rượu rắn ảnh hưởng rất mạnh đến cơ thể. Có thể gây đau nhức xương khớp, tróc da rắn.

Ngâm rắn khô

Rắn ngâm khô có tác dụng ít hơn ngâm rắn tươi.

Rắn được sơ chế làm sạch, và cắt bỏ phần đầu và phần túi nọc của rắn, chặt thành từng khúc dài khoảng 5-7cm, sau đó ta tẩm tẩm thêm nước gừng tươi, để cho thịt rắn se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới lúc rắn ngả màu vàng và mùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70°C tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 – 40° ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm ngắn hơn, thường là 20 – 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi vải, rồi ngâm như trên.

Xem thêm các bài viết khác>>>

Các sản phẩm bắt rắn>>>

Mua hàng xin liên hệ:

Địa chỉ: 820 Phạm Văn Đồng, Q.Dương Kinh, TP.Hải Phòng

Hotline: 0868.485.888

Mail:

Website: nonglamngu.com

  • Thuốc nhử rắn hiệu quả Bắt rắn ngày xưa phải lo săn tìm, lùng đuổi nhưng giờ có thuốc nhử rắn này rồi chỉ cần vẩy vài thìa thuốc nhử rắn vào miệng lồng là có thể yên tâm đi về chờ kết quả. Rắn là loài bò sát có…

    Xem chi tiết»

  • Cách câu baba dùng thuốc dụ cực kỳ hiệu nghiệm Câu cá đã khó, câu baba còn khó hơn nhưng nếu biết cách câu baba bằng thuốc dụ baba cực khéo và chỉ cần thêm một chút kiên trì chắc chắn bạn sẽ thành công. Baba vốn là loài bò sát…

    Xem chi tiết»

  • Sản phẩm keo bẫy chim nổi bật tại Hồ Chí Minh Nếu bạn là một thợ bẫy chim ắt hẳn bạn đã biết tới 2 loại keo bẫy chim. Đó là keo bẫy chim tự nhiên và keo bẫy chim công nghiệp. Tại Hồ Chí Minh cũng vậy. Những bác thợ bẫy chim tìm…

    Xem chi tiết»

  • Sản phẩm keo bẫy chim nổi bật tại An Giang Nếu bạn là một thợ bẫy chim ắt hẳn bạn đã biết tới 2 loại keo bẫy chim được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Đó là keo bẫy chim tự nhiên và keo bẫy chim công nghiệp. Tại…

    Xem chi tiết»

  • Sản phẩm keo bẫy chim nổi bật tại Hải Phòng Hải Phòng là một thị trường rất năng động. Người Hải Phòng luôn tìm kiếm cho mình những sản phẩm tốt nhất giá cả hợp lý nhất để dung. Tại đây những người thợ bẫy chim thường chọn cho mình…

    Xem chi tiết»

Rắn cung cấp nhiều bộ phận làm thuốc: thịt, mật, nọc, xác lột. Đông y thường dùng thịt, mật, xác lột. Tây y chỉ dùng nọc.

Thịt rắn: Thịt rắn bổ, chữa thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, tê liệt méo miệng, co giật, chữa nhọt độc…

Mật rắn [xà đởm]: Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi…

Xác rắn [xà thoái]: Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…

Nọc rắn độc [nazatox]: Lưu ý nọc rắn rất độc có thể gây chết người vì vậy cần cẩn trọng.

Cách chế rượu rắn:

Để ngâm rượu thường chia thành bộ 3 con hoặc bộ 5 con; bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo; bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ. Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi [hoặc để cả con cũng được], rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch, chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ 15 ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml, phụ nữ có thai không dùng.

Có thể chế rượu rắn với các vị thuốc: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện 100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g, kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g, rượu 40o vừa đủ 10 lít.

DS. Bùi Ngọc Thanh


Dùng rắn gì để ngâm? Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia.

Những trường hợp nào không nên dùng rượu rắn? Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu [bệnh đường tiêu hoá, tăng huyết áp...] và không uống được rượu nặng [40 độ]. Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư [huyết hư sinh phong]. Về thịt rắn có sách khuyên người tiêu hoá không tốt không nên dùng...

Bộ rắn nào hay được dùng nhất? Đó là phải có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa.

Ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn,  trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chặt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.

Lấy phần nào của rắn để ngâm? Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ khúc 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi [tất nhiên khi lấy dài hơn 10cm] vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.

Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:

- Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.

Rượu rắn cần ngâm đúng cách.

- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược [Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ...] vì Đông y quan niệm "Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt". Một số cơ sở muốn "tinh giản" công thức để hiện đại hoá rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.

Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì [vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện...].

Dùng rượu nào để ngâm? Tốt nhất là "rượu trắng quốc doanh" như cồn dược dụng. Nếu dùng "quốc lủi" thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, furfurol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác [tắc kè, nhung, hải mã...] phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bởi độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.

Ngâm chung hay riêng? Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.

Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được? Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày [100 ngày - bách nhật] bằng cách hạ thổ thì mới tốt.

Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.


BS. Phó Đức Thuần

Video liên quan

Chủ Đề