Cách sử dụng công tắc hành trình

Công tắc hành trình là gì cũng là một trong từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất về chuyên ngành tự động hóa hiện nay. Vậy cụ thể thì thiết bị này có cách lắp đặt như thế nào? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cũng theo dõi!

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình

Công tắc hành trình cũng có chức năng như các loại công tắc thông thường sử dụng để giới hạn về một hành trình của một bộ phận hay 1 cơ cấu hoặc 1 hệ thống chuyển động. Nó cũng có vai trò đóng mở nhưng có thêm 1 cái cần gạt để giới hạn hoặc điều khiển thiết bị điện để thay đổi trạng thái.

Và trạng thái của công tắc sẽ không duy trì khi mà không còn tác động lên chúng nữa. So với những loại công tắc bình thường khác thì chúng sẽ vẫn tiếp tục duy trì trạng thái đến khi chịu thêm 1 lần tác động nữa.

Thiết bị này có thể sử dụng để ngắt mạch tại các đường lưới điện hạ áp. Vì khi công tắc tác động vào sẽ làm thiết bị đó ngừng hỏa động ngay tại vị trí tắt hay là cấp điện cho 1 thiết bị khác.

Cấu tạo của công tắc hành trình

  • Bộ truyền động: Đây là 1 bộ phận cần gạt bên nằm ngoài công tắc. Nó được gắn ngay trên đầu của thiết bị với vai trò nhận tác động từ bộ phận chuyển động để kích hoạt công tắc.
  • Phần thân: Phần nào sẽ bao gồm các linh kiện trên trong lớp nhựa, giúp bảo vệ mạch điện khỏi những tác động từ vật lý.
  • Chân kết nối: Đây cũng là chứa các đầu vít để kết nối với các tiếp điểm cùng hệ thống dây điện.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Nguyên lý làm việc của thiết bị này cũng khá đơn giản. Khi mà muốn đóng mở mạch điện người dùng chỉ cần tương tác với relay và bộ điều khiển. Khi tác động lên relay sẽ khiến thông tin truyền về bộ điều khiển. Sau đó tín hiệu đóng mạch sẽ tự phản hồi lại.

Cụ thể là trong điều kiện bình thường, tiếp điểm giữa COM và NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có một lực tác động lên thì tiếp điểm giữa 2 chân sẽ bị hở và sẽ chuyển sang chân COM và NO. Tiếp đến sẽ kích hoạt trạng thái làm việc và điều khiển các tín hiệu ngõ từ thiết bị.

Cấu tạo nguyên lý hoạt đông công tắc hành trình . Nguồn : Tham khảo

Phân loại công tắc hành trình

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc hành trình khác nhau. Nhưng nổi bật và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là các loại công tắc sau đây:

Công tắc dạng bánh gạt

Công tắc này sẽ có bộ phận chuyển động bằng bánh xe với phần thân được làm từ nhựa. Thêm vào đó, thiết bị này còn có khả năng chống bụi, chống nước đạt tiêu chuẩn IP67, có nhiệt độ làm việc tối đa 70°C và điện áp không quá 500VAC. 

Kiểu tác động của công tác này chính là tác động 2 chiều với cặp tiếp điểm NO và NC. Công tắc cũng thường được lắp đặt thêm 1 cầu chì để bảo vệ mạch kết nối được an toàn.

Công tắc dạng thân kim loại

Công tắc này cũng có bộ phận bánh gạt giống như công tắc hành trình dạng bánh gạt. Tuy nhiên, bộ phần truyền động của thiết bị này có khả năng tăng giảm kích thước, nên có thể ứng dụng được nhiều cơ cấu tác động khác nhau.

Công tắc có khả năng hoạt động trong mức điện áp lên đến 500VAC với dòng điện 24VDC và nhiệt độ làm việc dưới 70°C. Và cặp tiếp điện NO và NC hoạt động theo kiểu tác động nha khi dùng lỗ nối dây PG 13.5.

Công tắc lò xo

Công tắc này sẽ có 2 loại thân kim loại và nhựa khác nhau. Với phần thân nhựa có khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn IP65, còn thân kim loại thì đạt IP66. Nên có thể dùng được ngoài trời rất tốt. Tiếp điểm của thiết bị này là dạng tác động nhanh với cable gland PG 13.5.

Điểm khác biết của thiết bị này so với những loại khác là có thêm phần lò xo có chức năng nhận tác động từ bộ chuyển động.

Công tắc dạng tác động kéo

Loại này sẽ thay thế tay gạt thành 1 vòng kim loại được dùng trong các hệ thống khấn hay dùng trong cửa kéo. Phần thân làm từ chất liệu kim loại có khả năng chống nước đạt chuẩn IP65 với tác động nhanh vào 2 tiếp điểm NO và NC.

Mức điện áp sử dụng tối đa là 500VAC trên dòng điện 10A với chu kỳ hoạt động lên đến 3600 lần/h. Và nó cũng sẽ có 2 loại có nút reset và không có.

Ưu nhược điểm của công tắc hành trình

Mỗi một thiết bị luôn có những ưu và nhược điểm khác nhau và thiết bị công tắc hành trình này cũng thế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những điều đó dưới đây nhé!

Ưu điểm của công tắc hành trình

  • Có thể ứng dụng được hầu hết trong các lĩnh vực công nghiệp.
  • Đáp ứng tốt các môi trường làm việc đòi hỏi độ chính cực cao/
  • Có khả năng tiết kiệm điện tối đa.
  • Có thể dùng được cho nhiều tải cùng 1 lúc cũng được.

Nhược điểm của công tắc hành trình

  • Không đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cho các thiết bị có tốc độ truyền chậm.
  • Cần phải tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị truyền động.
  • Vì tiếp xúc trực tiếp nên các bộ phận cơ khí dễ bị mòn. Cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính an toàn và độ hiệu quả.

Cách lắp đặt công tắc hành trình tại nhà

Công tắc hành trình thường sẽ có 3 chân với 1 chân được nối trực tiếp vào nguồn điện gọi là COM. Còn các chân NC và NO sẽ có hoạt động chân kia đóng thì chân này mở. Theo như hoạt động thông thường thì NO là dạng chân mở còn NC là chân đóng. 

Khi NC tiếp xúc trực tiếp với tiếp điểm động sẽ khiến cho dòng điện đi qua mạch rồi đi vào thiết bị cần cấp điện. Và để có thể lắp đặt chính xác, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây.

Lắp đặt công tắc hành trình.
Tham khảo: Youtube

Gắn công tắc

  • Trước hết cần phải đặt công tắc thử ở nơi thoáng đãng để dễ điều khiển, bảo trì và sửa chữa khi gặp lỗi.
  • Tiếp đến dùng khoan để khoan các lỗ trên giá đỡ phù hợp với ốc vít, công tắc trong các góc.
  • Dùng tua vít gắn chặt công tắc hành trình trên giá đỡ.

Đấu dây điện

  • Tiếp theo sẽ đấu phần dây nguồn vào trong nguồn điện.
  • Chân COM sẽ được nối trực tiếp với dây nguồn.
  • Chân NO sẽ được nối với dây dẫn đi vào trong thiết bị. Bạn cũng có thể dùng chân NO và NC cho cả 2 thiết bị để khi đóng thiết bị này có thể bật luôn thiết bị kia. Và sử dụng ốc vít để cố định lại.

Đảo chiều quay động cơ 

Theo nguyên tắc lắp đặt của mạch thuận – nghịch thì khi bấm vào công tắc hành trình mạch sẽ liền lại. Từ đó động cơ sẽ chạy và là cửa kéo xuống cho đến khi cánh cửa va vào công tắc thì chúng sẽ tự động ngừng hoặc mk có thể ấn ngừng. Kéo lên cũng thế nên bạn không cần phải cải nút bấm mà hãy để cho nó tự động.

Từ khóa : Cách đấu công tắc hành trình ,công tắc hành trình [limit switch] ,Bản vẽ công tắc hành trình, Công tắc hành trình cửa công, Mạch đảo chiều dùng công tắc hành trình ,công tắc hành trình me-8108 ,Công tắc hành trình nhấn nhà ,Lập trình công tắc hành trình

Trên đây là toàn bộ thông tin về công tắc hành trình là gì mà chúng tôi vanphukien.com muốn gửi tới tất cả độc giả. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích để có thể tự mình lắp đặt công tắc hành trình tại nhà dễ dàng.

Công tắc hành trình là một thiết bị điện được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Ngày nay những ứng dụng của nó vào trong công việc và cuộc sống ngày càng nhiều. Vậy công tắc hành trình là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các kiến thức về công tắc hành trình nhé!

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình cũng tương tự như công tắc thường. Tuy nhiên chúng được trang bị thêm 1 cần gạt để giới hạn hành trình đi hoặc dùng để điều khiển một loại thiết bị điện nào khác. Ví dụ như khi tác động vào công tắc hành trình thì thiết bị sẽ dừng ngay tại vị trí đó hoặc cấp điện cho một loại thiết bị khác.

Cấu tạo công tắc hành trình

Cấu tạo công tắc hành trình

Công tắc hành trình gồm các bộ phận chính như:

  • 1 cò đá [hay cần gạt] ở bên ngoài, ở bên trong sẽ có 3 chân và 1 Relay đóng ngắt.
  • Chân trái: Cấp nguồn.
  • Chân giữa: Thường đóng và sẽ mở khi nhấn nút.
  • Chân phải: Thường mở và sẽ đóng khi nhấn nút.

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình dùng để đóng mở mạch điện ở trong lưới điện. Nếu đối với các loại công tắc thường, ta ấn nút bằng tay nhưng đối với công tắc hành trình sẽ được tương tác với 1 bộ điều khiển và Reley. Reley này sẽ chuyển thông tin về bộ điều khiển. Sau đó thì tín hiệu đóng ngắt mạch điện sẽ tự động phản hồi lại.

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình là gì?

Quan sát ở hình trên, chúng ta có thể thấy cấu tạo của công tắc hành trình vô cùng đơn giản. Bao gồm có: Cần tác động, chân COM, chân thường đóng [NC] và chân thường hở [NO]. Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình là: Ở điều kiện bình thường, tiếp điểm giữa chân COM và chân NC được đấu với nhau. Khi có lực tác động lên cần tác động, tiếp điểm giữa chân COM + chân NC sẽ chuyển sang trạng thái hở và chuyển qua chân COM + chân NO.

Công tắc hành trình là một thiết bị giúp chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Với mục đích là để phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

Công tắc hành trình là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện ở lưới điện hạ áp. Nó có tác động tương tự như nút ấn, chỉ khác là nếu đối với nút ấn thì phải ấn bằng tay thì công tắc hành trình chỉ cần động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, từ đó quá trình chuyển động cơ khí sẽ thành tín hiệu điện.

Ưu nhược điểm công tắc hành trình là gì?

Ưu điểm của công tắc hành trình

  • Có thể sử dụng ở trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp.
  • Đáp ứng tốt các điều kiện đòi hỏi độ chính xác cao và có tính lặp lại.
  • Tiêu thụ năng lượng điện ít.
  • Có thể điều khiển nhiều tải cùng lúc.

Nhược điểm của công tắc hành trình

  • Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động thấp.
  • Phải tiếp xúc trực tiếp với loại thiết bị.
  • Do phải tiếp xúc với loại thiết bị nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn.

Có mấy loại công tắc hành trình?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất công tắc hành trình. Nên vì thế mà công tắc hành trình có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên nếu phân loại theo cấu tạo vật lý của nó thì sẽ bao gồm 3 loại chính là: Công tắc hành trình kiểu nút nhấn, kiểu tế vi và kiểu đòn.

Kiểu nút nhấn

Kiểu nút ấn bao gồm 1 nút nhấn ở trên đầu công tắc. Đối với vỏ và đầu được làm từ kim loại có khả năng chịu được các tác động vật lý ví dụ như va đập lớn. Như thông thường thì công tắc hành trình kiểu nút nhấn vẫn có 3 chân. Ta gọi các chân này là các tiếp điểm. Có 2 loại tiếp điểm là:

  • Tiếp điểm động: Là các tiếp điểm sẽ được nối liền với trục và nút nhấn. 
  • Tiếp điểm tĩnh: Nằm ở 3 chân và giữ nguyên một vị trí không hề có sự thay đổi.

Khi ta nhấn nút thì tiếp điểm động gắn với nút sẽ sụt dần từ chân này xuống chân kia làm đóng ngắt các mạch điện đi tới thiết bị. Cứ như vậy, các thiết bị sẽ dừng hoặc hoạt động ngay khi ta nhấn nút. Loại này dùng cho các hành trình có độ dài khoảng 10mm.

Kiểu tế vi

Loại này thường được dùng cho các trường hợp cần độ chính xác hành trình cao từ 0,3mm – 0.7mm. Nó cũng bao gồm vỏ bọc bằng kim loại chịu được va đập, gồm 2 tiếp điểm tĩnh và 1 tiếp điểm động. Tiếp điểm động được gắn trên đầu của 1 lò xo lá. Khi bấm nút công tắc sẽ làm lò xo bị biến dạng và bật xuống dưới. Tiếp điểm động trên lò xo chạm vào tiếp điểm tĩnh thường đóng làm mạch điện kín, thiết bị điện hoạt động.

Khi buông công tắc ra, lò xo lá nhờ vào tính đàn hồi nên sẽ trở về vị trí ban đầu. Tiếp điểm động được gắn trên đầu lò xo nhờ đó mà cũng sẽ trở về vị trí ban đầu dẫn đến mạch hở, thiết bị điện sẽ dừng ngay tại điểm hành trình.

Kiểu đòn

Loại công tắc hành trình này được dùng phổ biến cho các loại hành trình dài và cần chuyển đổi. Cấu tạo của nó cũng phức tạp hơn so với 2 loại trên. Công tắc hành trình kiểu đòn bao gồm các bộ phận:

  • Con lăn
  • Đòn
  • Then khóa
  • Tiếp điểm tĩnh
  • Tiếp điểm động
  • Đĩa quay
  • Lò xo.

Khi có lực tác động vào con lăn được gắn trên 1 cần lòi ra ngoài vỏ thì đòn sẽ quay và lò xo sẽ làm bộ phận đĩa quay. Tiếp điểm động là các tiếp điểm được gắn với 1 trục bên trong kết nối với đĩa quay. Còn tiếp điểm tĩnh được gắn với võ cách điện và kết nối với dây dẫn ra thiết bị bên ngoài.

Cách tự lắp đặt công tắc hành trình ở nhà

Như các bạn đã biết, công tắc hành trình thường có 3 chân. 1 chân sẽ được nối vào nguồn điện còn được gọi là chân COM. Còn 2 chân là NO và NC còn lại thì cứ chân này đóng thì chân kia mở. Thông thường, chân NO là chân mở còn NC  là chân đóng. Chân NC tiếp xúc với tiếp điểm động giúp cho dòng điện chạy qua mạch và đi vào thiết bị cần cấp nguồn điện. Để lắp đặt công tắc hành trình, bạn nên làm theo các bước như dưới đây:

Gắn công tắc

  • Đầu tiên, bạn đặt thử công tắc ở 1 chỗ thoáng. Điều đó để có thể dễ dàng cho việc sửa chửa, bảo trì và điều khiển cần gạt.
  • Dùng máy khoan tay, sau đó khoan các lỗ trên giá đỡ theo các góc phù hợp với công tắc và ốc vít.
  • Đặt công tắc hành trình lên giá đỡ và dùng 1 cái tua vít để vặn cố định. Lưu ý: Tránh dùng khoan để vặn vì như thế sẽ dễ bị cháy các gai, khi hư hỏng không thể tháo ra được.

Đấu dây

  • Đấu dây nguồn vào nguồn điện thông thường.
  • Chân COM sẽ được nối với dây nguồn.
  • Còn lại 2 chân là NO và NC. Thông thường thì dây dẫn đi vào thiết bị sẽ được vối với chân NO nhưng tùy vào cơ chế điều khiển, bạn có thể dùng chân NO và NC cho 2 thiết bị luôn để khi đóng thiết bị này thì bật thiết bị kia. Bạn nên nhớ dùng 1 con vít để cố định nhé!

Đảo chiều quay động cơ bằng công tắc hành trình

Nguyên tắc đấu nối: Áp dụng theo nguyên tắc của mạch thuận – nghịch.

Sơ đồ mạch thuận – nghịch có công tắc hành trình

Khi nhấn vào công tắc thì mạch sẽ liền, động cơ chạy sẽ làm cửa kéo xuống cho tới khi cánh cửa tự đá vào công tắc thì nó sẽ tự ngưng hoặc ta có thể nhấn ngưng. Kéo lên cũng vậy, bạn không cần phải mất công cài nút nhấn mà để nó tự động.

Ứng dụng của công tắc hành trình

Cửa cuốn

Cửa cuốn được sử dụng với chức năng chính là để chống trộm. Hiện nay những chiếc cửa cuốn thường được lắp đặt trong nhà hoặc xí nghiệp. Cửa cuốn tự động bao gồm 1 tấm nhôm cuốn được cuốn vào 1 trục. Trục này được gắn với ổ trục và được nối với 1 motor Servo. Chân của công tắc hành trình được nối với motor của cửa. Cửa kéo lên thì motor sẽ quay cùng chiều. Còn cửa kéo xuống thì quay ngược chiều nhờ 2 công tắc hành trình được gắn vào 1 Reley.

Công tắc hành trình được gắn vào hệ thống truyền động của cửa cuốn

Băng tải

Công tắc hành trình thường được gắn vào băng tải trong chế độ điều khiển băng tải bằng tay. Khi xếp hàng lên băng thì chúng ta cần băng tải dừng lại đúng chỗ. Thực ra việc này chúng ta hoàn toàn có thể dùng bộ điều khiển servo. Nhưng thường thì ta sẽ dùng song song 2 loại này vì công tắc hành trình giúp đảo chiều quay của motor bên trong, từ đó làm đảo chiều chạy của băng tải. Khi có sự cố cần cho băng chạy ngược lại cũng dễ dàng cho việc bảo hành và sửa chữa chỉ với 1 công tắc hành trình.

Pa lăng

Cũng tương tự như cửa kéo tuy nhiên Pa lăng là hệ thống xích được nối với 1 ròng rọc. Đầu của xích có gắn 1 móc sắt giúp kéo hoặc nâng hạ đồ vật, hàng hóa lên/xuống. Đầu còn lại là một cuộn xích được nối với 1 trục xoay. Trục này có thể được gắn với cần xoay bằng tay hoặc với 1 motor có sức kéo lớn. Để nâng, hạ đồ vật, hàng hóa thì motor này cần được trang bị các công tắc hành trình theo mạch thuận – nghịch như mình đã giới thiệu ở bên trên để đồ vật, hàng hóa có thể dừng đúng lúc, đưa móc sắt lên cao hoặc hạ xuống 1 cách dễ dàng và nhanh chóng.

Pa Lăng dùng để nâng hạ hàng hóa có trang bị công tắc hành trình

Xe nâng

Trong xe nâng thường được trang bị sẵn công tắc hành trình kiểu đòn. Chúng thường được gắn bên trong khoang lái. Các cần gạt trên xe nâng mà bạn thường thấy, cũng dùng với mục đích là nhằm nâng hạ đồ vật [thông thường là các loại hàng hóa nặng]. Phía trước xe nâng có gắn 1 động cơ để đưa trục nâng lên hoặc hạ xuống, kết nối trực tiếp với 2 công tắc hành trình để đưa vào khoang lái.

Cẩu trục

Cách hoạt động của công tắc hành trình ở trên cẩu trục cũng sẽ tương tự như trên băng tải hay trên pa lăng. Người điều khiển cẩu trục thường dùng các loại nút bấm để điều khiển hàng hóa. Thông thường đối với cẩu trục hạng nhẹ, không cần độ chính xác quá cao thì người ta sẽ dùng công tắc hành trình. Điều đó sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư so với dùng các loại AC hay cảm biến.

Các hãng sản xuất công tắc hành trình uy tín

Công tắc hành trình Omron

  • Có mặt trên thị trường sớm, phổ biến trong ngành công nghiệp.
  • Có nhiều loại công tắc hành trình với kích thước, cơ cấu tác động khác nhau, giúp đa dạng cho việc lựa chọn.
  • Độ an toàn và độ bền, tuổi thọ của công tắc hành trình loại này cao.
Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Hanyoung

  • Giá thành của loại công tắc hành trình này tương đối rẻ.
  • Độ bền của công tắc tương đối tốt.
  • Tuy nhiên một nhược điểm là hơi ít mẫu mã và thị trường tiêu thụ nhỏ.
Công tắc hành trình Hanyoung

Trên đây là toàn bộ thông tin về công tắc hành trình là gì mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Đồng thời giúp bạn biết cách tự lắp đặt công tắc hành trình ở nhà. 

Video liên quan

Chủ Đề