Cách trị đau bụng ở trẻ em

Có nhiều cách mà bạn có thể đối phó với cơn đau bụng ở bé, để làm được những điều này thì quan trọng nhất là bạn cần bình tĩnh.

Đau bụng là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ, nó thường xảy ra trong khoảng 25% các em bé trong độ tuổi từ 3 tuần đến 12 tuần. Nó thường xảy ra do chứng đầy hơi trong dạ dày của trẻ do dạ dày của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Bệnh thường nặng hơn trong các buổi tối và ban đêm. Trẻ thường khóc liên tục và co quắp chân tay. Bạn có thể giúp trẻ vượt qua chứng đau bụng này bằng các cách sau:

Matxa bụng cho trẻ

Matxa cho trẻ sơ sinh có rất nhiều lợi ích tích cực, giúp trẻ vượt qua chứng đau bụng cũng là một trong số những lợi ích đó. Sau khoảng 30 phút sau khi bé ăn bạn nên matxa nhẹ nhàng ở bụng của bé theo hướng kim đồng hồ, điều này sẽ giúp các hơi, khí trong bụng bé được lưu thông, bé không còn bị đầy hơi nữa và tất nhiên bé sẽ không cảm thấy đau đớn vào buổi đêm nữa.

Bên cạnh đó bạn có thể matxa bàn chân, cẳng chân và tay cho bé cho bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.

Giữ bình tĩnh

Nó có thể rất khó khăn để bạn giữ được bình tĩnh trong khi em bé khóc mà bạn đang chưa biết phải làm gì để an ủi bé.

Bạn có thể cảm thấy như thể bạn không kiểm soát được, bạn đang dần mất kiên nhẫn vì bạn không tưởng tượng được những tuần đầu tiên chăm sóc bé của bạn lại khó khăn đến thế.

Tuy nhiên sự bình tĩnh của bạn lúc này là rất cần thiết, bạn cần hiểu đây là một triệu chứng thường gặp ở những trẻ sơ sinh, nếu bạn bình tĩnh và xử trí thì mọi thứ sẽ qua đi dễ dàng, nếu bạn cuống quýt thì mọi chuyện sẽ chỉ khó khăn hơn mà thôi.

Nó sẽ tốt hơn

Một cách quan trọng để đối phó với chứng đau bụng ở bé là để nhắc nhở chính mình rằng giai đoạn này chỉ là một triệu chứng thông thường ở bé và con của bạn sẽ vượt qua giai đoạn này.

Điều này có thể rất khó bởi vì với cha mẹ nào cũng thế, một đêm đau bụng của bé có thể làm cho cha mẹ cảm thấy nó dài như 1 tháng, đặc biệt có một vài bé hiện tượng này còn kéo dài đến hơn 12 tuần tuổi.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các bé đều vượt qua được khó khăn này, đến khi dạ dày của bé đã hoàn thiện thì chứng đau bụng kia cũng biến mất.

Sử dụng thuốc

Với những trường hợp mà bé quá khó chịu, mặc dù cha mẹ đã dùng nhiều cách để giúp bé nhưng khó chịu của bé không giảm đi, cha mẹ có thể nghĩ đến việc dùng thuốc nhưng bạn nên nhớ với trẻ sơ sinh, bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả Đông y hay Tây y, thuốc bổ dưỡng hay điều trị bệnh, kể cả bôi ngoài da bạn đều phải xin ý kiến của bác sỹ.

Thời gian tắm

Để đối phó với chứng đau bụng của bé sơ sinh, trong thời gian tắm cho bé bạn có thể vừa tắm vừa matxa nhẹ nhàng cho bé hoặc sau khi tắm xong bạn nên matxa nhẹ nhàng cho bé, điều này cũng giúp bé vượt qua chứng khó chịu này.

Vỗ về, an ủi bé

Cha mẹ bế bé trong lòng, hát ru bé, vỗ về an ủi bé cũng là một cách tốt để giúp bé vượt qua những khó khăn này.

Cách chữa đau bụng tại nhà cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Khi trẻ bị đau bụng, bạn nên nghĩ đến nhiều khả năng. Nó có thể là đau do rối loạn thực phẩm, đau liên quan đến đường tiết niệu, hoặc phổ biến là đau bụng do khó tiêu hoặc đầy bụng, đầy hơi.

Có một số biện pháp khắc phục cơn đau bụng cho trẻ ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Các biện pháp khắc phục cơn đau bụng tại nhà hầu như là cho cơn đau bụng phát sinh từ khó tiêu. Nhai một vài thứ cụ thể, uống trà làm từ một số gia vị, hoặc thậm chí trộn các loại nước khác nhau… đều cho bạn kết quả tốt.

– Gừng: Trộn 1 muỗng cà phê nước gừng tươi với 1/2 thìa cà phê bơ sữa trâu lỏng thành một hỗn hợp đồ uống. Hỗn hợp này sẽ giúp trẻ nhanh cắt cơn đau bụng ngay lập tức.

– Lá trầu: Nhai một vài lá trầu cùng với các tinh thể muối mỏ. Điều này cũng có ích trong việc giảm cơn đau bụng.

– Chanh leo: Pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội bớt rồi uống.

Đau bụng ở trẻ em là biểu hiện thường gặp của các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa từ mức độ nhẹ đến nguy hiểm. Đau bụng ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh cho tới 1 vài tuổi sẽ khó chẩn đoán được bệnh vì bé vẫn chưa tự phân biệt được các triệu chứng, biểu hiện gặp phải mà thường là bậc phụ huynh nhận thấy bệnh thông qua những dấu hiệu bên ngoài của bé. 

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em

Đau bụng là vấn đề sức khỏe phố biến ở trẻ em. Thủ phạm gây đau bụng ở trẻ em chủ yếu là đầy hơi, do thức ăn, nước uống, tâm trạng lo lắng căng thẳng… Đau bụng ở trẻ em có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài.

  • Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ khi bị đau bụng cấp tính là viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa dễ gây các biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột thừa, viêm phúc mạc. Khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh mẹ bầu cần cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện để thăm khám ngay.
  • Do ngộ độc thức ăn, tiêu chảy: Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường bị sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá
  • Đau bụng giun ở trẻ là những cơn đau bụng quanh rốn. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
  • Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.
  • Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.
  • Đau bụng do nhiễm trùng, viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan cũng có kèm triệu chứng đau bụng.
  • Đau bụng do đau dạ dày: Trẻ cơ thể còn chưa hoàn thiện và sức đề kháng kém nên là đối tượng tấn công của rất nhiều bệnh lý và vi khuẩn trong đó có bệnh dạ dày ở trẻ em. Ngoài nguyên nhân đau dạ dày do chế độ ăn uống, stress, rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày do có vi khuẩn HP trong dạ dày.

Biểu hiện của đau bụng ở trẻ em

Tùy vào từng bệnh trẻ gặp phải mà xuất hiện những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của đau bụng ở trẻ em:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đau bụng khiến cho bé không dám cử động
  • Đau bụng kèm nôn mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu đen
  • Đau bụng đi ngoài
  • Đau bụng và có cảm giác bụng cứng, đau hơn khi sờ vào bụng

Cách xử lý đau bụng ở trẻ em

Để có cách xử lý đúng và an toàn phụ huynh cần theo dõi xem trẻ bị đau bụng do nguyên nhân gì: do chế độ ăn uống, căng thẳng mệt mỏi, lạnh bụng hay do bệnh, sinh hoạt không hợp lý. Sau đó mẹ sẽ áp dụng phương pháp xử lý đúng đắn và điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh về hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ không nên cố ép bé ăn, cố bắt bé ăn những món mình không thích mà khi bé ăn tự nguyện và ngon lành mới hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn những món ăn mềm, nhuyễn dễ tiêu hóa tránh ăn những món cay nóng nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và chất bảo quản. Ngoài ra, mẹ cũng cần tạo cho điều kiện cho bé thư giãn, vui chơi sau giờ học để giải tỏa tâm lý.

Khi trẻ bị đau bụng mẹ có thể massage bụng cho bé, trườm nóng để giảm cơn đau. Còn với những cơn đau nghiêm trọng và các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ.

Còn đối với những trẻ em bị đau bụng do đau dạ dày thì mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị an toàn.  Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiếm khuẩn Hp tuy nhiên không phải bất cứ khi nào trẻ có vi khuẩn Hp cũng cần diệt trừ vi khuẩn mà chỉ khi trẻ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì mới cần điều trị triệt để vi khuẩn Hp. Lý do là bởi, việc sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cũng có nhiều tác dụng bất lợi với sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, ăn kém, giảm cân, người mệt mỏi… Ngoài ra, nếu sử dụng kháng sinh quá dễ dãi có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh, làm cho bệnh càng ngày càng khó điều trị. Nhu cầu hiện nay cần một giải pháp không phải kháng sinh nhưng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, an toàn cho trẻ nhỏ.

Gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng bất hoạt men urease của vi khuẩn Hp và rất lành tính cho mọi đối tượng bao gồm trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính  với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.  Kháng thể OvalgenHP là tin vui với rất nhiều bậc phụ huynh đang có con nhỏ bị đau dạ dày mà nhiễm vi khuẩn Hp.

Công trình nghiên cứu ứng dụng OvalgenHP được chính phủ Nhật Bản khuyến khích và hỗ trợ triển khai. OvalgenHP được bổ sung trong các loại thực phẩm phổ thông để sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản từ cách đây khoảng 13 năm trong nỗ lực loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp khỏi cộng đồng, giảm thiểu Ung thư dạ dày ở nước này.

Đau bụng ở trẻ em có thể chỉ là do lạnh bụng, do giun nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy, khi trẻ bị đau bụng mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé gặp phải nếu nghiêm trọng mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh hậu quả khôn lường. Hy vọng mẹ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc con luôn khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề