Cách sử dụng xương bánh chè hổ

TÁC DỤNG HỔ CỐT

Tên Việt Nam:
Hổ cốt

Vị thuốc hổ cốt còn gọi Xương  cọp,Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt [Trửu Hậu], Ư thỏ cốt [Tả Truyện], Ô trạch [Hán Thư], Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, [Bản Thảo Cương Mục], Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt  [Hoà Hán Dược Khảo], Hổ hĩnh cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc [Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển].

Tác dụng: Khu phong, hoạt lạc, đồng thời có tác dụng mạnh gân cốt, trị bại liệt.

Chủ trị: Trị phong thấp, nhức mỏi xương lâu ngày, gân cốt yếu.

Kiêng kỵ: Người huyết hư hỏa thịnh cấm dùng.

Phần dùng làm thuốc:

1- Toàn bộ xương Cọp đều có thể dùng làm thuốc được, xương chân gọi là ‘Hổ hỉnh cốt’, xương đùi gọi là ‘Hổ thối’, xương sọ gọi là ‘Hổ đầu’, xương cột sống được gọi là ‘Hổ tích’, xương sườn gọi là ‘Hổ lặc’...nhưng tốt nhất là xương 2 ống chân trước [humerus], vì khí lực toàn thân con Cọp là chú trọng bởi hai chân trước của nó.

2- Xương Cọp nấu thành cao gọi là Cao hổ cốt [Xem: Hổ cốt cao].

Mô tả dược liệu: Xương Hổ có phân biệt Xương đầu, xương cổ, xương mình, [gồm xương sống, xương sườn, xương cùng cụt] và xương tứ chi, lấy xương tứ chi và xương đầu là tốt nhất, mà trong xương tứ chi thì xương chi trước là tốt nhất, xương lòng bàn chân và kế đó là xương chi sau, xương đầu gối của Hổ thường bán từng cặp, rất quí, thường người ta cho rằng xương hổ lớn [trên 5kg] và Hổ đực tốt hơn xương Hổ con và Hổ cái. Ví dụ như trong một bộ xương hổ nặng 6kg thì xương đầu nặng 1kg chiếm hết 15% toàn bột trọng lượng cả bộ xương. Xương 4 chân nặng, 3,390kg chiếm 52%. Xương sống kể cả xương cổ nặng 0,900kg chiếm 14%. Xương dườn 13 đôi nặng 0,335kg chiếm 5,5% [không kể xương ức]. Xương chậu nặng 0,355kg [cả hai mảnh] chiếm 55%. Xương bả vai nặng 0,260kg chiếm 4% xương cùng cụt nặng 0,146kg chiếm 2,2% hai xương bánh chè nặng 0,030kg chiếm 0,45%. Sắc xương khô cả hổ đã chết màu vàng trắng, ít dầu chất lượng kém nhất, không dùng vào thuốc. Xương Hổ lấy màu vàng ngà, to, tươi, chất nặng, ít da thịt là loại tốt. Xương Hổ do trúng tên độc mà chết có màu xanh trong tủy xương có thể chứa chất độc, không dùng vào thuốc. Xương tứ chi của Hổ thô khỏe, các khớp phình lớn, rất phát triển, mặt ngoài màu ngà, phẳng trơn láng nhuận, chất mịn, cứng nặng, mặt cắt ngang của xương thấp tủy chứa chất béo, loại tươi chứa chất béo rất nhiều, loại cất dấu tương đối lâu thì [dầu chất béo] tương đối khô, thể hiện chất tủy dạng xơ mướp, có ít chất mỡ, rất thơm mãnh liệt, không có mùi tanh hôi.

 Xưa nay trong hàng bán Hổ cốt thường hay xen lẫn xương Beo [Báo cốt], khó phân biệt, cũng đã từng có xen hàng giả bằng xương Gấu [Hùng cốt], xương Heo rừng [Dã trư cốt]. Do đó việc phân biệt Hổ cốt rất quan trọng, có một số điểm khác biệt của cần lưu ý:

- Phân biệt giữa xương Hổ và xương Beo:

- Cả bộ xương: Cả bộ xương Hổ thô khỏe hơn so với xương Beo, sắc xương màu vàng ngà, xương đầu to mà tròn. Răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’.

- Xương chày [Hỉnh cốt] có “phong nhãn” [lỗ thông gió] có nơi gọi là ‘Phụng nhãn’ [Mắt phụng], hơi vặn ở khuỷu, xương phụ, thô khỏe, khớp rất phát triển, chi trước có 5 ngón, chi sau có 4 ngón, lông da phần mu bàn chân trước và sau màu vàng nhạt tới vàng cam, không lấm tấm mà hơi có vằn sọc ngang màu đen nâu, xương đuôi tương đối thô, và ngắn hơn.

- Cả bộ xương Beo: Ngắn nhỏ gầy hơn so với xương Hổ, sắc xương trắng xanh, xương đầu nhỏ mà dài, xương chày Beo tuy cũng có ‘phụng nhãn’ xương phụ [bang cốt], nhưng tương đối nhỏ mà dài hơn, khớp không phát triển bằng xương Hổ, lông da mu bàn chân màu vàng cam đến màu đỏ cam, có lấm tấm những chấm tròn màu đen, xương đuôi nhỏ mà dài, thể tích xương đuôi Hổ lớn hơn.

- Mặt cắt ngang của xương: Hổ hỉnh cốt [xương chày Hổ] sau khi cưa ra chứa chất nhầy tương đối nhiều hơn, loại còn tươi mà đặt nghiêng xương, chất mỡ có thể giọt xuống, dù đã cất dấu lâu ngày, chất dầu cũng không dễ gì khô, khí vị chất dầu thơm hơn, xương chày Beo chứa chất dầu không nhiều bằng xương Hổ.

- Phân biệt giữa xương Gấu và xương Hổ:

Xương chày của Gấu không có ‘phụng nhãn’ và ‘bang cốt’ [xương phụ] nhỏ mà dài hơnm khớp không phát triển bằng Hổ và Beo. Xương màu vàng ngà nhưng chất nhẹ, để lâu gõ vào nghe tiếng rỗng trong, bên trong không có dầu mỡ.

Bào chế: Nạo sạch gân thịt còn sót lại trên xương, cưa thành từng khúc dài khoảng 3,5cm. Rán thơm bằng dầu mè hoặc chích bằng cách sao với cát rồi thừa lúc đang còn nóng bỏ vào dấm tôi qua để dùng. Cũng có thể nấu cao chế thành Cao Hổ cốt, hoặc ngâm rượu dùng [Xem: Hổ cốt giao].

Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu, nấu cao hoặc tán bột dùng trong thuốc hoàn tán.

Nhắc đến Hổ, người ta nghĩ ngay đến cao Hổ cốt - một được liệu cực quý mà từ ngày xưa các bậc vua chúa đã sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe của mình. Vậy, cao Hổ cốt có thật sự làm nên điều kỳ diệu như người ta thường đồn thổi hay không? Hổ – tên khoa học Panthera tigris L. Họ mèo [Felidae] – có tên trong Danh sách những loài thú quý được bảo vệ nghiêm ngặt bởi số lượng Hổ trong tự nhiên ngày càng ít đi... Theo tạp chí National Geographic Magazine thì Hổ được liệt vào loài dã thú đang lâm vào họa diệt chủng mặc dù đã có nhiều chương trình nhân giống và nuôi dưỡng...  Cao Hổ cốt nằm trong số những “món độc” mà người ta coi là “đại bổ” hoặc có tác dụng đặc biệt, như: Vi kỳ [vây] cá mập - mạnh gân cốt; Mật gấu trị bầm dập; Tổ yến ăn bổ phổi; Hải sâm ăn bổ âm, bổ dương; Thận hay dái dê, pín hải cẩu ăn cường dương, v.v… 1.Tác dụng của cao hổ cốt Về dược tính thì xương Hổ có vị chua, tính hơi ấm và không độc trong khi thịt Hổ cũng có vị chua, nhưng tính lại bình. Xương Hổ có năng lực khu phong [trục gió, trấn thống [trừ đau nhức], kiện cốt [mạnh xương] và trấn kinh [bình thần kinh], làm lành các vết thương lâu lành hay lở loét nặng, trị chứng phong thấp, bắp thịt bị co rút. Ngoài ra, xương Hổ còn trị đau bụng, thương hàn, sốt rét, sợ nước, trị kiết kinh niên, sa hậu môn, trị hóc xương ở cuống hầu. Xương Hổ nấu nước tắm để trị sưng khớp vì phong thấp cho người lớn, còn hài nhi sơ sinh thì tắm ngừa được nhiễm trùng, làm kinh, ghẻ chốc, đau vặt chậm lớn, khóc vì kinh hãi do quỉ ma bắt. Còn nếu đem ngâm rượu thì đắp trị đau ở đầu gối. Xương Hổ nghiền bột để đắp phỏng hay những chỗ lở dưới móng chân cái [hoặc trị tê liệt theo Regnault]... Từ xưa, cao hổ cốt đã được coi là loại thuốc quý, đặc biệt cho những người bị phong thấp. Người ta đồn rằng nếu bị thấp khớp nặng, chỉ cần uống nửa lạng cao hổ cốt [tất nhiên phải là loại xịn] thì... dứt ngay. Còn nếu kiếm được miếng xương bánh chè hổ thì... trên cả tuyệt vời. Đang bị thấp khớp sưng vù cả đầu gối, lấy xương bánh chè hổ mài ra, uống xong, chỉ hai giờ sau là... dịu dàng hẳn. Theo đông y, xương hổ được coi là dược liệu hạng nhất trong các loại xương dùng làm thuốc. Hổ cốt [os tigris] là toàn bộ xương của con hổ, bao gồm xương đầu, xương sống và xương chân. Tuy nhiên xương ống chân [hổ hĩnh] mới là phần quí nhất. Giải thích tại sao xương ống chân [nhất là chân trước] lại quí như vậy, các nhà dược học xưa cho rằng con hổ khi chết vẫn đứng chứ không khụy chân xuống, và quí là ở chỗ này… 2.Bộ phận dùng, Cách cao hổ cốt:  Để nấu được nồi cao hổ cốt thì trước hết là phải có bộ xương hổ và phải là bộ xương hổ đầy đủ, không được thiếu mảnh xương nào và cũng không được lẫn các loại xương khác. Xương hổ quý nhất là xương chân trước [hay còn gọi là xương tay] rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương tay hổ hơi vặn khuỷu và phía trên xương bả vai có lỗ “thông thiên”, xương sườn cũng hơi bị vặn vỏ đỗ. Trong các loài vật thì chỉ có con hổ và báo là có lỗ “thông thiên” và cao báo cũng tốt không kém cao hổ cốt là mấy. Răng hàm hổ có hình chữ “tam sơn”, tuy nhiên đặc điểm này hơi khó nhận biết. Bộ xương hổ để nấu cao, tốt nhất là phải trên 10 kg, còn nếu được từ 15 kg trở lên thì tuyệt vời. Những người thợ săn có kinh nghiệm cho biết là con hổ nếu nặng 100 kg thì cho 10 kg xương khô. Xương hổ bị chết trong rừng lâu ngày có màu trắng đục và hay bị mủn, còn xương hổ săn bắn được thì có màu trắng ngà. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong cả bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất... một nửa. Nấu cao hổ cốt, tốt nhất là phải có... 5 bộ xương hổ và cứ 1 kg xương đã chế biến theo đúng quy chuẩn sẽ nấu được hơn 200 gr cao. Để cho cao hổ thêm uy lực và “dẫn” nhanh, người ta pha thêm xương sơn dương theo tỷ lệ 10 hổ 2 dương. Cũng vì vậy mà mới có câu "phi sơn dương bất thành hổ cốt”. Người ta cũng có thể cho thêm xương khỉ hoặc xương mèo đen, thậm chí bây giờ cho thêm cả mai rùa vàng... nhưng thật ra, những loại này chỉ làm cho nồi cao... thêm nhiều mà thôi.

Để khẳng định chính xác tính xác thực của 1 bộ xương hổ xác định thêm 18 đặc điểm khác về xương đầu, mắt phượng, đặc điểm đốt cổ I, cổ II, khớp thái dương hàm, hình thể và đặc điểm xương bánh chè, hình thể và đặc điểm của ổ chảo trên xương chậu, các khớp sống và đặc điểm của khớp sườn- sống. Thậm chí 1 bộ xương đúng về hình thể và tỷ lệ nhưng có thể đã bị chiết nước 1 rồi vì vậy cần dùng búa đinh đập mạnh 1 nhát vào xương cẳng chân trước nếu không gãy vỡ mới được. 

Nấu cao hổ cốt phải qua ba giai đoạn: Làm sạch xương; sao tẩm và nấu cô. Để làm sạch xương hổ, người ta có nhiều cách.  +Cách mà bà con miền núi hay làm từ ngày xửa ngày xưa là cho bộ xương vào rọ, đem ra suối... ngâm độ hai tháng, cho rữa hết thịt, gân bám ở xương rồi đem xương đó phơi ở chỗ râm trong khoảng vài ba tháng nữa, khi nào ngửi bộ xương không còn mùi nữa là được [cách này là đúng nhất, bộ xương có chất lượng tốt nhất +Theo kinh nghiệm tẩm sao xương hổ nấu cao của Viện Đông y và Xí nghiệp dược phẩm thì nay thống nhất tiến hành như sau: + Lấy rau cải đã giã nhỏ [100kg xương đùng 10kg lá rau cải và 5 lít nước] tẩm trộn vào xương để 1 ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô]. + Lấy lá trầu không đã giã nhỏ [100kg xương dùng 5kg lá trầu không và 3 lít nước] tẩm, trộn vào xương, ủ một ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô. + Lấy gừng đã giã nhỏ [100 kg xương, dùng 10kg gừng và 5 lít nước] tẩm ủ một đêm. Sáng hôm sau đem ra sấy ngay [không phải rửa] cho khô. + Lấy rượu 40o [l00 kg xương dùng 10 lít rượu] tẩm vào xương, để ráo. + Đem sao vàng với cát [đã rửa sạch]: nấu cao thì sao qua [không nên sao vàng]; làm hoàn tán thì mới phải sao vàng.  - Nấu và cô: nấu cao hổ cốt giống như nấu cao ban long là nấu ba nước, cô chung trực tiếp rồi cô cách thuỷ, đảo đều và kỹ, bọc giấy bóng v.v... 3.Thành phần chính của cao hổ Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao.  Về tác dụng của cao hổ cốt có thể tóm tắt như sau:  -Các trường hợp tổn thương não, teo não thoái hóa alzeimer, tổn thương thoái hóa hệ thần kinh trung ương thấp và trung ương cao.  -Chữa khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính, thoái hóa đốt cổ, đốt sống thắt lưng, đau thần kinh tọa.  -Chữa các chứng liệt nữa thân, liệt tủy, trẻ em bị não úng thủy, bại não, sau não viêm...  -Liệt dương và tăng cường dương sự.Viêm xương mạn tính loãng xương mạnh. -Kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch, tăng sức, giảm mệt mỏi. 4.Liều lượng và Cách dùng : Đàn ông từ 40 tuổi trở lên ,Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.  + Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ. + Ngâm rượu để uống [1 lạng cao trong 1 lít rượu] để càng lâu càng tốt. Thời gian ngâm ít nhất là 1 tháng.  Nhìn chung, phạm vi sử dụng của cao hổ cốt tương đối rộng rãi. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi… thì không được dùng. Những người bị tăng huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ.  Chú ý: Khi dùng cao hổ không nên ăn rau cải và uống nước chè. 5. Cách phân biệt cao thật, cao giả  + Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được.  Trong dân gian, có một số cách thử:  + Cao hổ thật thì khi cắm ngọn cỏ tươi trên mặt cao thì ngọn cỏ phải héo úa,. + Cao hổ thật khi chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc khi tiếp xúc, chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân. + Người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể… + Cao hổ cốt [thật] đem ngâm rượu, sẽ cho màu đục như nước vo gạo. Khi uống, có dư vị ngầy ngậy thoảng qua nơi cuống họng. Nếu là cao thật, nó thực sự có tác dụng tốt cho cơ thể con người. + Theo tín lý thuốc Á đông thì cao Hổ cốt thật được thử bằng cách hoà một chút trong rượu rồi bôi vào cọng của lá tre, mang thả trên mặt nước, nếu chiếc lá quay tít là đúng Hổ cốt được liệt vào hàng dược liệu quí bậc nhất vì rất đắt và rất khó tìm . Giá cao hổ thật theo thời giá hiện tại vào khoảng 18 đến 20 triệu 100gram Hổ là loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt,  Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn về cao hổ cốt theo số DT 0945.388.697 Hoặc trên website chuyên nghành thuốc và biệt dược //thuocqui.com HN Tháng 12 năm 2013 TSThiên Quang ĐT 0972 690 610

Video liên quan

Chủ Đề