Cách viết bản tường trình hóa học 9 Bài 6

Giải Hoá học lớp 9 trang 44

Hoá học 9 Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện các kỹ năng, thao tác thí nghiệm, các hiện tượng tính chất hóa học của bazơ và muối.

Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối được Download.vn biên soạn đầy đủ lý thuyết và trả lời các câu hỏi thí nghiệm trong sách giáo khoa trang 44. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều tài liệu sử khác tại chuyên mục Hóa 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bản tường trình Hóa 9 bài 14, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối

  • I. Đề bài
  • II. Tiến hành thí nghiệm
  • III. Viết bản tường trình

Đề bài

I. Tính chất hóa học của bazo

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch FeCl3.

Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất của bazo. Viết phương trình hóa học.

Thí nghiệm 2: Đồng [II] hidroxit tác dụng với axit

Cho một ít Cu[OH]2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hóa học của bazo. Viết phương trình hóa học.

II. Tính chất hóa học của muối

Thí nghiệm 3: Đồng [II] sunfat tác dụng với kim loại

Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được sau 4 – 5 phút là gì?

Giải thích hiện tượng. Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch Na2SO4. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.

II. Tiến hành thí nghiệm

1. Tính chất hóa học của bazơ.

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe[OH]3 nâu đỏ.

Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe[OH]3 + 3NaCl.

Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng [II] hiđroxit tác dụng với axit.

Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.

Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu[OH]2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.

Phương trình: Cu[OH]2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối.

Thí nghiệm 3: Đồng [II] sunfat tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.

Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.

Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.

III. Viết bản tường trình

Họ và tên:..................................

Lớp :........................................

I. Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ thí nghiệm

Giá để ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc nước, kẹp ống nghiệm

2. Hóa chất thí nghiệm

Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dây đồng, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, dung CuSO4

II. Nội dung thí nghiệm

Số thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệmHiện tượng, giải thíchPhương trình hóa học

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là Fe[OH]3 có màu nâu đỏ.

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe[OH]3

Thí nghiệm 2: Đồng [II] hidroxit tác dụng với axit

Cho một ít Cu[OH]2 vào đấy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Kết tủa tan dung dịch có màu xanh lam

Kết tủa tan ra có màu xanh lam do HCl phản ứng với Cu[OH]2 tạo ra muối CuCl2 [ muối của đồng có màu xanh làm]

Cu[OH]2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Thí nghiệm 3: Đồng [II] sunfat tác dụng với kim loại

Ngâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4. Để khoảng 4 - 5 phút

Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vài đinh sắt.

Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4, chất rắn màu đỏ là [Cu] bám trên bề mặt đinh sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4

Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng.

Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axitNhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4

Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng

Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Cập nhật: 25/11/2021

Giải Hoá học lớp 9 trang 23

Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân tích, nhận biết và giải thích tính chất hóa học của oxit và axit. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 1 trang 23.

Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

  • Giải Hoá học lớp 9 trang 23
  • Viết bản tường trình Hóa 9 bài 6

Bài 1:

1. Tính chất hóa học của oxit.

a] Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước:

Tiến hành: Cho một mẩu nhỏ [bằng hạt ngô] CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2ml nước.

Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.

Hiện tượng: Vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiệt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím → Xanh. [phenolphtalein → hồng]

PTHH: CaO[r] + H2O[l] → Ca[OH]2 [dd]

* Kết luận: Oxit bazơ + nước → dd bazơ

b] Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước:

Tiến hành: Đốt một ít photpho đỏ [bằng hạt đậu xanh] trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết, cho 2-3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Hiện tượng: Photpho cháy tạo khói trắng dạng bột bám vào thành bình, tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá đỏ.

PTHH: 4P [r] + 5O2 [k] → 2P2O5 [r]

P2O5[r] + 3H2O [l] → 2H3PO4 [dd]

* Kết luận: Oxit axit + nước → dd axit

2. Nhận biết các dung dịch:

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đưng 3 dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 [đánh số 1,2,3]

Chọn thuốc thử:

+ Quỳ tím

+ Dung dịch BaCl2

Các phương án nhận biết 3 chất: H2SO4, HCl, Na2SO4

Phương án 1:

H2SO4, HCl, Na2SO4

+ Quỳ tím

Quỳ tím không đổi màu:

Na2SO4

Dung dịch làm Quỳ tím hoá đỏ: H2SO4, HCl

+ Dung dịch BaCl2xuất hiện kết tủa trắng:

H2SO4: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

Không phản ứng: HCl

Viết bản tường trình Hóa 9 bài 6

Tên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngGiải thích, phương trình phản ứng
1. Phản ứng của canxi oxit với nước

Cho một mẩu nhỏ [bằng hạt ngô] CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 -2 ml nước.

+ Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

+ Mẩu CaO nhão ra, tan trong nước tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch Ca[OH]2

+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphatalein chuyển thành màu hồng.

CaO + H2O → Ca[OH]2

CaO chính là oxit bazơ, tác dụng với nước tạo thành bazơ

2. Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước

Đốt một ít photpho đỏ [bằng hạt đậu xanh] trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

+ Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

+ Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

4P + 5O2

2P2O5

P2O5+ 3H2O → 2H3PO4

P2O5 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit

3. Nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

+ Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím

+ Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

+ Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.

+ Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

+ Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự… là dung dịch H2SO4:

+ Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

BaCl2 + H2SO4 →

BaSO4 + 2HCl

Cập nhật: 22/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề