Cách trị mụn cóc ở chân dân gian

Mụn cóc [mụn hạt cơm] chính là một khối u có hình dạng sần sùi, màu trắng và kích thước khá nhỏ. Mụn cóc thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và có khả năng lây lan. Mụn cóc gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti, khó chịu. Có những mẹo dùng cây thuốc dân gian trị mụn cóc rất hiệu quả, bạn đã biết chưa? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cây thuốc dân gian chữa mụn cóc hiệu quả cao. Bạn đừng vội bỏ qua bài viết sau nhé.

Mụn cóc có thể trị khỏi nhờ các bài thuốc dân gian

Nguyên nhân khiến mụn cóc xuất hiện

Mụn cóc [mụn hạt cơm] do virus HPV [Human Papillomavurus] gây ra. Mụn có thể lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc thông quá các món vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo.

Mụn cóc xuất hiện ở những người bị hệ miễn dịch suy yếu, người hay cắn móng tay, bị trầy xước.

Khi da xuất hiện những vết trầy xước thì virus HPV thâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, có những người bị mắc mụn cóc do lây nhiễm. Phải mất vài tháng để mụn cóc phát triển kích thước trên da. Vì vậy, chỉ khi mụn cóc tăng lên về kích thước và số lượng thì người bệnh mới phát hiện mình bị mụn cóc.

1. Trị mụn cóc bằng trái sung

Trái sung là loại dược liệu có thể điều trị mụn cóc

Trong Đông Y, trái sung có tính bình, vị ngọt và có tác dụng trong điều trị phù thũng, giải độc, làm sạch ruột và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa.

Người ta dùng trái sung để chữa mụn có là vì thành phần bên trong loại trái này có chất chống oxy hóa, kháng virus trong nước. Vì vậy, quả sung có thể làm xẹp mụn cóc và ngăn chặn nhiễm trùng.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Chọn quả sung tươi còn nhiều mủ bên trong, cắt ra để lấy phần mủ.
  • Lấy nhựa trái sung bôi trực tiếp lên mụn cóc.
  • Sau khoảng 40 phút thì rửa sạch lớp mủ sung đi. Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  • Thực hiện liệu pháp này, vùng da bị mụn cóc cần được che chắn cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

2. Trị mụn hạt cơm bằng lá tía tô

Lá tía tô là vị thuốc có thể trị dứt điểm tình trạng mụn cóc

Trong Đông Y, lá tía tô mang vị cay, không có độc và tính ấm. Lá tía tô có các hoạt chất làm cân bằng điều tiết ở da, ức chế các vi khuẩn trên da nên hạn chế tác động từ virus HPV. Dùng lá tía tô điều trị mụn cóc [mụn hạt cơm] cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Cách sử dụng lá tía tô để điều trị mụn hạt cơm như sau:

Bạn cần làm sạch da, chườm nước nóng để loại bỏ lớp da sần sùi của mụn cóc.

Sau đó, bạn dùng 200g lá tía tô đã rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt, chia thành 2 phần. 1 phần bạn dùng để uống, phần còn lại bạn dùng để chấm vào vết mụn. Có thể lấy cả bã lá tía tô đắp lên và dùng băng gạc để cổ định. Bạn cần duy trì thực hiện đều đặn trong 2 tuần để nhận thấy thay đổi tích cực

3. Điều trị mụn cóc với nha đam

Nha đam có công dụng điều trị mụn cóc hiệu quả

Nha đam có vị đắng, tính mát nên mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Không những vậy, nha đam còn giúp làm dịu các vết thương, nhanh lành vết lở loét, chống viêm, giảm dị ứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục da.

Cách sử dụng nha đam để điều trị mụn cóc:

Bạn cần làm sạch vùng da bị mụn cóc [hạt cơm] với nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng, sau đó dùng khăn mềm để lau khô.

Bạn lấy nha đam tươi để gọt bỏ vỏ, dùng phần gel nha đam để thoa lên vùng da bị mụn cóc, nhớ dùng gạc y tế để băng lại. Sau đó, khoảng 3 tiếng thì tháo gạc ra vừa rửa sạch vùng băng gạc. Bạn cần thực hiện mỗi ngày 2 lần trong khoảng 4 tuần để nhận thấy hiệu quả rõ nhất.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một ít nha đam tươi và nấu nước uống mỗi ngày để loại bỏ virus HPV.

4. Trị mụn hạt cơm bằng vỏ chuối xanh

Tuy chuối xanh là một loại trái cây rẻ tiền nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hiệu quả để điều trị mụn hạt cơm [mụn cóc]. Bạn sử dụng 1 quả chuối xanh tách lấy vỏ, cắt nhỏ sau đó chà xát vào vết mụn cóc. Bạn nên chà xát liên tục trong khoảng 5-7 phút để các hợp chất trong vỏ chuối thấm vào các nốt mụn.

Sử dụng chuối xanh để trị mụn cóc [hạt cơm] hằng ngày mang đến tác dụng hiệu quả

Bởi vì vỏ chuối xanh không có tác dụng tức khắc vì thế bạn nên sử dụng liên tục trong khoảng 1-2 tuần để đạt được hiệu quả.

5. Trị mụn hạt cơm bằng tỏi

Theo các nghiên cứu, tỏi có khả năng diệt virus và kháng viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng còn ngăn chặn các mầm bệnh không cho chúng lây lan và phát triển.

Ngoài ra, Tỏi tươi còn có công dụng trị mụn hạt cơm rất hiệu quả. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề mụn hạt cơm thì đừng lo lắng hãy áp dụng theo các dưới đây.

Bạn sử dụng 2-3 tép tỏi giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn, sử dụng kiên trì mỗi ngày trong 1 tuần liền để đạt hiệu quả tốt.

6. Trị mụn cóc bằng giấm táo

Thành phần Axit Axetic, Axit Malic và Axit Lactic có trong giấm táo đều có công dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, những thành phần này đều có tác dụng đối với những người bị mụn hạt cơm.

Khi mới thoa giấm táo lên nốt mụn bạn sẽ cảm thấy hơi xót nhưng đây là hiện tượng mụn cóc bị ăn mòn và làm cho các nốt mụn bị xẹp dần. Bạn nên sử dụng từ 2-3 lần trong ngày để đạt hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Trước khi quyết định một trong những phương pháp này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước và xem mình có bị kích ứng hay không nhé.

Đăng nhập

Chủ Đề