Cách viết số 7 trong hồ sơ thi đại học

Thi THPT quốc gia là một trong những kỳ lớn thường niên được áp dụng đối với người học hoàn thành chương trình học 12 và là cơ sở để công nhận xét tốt nghiệp trung học phổ thông. Một trong những vấn đề mà người học gặp phải bên cạnh việc ôn luyện, thì kỹ năng viết hồ sơ và cách nộp hồ sơ thi THPT quốc gia cũng cực kỳ quan trọng. Chính vì nhận thức được điều đó, Luật Dương Gia quyết định sẽ có bài viết cụ thể để hướng dẫn các viết và nộp hồ sơ thi THPT, hi vọng nó sẽ có giá trị áp dụng đối với người đọc.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

1. Hồ sơ thi THPT quốc gia là gì?

Hồ sơ thi THPT quốc gia là tập hợp các loại giấy tờ khác nhau mà người học phải chuẩn bị và nộp tại nơi đăng ký dự thi. Hồ sơ thi THPT quốc gia nói chính xác phải là hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia xác định từng loại đối tượng khác nhau thì hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau, cụ thể: [Khoản 2, Điều 13, Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT]

Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu [gọi chung là bản sao] học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp; các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích [nếu có], bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; 02 ảnh cỡ 4×6 cm;

 Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT  những năm trước: Ngoài các giấy tờ trong hồ sơ áp dụng với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, đối tượng này phải chuẩn bị thêm  Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế này; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS; Giấy xác nhận điểm bảo lưu [nếu có] do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT ging nhau; bản sao Bằng tốt nghiệp THPT; 02 ảnh cỡ 4×6 cm.

 Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; 02 ảnh cỡ 4×6 cm; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao S học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.

2. Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia?

Hồ sơ thi THPT quốc gia bao gồm rất nhiều loại giấy tờ, việc hướng dẫn cách viết ở mục này chỉ tập trung phiếu đăng ký dự thi, bởi đây là nội dung mà người học phải tự thực hiện điền vào mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. [mẫu phiếu được gắn đính kèm với bài viết]

Mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào

vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.

Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào đại học; cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non [sau đây gọi tắt là Phiếu ĐKDT].

Mục 3: a] Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia [theo tiếng Việt Nam]. b] Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh. c] Quốc tịch nước ngoài thì đánh dấu [X] vào ô bên cạnh.

Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.

Mục 5: Mã tỉnh [thành phố], mã huyện [quận] và mã xã [phường] chỉ đối với các xã [phường] thuộc Khu vực 1 sẽ do Bộ GDĐT quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh [thành phố], mã huyện [quận], mã xã [phường] nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải. Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại xã Khu vực 1 thì bỏ trống ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính vào các ô, thí sinh ghi rõ tên xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố] vào dòng trống. Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến hộ khẩu thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện [quận], tỉnh [thành phố] của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo [mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0]. Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ thì ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường THPT là 900. Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh theo hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và mã trường THPT là 800. Mục tên lớp: ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang học [ví dụ 12A1, 12A2,…], đối với học sinh là thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email. Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân [của mình] để được cấp mật khẩu sử dụng một lần [OTP] qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ: họ tên; số điện thoại; địa chỉ xóm [số nhà], thôn [đường phố, ngõ ngách], xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố]. Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển.

Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học; cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non thì đánh dấu [X] vào ô bên cạnh.

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu [X] vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.

Mục 11: Đối với thí sinh tự do phải đánh dấu [X] vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT [tính đến thời điểm dự thi].

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi nào thì ghi tên Hội đồng thi và mã Hội đồng thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.

Mục 14: Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12 [chưa tốt nghiệp THPT] phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b. Đối với thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, tùy theo việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng có thể chọn cả bài thi [tại điểm a] hoặc chỉ chọn một số môn thành phần [tại điểm b] cho phù hợp. Thí sinh chỉ được đăng ký một bài thi tổ hợp [KHTN hoặc KHXH]. Thí sinh tự do chỉ được đăng ký môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp. Trường hợp thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT có những bài thi/môn thi [để xét công nhận tốt nghiệp] năm trước đủ điều kiện bảo lưu, nếu muốn bảo lưu bài thi/môn thi nào thì phải ghi điểm bài thi/môn thi đó ở Mục 16. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể chọn thi bài thi/môn thi thành phần [đã xin bảo lưu] để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đối với thí sinh học theo chương trình GDTX có thể chọn bài thi ngoại ngữ nếu có nguyện vọng sử dụng môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Ghi chú: [1] “Đại học” để đăng ký vào các ngành đào tạo trình độ đại học;

– “Cao đẳng” để đăng ký vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng;

– Người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

– Người đã có bằng tốt nghiệp THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

Cách chọn bài thi/môn thi thành phần: Thí sinh đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần nào thì đánh dấu [X] vào ô bài thi/môn thi thành phần tương ứng, riêng đối với bài thi Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau: N1 – Tiếng Anh; N2 – Tiếng Nga; N3 – Tiếng Pháp; N4 – Tiếng Trung Quốc; N5 – Tiếng Đức; N6 – Tiếng Nhật. Thí sinh chỉ được chọn các môn thi thành phần trong một bài thi tổ hợp.

Mục 15: Đối với thí sinh có nguyện vọng miễn thi ngoại ngữ hoặc đăng ký để xét tuyển sinh, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT hoặc thí sinh ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường ĐH, CĐ. Đối với loại chứng chỉ có ghi điểm thi [điểm toàn bài thi], thí sinh phải ghi điểm vào ô “Điểm thi”, Ví dụ:

Đăng ký miễn thi ngoại ngữ hoặc đăng ký để xét tuyển sinh: [Thí sinh ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện theo quy định hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ để được miễn thi hoặc thí sinh ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường ĐH, CĐ] : TOEFL ITP 450

Điểm thi [Nếu Chứng chỉ có điểm thi, thí sinh ghi điểm vào ô này]:

Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và văn bản hướng dẫn. Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ, minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những bài thi/môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu điểm của bài thi/môn thi nào thì ghi điểm bài thi/môn thi đó vào ô tương ứng [Lưu ý: Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh được quyền bảo lưu kết quả của từng môn thi thành phần nếu đủ điều kiện, để bảo lưu điểm toàn bài của bài thi tổ hợp nào, thí sinh phải ghi điểm của tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó]. Đối với những bài thi/môn thi được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi [bài thi hoặc môn thi thành phần] ở Mục 14 chỉ trong trường hợp có nguyện vọng sử dụng kết quả thi xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 [KV1] điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] điền 2NT, Khu vực 2 [KV2] điền chữ số 2, Khu vực 3 [KV3] điền chữ số 3. Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường có mức ưu tiên khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp THPT ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó. Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và hướng dẫn của Bộ GDĐT để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng. Phần mềm đăng ký dự thi sẽ tự động xác định mức hưởng ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi thí sinh khai đầy đủ Mục 5 và Mục 6; nếu thấy khác với thông tin khai trên phiếu ĐKDT, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đã khai tại các mục này.

Mục 19: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.

Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên/sang cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, đại học cần đánh dấu [X] vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp [TC] hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng [CĐ] hoặc Đã tốt nghiệp đại học [ĐH].

Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải trên trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào không đúng với quy định của các trường thì nguyện vọng đó sẽ không được nhập vào hệ thống phần mềm để trường xét tuyển.

Lưu ý:

– Thí sinh tự do là: người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã có bằng tốt nghiệp THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

– Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá.

– Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập [0, 1, 2, 3,…], không ghi bằng chữ số La mã [I, V, X,…].

3. Cách nộp hồ sơ thi THPT quốc gia?

Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi Hồ sơ thị THPT quốc gia được nộp trực tiếp trường phổ thông nơi học lớp 12.

Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT những năm trước; người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi đ lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyn sinh hồ sơ thi THPT quốc gia được nộp tại địa điểm [gọi là nơi ĐKDT] do sở GDĐT quy định. [Hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện].

Video liên quan

Chủ Đề