Cách sử dụng máy trắc đạc

Đối với bất cứ một loại thiết bị nào cũng đều có một quy trình các bước làm việc để đảm bảo rằng các kết quả đo đạc với máy toàn đạc điện tử luôn có độ chính xác và độ tin cậy cao nhất chính vì vậy khi tiếp cận với những công nghệ đo đạc này bạn cần làm theo đúng những quy trình để tránh sai sót trong quá trình đo đạc

Bước 1: Tiến hành cân bằng máy toàn đạc điện tử

Là quá trình bạn giúp cho mặt bằng đế máy song song với mặt phẳng chân máy để bọt nước trên máy đo toàn đạc được cân bằng qua cách dùng những ốc trên đế và núm vặn khóa trên chân máy

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau để biết được quy trình thao tác

Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ

//tracdiapro.com/huong-dan-su-dung-may-kinh-vi/

Bước 2: Cài đặt trạm máy

Trường hợp 1: Nếu bạn định tâm máy trùng tâm mốc thì bạn sẽ khai báo thông tin tọa độ điểm đặt máy và điểm định hướng [Phương pháp tọa độ cực]

Trường hợp 2: Nếu bạn dùng phương pháp giao hội nghịch thì bạn sẽ không cần công tác định tâm máy thì bạn chỉ cần đặt máy sao cho máy của mình sẽ nhìn về 2 điểm gốc sẽ tương đối cân. Bài viết tham khảo: //tracdiapro.com/giao-hoi-tren-may-nikon/

Bước 3: Đo đạc chi tiết

Là quá trình đo đạc để bạn có thể thể hiện vị trí các điểm trên bản vẽ của mình một cách chuẩn xác và cũng là để bạn có thể dùng dữ liệu này để tính toán khối lượng đào đắp một cách chuẩn xác nhất. Bài viết tham khảo: //tracdiapro.com/huong-dan-do-chi-tiet-may-toan-dac-dien-tu-nikon/

Bước 4: Tiến hành trút số liệu

Sau khi đo đạc khảo sát xong bạn sẽ tiến hành trút dữ liệu ra máy tính hoặc trút dữ liệu tim trục vào trong máy toàn đạc điện tử. Bài viết tham khảo: //tracdiapro.com/huong-dan-trut-so-lieu-may-toan-dac/

Bước 5: Đưa điểm ra ngoài thực địa

Là quá trình ngược lại của bài toán đo đạc chi tiết tức là bạn đang có tọa độ của các vị trí tim trục và cần biết nó đang ở vị trí nào trên thực địa để bạn có thể ép cọc ngoài thực địa

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau:

Bố trí điểm ra thực địa

//tracdiapro.com/bo-tri-diem-ra-thuc-dia/

Bố trí điểm ra thực địa bằng máy toàn đạc Nikon

//tracdiapro.com/bo-tri-diem-ra-thuc-dia-bang-may-toan-dac-nikon/

Ngoài ra bạn có thể đăng ký khóa học sử dụng máy toàn đạc điện tử một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Chúng tôi mang tới cho bạn những bài học sử dụng máy toàn đạc điện tử thực tiễn nhất ứng dụng những ứng dụng của của máy đo toàn đạc điện tử vào các trường hợp thực tế nhất

Trên đây là toàn bộ quá trình các bước sử dụng máy toàn đạc để bạn có thể hiểu được nguyên lý của các thiết bị ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác đo đạc thực tiễn của bạn. Bạn cứ làm theo đúng các quy trình ở trên sẽ có được số liệu một cách chuẩn xác nhất

11/07/2017 - Lượt xem: 752

Máy toàn đạc điện tử sở hữu thiết kế chắc chắn, tính năng tiện ích đa dạng, rất dễ sử dụng mang đến những tiện ích thiết thực cho công tác đo đạc trắc địa.

 Máy toàn đạc điện tử là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa, tuy nhiên để sử dụng máy toàn đạc điện tử đúng cách, chính xác bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

1. Nắm bắt chức năng các phím của máy toàn đạc điện tử.

Máy toàn đạc điện tử có các phím chức năng:

    INPUT: nhập liệu.     DIST: đo khoảng cách.     ALL: vừa đo khoảng cách vừa lưu vào bộ nhớ của máy.     IR/RL: chọn chế độ đo có gương hoặc chế độ đo không gương.     REC: lưu điểm vào bộ nhớ.     EDM: cài đặt EDM.     STATION: nhập toạ độ điểm đứng máy.     SET Hz: đưa góc ngang về 0°00’00” hay nhập vào một góc bất kỳ.     COMP: bù trục nghiêng.     SECBEEP: báo hiệu góc ¼.     ESC: thoát, hủy bỏlệnh, trở về màn hình trước.     ENTER: chấp nhận lệnh.     PAGE: thay đổi trang màn hình.     USER: phím người sử dụng.     FNC: những hàm chức năng.     MENU: menu chính.

    F1; F2; F3; F4: các phím nón

2. Tư vấn cách cài đặt máy toàn đạc điện tử.

Sau khi nắm bắt được chức năng các phím, bạn sẽ tiến hành cài đặt máy toàn đạc điện tử theo hướng dẫn sau đây:

Màn hình 1.4:

    Contrast: độ tương phản của màn hình [độ sáng tối].     Trigger key: phím đo bên hông. Chọn 1 trong 3 chức năng. All: đo và lưu dữ liệu. Dist: đo khoảng cách. Off: tắt phím Trigger key.     User key: phím chọn lựa nhanh     Tilt Correction: độ bù trục nghiêng.     Hz Collimation: hiệu chỉnh góc ngang.     Reticle III umin: chiếu sáng dây chữ thập.

    Display Heater: sưởi ấm màn hình.

 Màn hình 2.4:

    Sector beep: báo hiệu góc ¼.     Beep: tiếng bíp.     V-setting: chọn chế độ đo góc đứng.     Hz Incrementation: chọn góc ngang cho máy.     Language: ngôn ngữ mặc định tiếng Anh.

    Char. Input: chọn bàn phím nhập liệu

 Màn hình 3/4:

    Angle unit: đơn vị đo góc.     Min. Reading: góc nhảy trên màn hình.     Dist. Unit: đơn vị chiều dài.     Dist. Digit: độ chính xác chiều dài.     Temp. Unit: nhiệt độ.     Press. Unit: áp suất.

    Auto – off: tự động tắt nguồn.

 Màn hình 4/4:

    Data out put: đưa dữ liệu ra ngoài.
    GIS – Format: dữ liệu GIS.

Chủ Đề