Cách xả gió thắng dầu xe tải


+ Gắn thiết bị xả gió vào vít xả gió đầu tiên theo trình tự. Mở vít xả gió, vận

hành bơm bộ xả gió và quan sát dòng chảy. Sau khi dòng dung dịch bắt đầu chảy

và tỉ lệ bọt khí giảm một cách đáng kể, đóng vít xả gió và ngừng bơm chân không.

Lặp lại bước 2 trên những cụm phanh còn lại, luôn bảo đảm mức dung dịch

ở bình chứa sau khi xả gió ở mỗi cụm bánh xe.

+ Sau khi xả gió cụm phanh cuối cùng, đổ đầy bình chứa và kiểm tra cảm

nhận ở bàn đạp phanh.

+ Loại bỏ dung dịch phanh đã bị nhiễm bẩn.

Bằng cách đảo ngược các đầu nối thiết bị bơm dung dịch, nó có thể được

sử dụng cho hoạt động xả gió chân không

* Xả gió bằng dòng chảy ngược:

- Một số hệ thống phanh có các đường ống và các van bố trí làm cho không

khí bị vướng ở gần xi lanh chính. Hơn nữa, từ chỗ không khí có tính chất nổi lên

tự nhiên trên dung dịch, nên nó có chiều hướng dễ xả gió từ dưới đáy lên hơn là

từ trên xuống, như là những phương pháp xả gió khác. Trong hoạt động xả gió

bằng dòng chảy ngựơc, dung dịch được ép vào van xả gió, xuyên qua mạch thủy

lực hệ thống, và đi ra ở bình chứa xinh lanh chính.

- Để xả gió ngựơc hệ thống phanh, thực hiện như sau:

+ Tháo dung dịch ra khỏi bình chứa xi lanh chính khoảng từ ba đến mười

hành trình bơm. Không nên để bình chứa quá đầy.

+ Mở van xả gió, và gắn thiết bị bơm vào van bộ xả gió, bơm dung dịch

vào đầu nối để trục xuất tất cả không khí ra khỏi ống xả gió

+ ấn nhẹ nhàng tay vận hành của bơm để dung dịch vao van xả gió từ từ

và hành trình điều đặn. Nếu hành trình di chuyển quá nhanh có thể làm tróc

các cặn bẩn và đưa nó vào các van phanh. Tiếp tục bơm trong khoảng ba đến

mười hành trình.

+ Tháo thiết bị bơm ra khỏi van xả gió, cho phép một ít dung dịch và

không khí chảy ra ngoài. Sau đó xiết chặt van xả gió lại.

+ Lặp lại từ bước 2 đến bướ 4 cho cụm phanh còn lại.

+ Loại bỏ dung dịch phanh bị nhiễm bẩn.

19.2.1.4. Kiểm tra và điều chỉnh HTTD của bàn đạp phanh .

Trước khi điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh cần phải điều

chỉnh tổng chiều cao của bàn đạp phanh [hình 19.12]

Hành trình tự do của bàn đạp phanh là khoảng dịch chuyển của bàn đạp

[khi chịu lực tác dụng] mà chưa có tác dụng của phanh xe. HTTD bàn đạp phanh

quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả phanh, khi HTTD quá nhỏ hoặc không có dễ gây

hiện tượng bó phanh.

Tùy từng xe cụ thể, trước khi kiểm tra và điều chỉnh HTTD bàn đạp phanh

cần chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cho phù hợp [dụng cụ kiểm tra thường là

thước chữ T chuyên dùng và thước lá 500mm].

Khi kiểm tra HTTD, đặt đế thứơc lên sàn ca bin cho thân thước song song

với hành trình dịch chuyển của bàn đạp, vấu tì trên thứơc nằm mép dưới bàn

đạp. Nhấn bàn đạp dịch chuyển cho đến khi thấy nặng thì dừng lại [hình 19.13].

Trị số trên thứơc, so với tiêu chuẩn cho phép của từng nhãn hiệu xe [bảng 19.1],

274



nếu không đúng thì điều chỉnh lại.



Hình 19.12: Điều chỉnh tổng chiều cao của bàn đạp phanh



Hình 19.13: Kiểm tra HTTD bàn đạp phanh



19.2.1.5. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở tang trống - má phanh

Điều chỉnh HTTD của bàn đạp phanh phải căn cứ vào kết cấu cụ thể của

dẫn động điều khiển phanh ở từng loại ô tô. Với phanh dẫn động bằng dầu, điều

chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài cần đẩy của piston trên xi lanh chính. Với

275



phanh dẫn động khí nén hoặc phanh thủy khí, điều chỉnh bằng cách thay đổi

chiều dài cần kéo khóa phanh hoặc điều chỉnh trực tiếp tại ốc điều chỉnh trên

khóa phanh [ô tô ZIL -131].

Có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau đây để kiểm tra và điều chỉnh

khe hở má phanh - tang phanh.

Đó là phương pháp ứng dụng [kinh nghiệm] và phương pháp dùng thước căn

lá. Quá trình điều chỉnh dù vận dụng phương pháp nào cũng phải tuân thủ nguyên

tắc: Điều chỉnh khe hở phía đầu trục guốc phanh [chốt lệch tâm] trứơc rồi mới

điều chỉnh khe hở phía đầu cam ép, phía bơm con đối với phanh dẫn động dầu

Với ô tô GAZ-53, 66 điều chỉnh khe hở má phanh - tang phanh tiến hành

tương tự như trên. Chỉ khác là: Khi điều chỉnh má phanh phía trứơc thì quay

bánh xe theo chiều xe tiến. Còn khi điều chỉnh má phanh phía sau thì quay bánh

xe theo chiều xe lùi.

Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh này đơn giản, dễ thực hiện, thời gian tháo

tác ngắn nhưng độ chính xác không cao và dễ gây hiện tượng phanh "ăn lệch.

Tiêu chuẩn khe hở má phanh - tang phanh của một số xe [bảng 19.1].

Bảng 19.1: Thông số kỹ thuật kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh ô tô



Nhãn hiệu ô tô

Loại phanh

HTTD bàn đạp

phanh [mm]

Khe hở má Đầu

phanh tang chốt

phanh

Ñầu

[mm]

cam ép

Độ căng Lực ấn

kG [N]

dây đay

máy nén Độ căng

khí

[mm]



KRAZ255B



URAL375D,

4320



Phanh

khí nén



Phanh

thủy khí



GAZ-66



ZIL-157



ZIL130,131



Phanh dầu

trợ lực

chân không



Phanh khí

nén



Phanh khí

nén



8-14



10-15



15-35

40-60



10-15



0,12



0,2



0,1-0,2



Đo ở giữa

0,2

má phanh



0,25



0,4



0,4



0,2-0,9



0,35



4

[40]



4

[40]



4

[40]



3

[30]



4

[40]



8-15



5-8



5-8



5-8



5-8



20-30



6-7,4

Áp suất

Van

5,5-7,4

5,5-7,4

5,5-7,4

6-7,4

điều chỉnh giảm tải [5,5-7,4].103 [5,5-7,4].103 [5,5-7,4].103 [6-7,4].103 [67,4].103

van

9

9-9,5

9

9

[kG/cm2] Van an 9

3

3

3

3

2

[9.10 ]

[9.10 ]

[9-9,5].10

[9.10 ]

[9.103]

[N/m ]

toàn

Khi điều chỉnh khe hở mặt phanh - tang phanh bằng thước căn lá cần chú ý:

vị trí của căn lá kiểm tra khe hở phải cách mặt đầu mặt phanh từ 20 ÷ 30 mm.

Điều chỉnh xong ở trong mặt phanh, vặn chặt ốc hãm rồi mới tiến hành điều

chỉnh ở mặt phanh đối diện.

276



19.2.1.6. Kiểm tra, thay thế má phanh [cơ cấu phanh đĩa]

Sau thời gian làm việc má phanh của cơ cấu phanh đĩa sẽ bị mòn, cần phải

thay thế má phanh đĩa mới

Trình tự thay thế thực hiện như sau

- Tháo calip ra khỏi cơ cấu phanh

- Chú ý: không tháo đường ống dẫn dầu và cần phải treo calip lên

- Tháo má phanh ra khỏi calip

- Đẩy pit tông vào trong nòng của nó

- Lắp 2 má phanh mới vào vị trí và định vị chắc chắn

- Lắp calip vào giá của nó

- Quay bánh xe và thực hiện xả khí

19.2.1.7. Kiểm tra, điều chỉnh bộ điều hòa lực phanh [nếu có]

Bộ điều hòa lực phanh sau khi xả khí phải kiểm tra điều chỉnh. Điều chỉnh

bộ điều hòa lực phanh là xác định vị trí làm việc ban đầu để dầu phanh lưu

thông theo tỷ lệ đã được thiết kế

Việc kiểm tra thực hiện như sau:

- Người thợ phải chui xướng gầm xe, dùng đền pin soi vào đầu ruồi của

bộ phận điều chỉnh

- Đầu ruồi phải thẳng hàng với lỗ đánh dấu trên thân của bộ điều hòa. Nếu

sai thiều chỉnh như sau_

+ Nới mũ ốc hãm trên giá

+ Dùng tay nâng cần điều chỉnh lên [hoặc ấn xuống]

+ Dùng đèn pin kiểm tra lại: đầu ruồi phải thẳng hàng với lỗ đánh dấu trên

thân của bộ điều hòa

+ Xiết chặt mũ ốc điều chỉnh

Trong các tài liệu dịch có nguồn gốc từ các nước Tư Bản, bộ điều hòa lực

phanh còn gọi bằng một số tên khác, như van định tỷ le,ọ van điều chỉnh áp suất

hoặc van định tỷ lệ điều chỉnh. Có tác dụng điều chỉnh áp suất dầu phanh bánh

xe sau và bánh xe trước. Nó kiểm soát áp lực tác dụng phanh phía sau liên qua

đến độ cao và tải trọng của ô tô.

19.2.1.8. Kiểm tra đèn cảnh báo[đèn báo hư hỏng]

Công tắc áp lực sử dụng các lò xo để giữ pít tông ở vị trí chính giữa. Hệ

thống trước hoặc sau bị mất áp suất sẽ làm cho pít tông di chuyển khỏi vị trí

chính giữa và đóng công tắc, đèn sáng báo cho lái xe biết hệ thống phanh đã

xuất hiện hư hỏng.

- Khi hoàn tất công việc sửa chữa phanh, tốt nhất là phải kiểm tra sự hoạt

động của hệ thống đèn cảnh báo để bảo đảm sự hoạt động của nó trong tương lai

khi hệ thống phanh bị hư hỏng. Hư hỏng phổ biến của nó thường là pít tông của

công tắc bị kẹt, sau nhiều năm vẫn cố định ở vị trí này [hình 19.14].



277



Hình 19.14: Kiểm tra đèn báo hư hỏng hệ thống phanh



- Để kiểm tra sự hoạt động của công tắc đèn cảnnh báo:

+ Đầu tiên kiểm tra đèn cảnh báo hoạt động khi chúng ta khởi động động

cơ. Sau đó kiểm tra mạch điện bóng đèn cảnh báo bằng cách bật mở công tắc

đánh lửa, tháo đầu nối ở công tắc đèn cảnh báo và nối một dây cầu chì từ đầu

nối đến mát [hình 19.15]. Khi dây cầu chì được nối vào đèn cảnh báo phải sáng

lên. Nếu nó không sáng, thay bóng đèn hoặc sửa chữa mạch điện. Gắn lại đầu

nối vào công tắc.

+ Kiểm tra mức dung dịch trong bình chứa xi lanh chính để đảm bảo nó

được đổ đầy ít nhất là một nửa.

+ Nối ống và bình đựng xả gió vào vít xả gió.

+ Với công tắc đánh lửa bật mở, nới vít xả gió trong lúc người trợ lý tác

dụng áp lực vào bàn đạp phanh. Đèn phải sáng lên khi có áp lực từ nhẹ đến

trung bình tác dụng vào bàn đạp. Nếu nó không sáng, công tắc đèn cảnh báo hư

hỏng và phải được thay thế. Vít xả gió phải được đóng lại trước khi bàn đạp

phanh nhả ra.

- Trong một số trường hợp, sau khi hệ thống hư hỏng đã đựơc sửa chữa, pít

tông công tắc vẫn bị kẹt ở vị trí lệch ngoài trung tâm. Điều này sẽ giữ đèn cảnh

báo bật sáng ngay cả lúc hệ thống phanh ở trong tình trạng tốt. Ngoài ra, một số

ô tô đời cũ, những năm 1960 và 1970 có cấu trúc van làm chúng không tự mở về

vị trí trung tâm.



278



Hình 19.15: Mạch đèn cảnh báo hư hỏng của một hệ thống phanh



- Để định vị tâm van hoặc công tác đèn cảnh báo.

+ Gắn ống và xả gió vào vít xả gió ở mạch thủy lực đối diện với cái hư

hỏng hoặc cái cuối cùng được xả gió.

+ Bật công tác đánh lửa, nới vít xả gió và người trợ lý đẩy từ từ bàn đạp

phanh xuống, trong lúc theo dõi đèn cảnh báo. Ngay lúc đèn tắt, đóng vít xả gió

lại. Nếu đèn nhấp nháy và bật sáng trở lại, hoặc không tắt hoàn toàn, lặp lại hoạt

động này với vít xả gió ở phần mạch thủy lực bên kia.

+ Đổ đầy bình chứa xi lanh chính đến mức dung dịch phù hợp.

19.2.1.9. Kiểm tra van không khí, van chân không và van một chiều của bộ

trợ lực chân không [booster chân không]

- Một bộ trợ lực chân không không thể tạo ra đủ công suất nếu sự cung cấp

chân không không tốt và không đủ mạnh. Có thể kiểm tra chân không bằng cách

dùng đồng hồ đo chân không nối vào cụm ống nạp, càng gần với chỗ nối booster

càng tốt [hình 19.16]. Nếu động cơ chạy không tải, chân không phải là [17-20

in.Hg], tối thiểu phải là [14 in.Hg] chân không. Chỉ số đọc được sẽ thay đổi khi

bướm ga được mở và đóng. Nếu ngắt sự cung cấp chân không, trong thời gian

279



15s mà chân không mất khoảng 1in.Hg thì van một chiều hỏng và có sự rò rỉ bên

trong bộ trợ lực.

- Một số người thợ kiểm tra giá trị chân không khi xe đang chạy ở tốc độ

chầm chậm. Nếu chỉ số chân không cung cấp thấp, kiểm tra các ống chân không

cụm ống nạp có bị lỏng hoặc sai hỏng hoặc động cơ cần được điều chỉnh hay

phục hồi.



Hình 19.16: Dùng đồng hồ đo chân không để kiểm tra sự cung cấp chân không tới

booster. Dùng kẹp để ngắt sự cung cấp chân không nhằm kiểm tra sự rò rỉ



- Phải xem xét các vết nứt, gáy ở các ống cung cấp chân không cho bộ trợ

lực. Có thể kiểm tra sự hạn chế lưu thông [sự thu hẹp] của các ống dẫn bằng

cách tháo nó ra khỏi bộ trợ lực khi động cơ xe đang hoạt động. Sẽ có một dòng

khí lớn đi vào trong ống và sự rò rỉ chân không lớn này sẽ làm cho hều hết động

cơ ngừng hoạt động. Các ống hỏng phải được thay thế. Cũng cần kiểm tra sự ẩm

ướt bên trong ống. Sự ẩm ướt là do rò rỉ dầu phanh, báo hiệu vòng bít của piston

chính trong xi lanh chính bị hỏng. Nếu bị ẩm ướt do dầu động cơ báo hiệu van

chân không 1 chiều bị hỏng, sự hư hỏng của van một chiều có thể do mụi khói

từ cạc-te đi xuyên qua van thông gió cạc te [PCV] vào booster sau khi động cơ

ngừng. Những mụi khói này có thể làm hỏng các đệm kín van và màng bằng cao

su bên trong booster.

- Van chân không một chiều có thể đựơc kiểm tra bằng cách bẩy nó ra khỏi

vòng đệm trong booster và thổi nó [hình 19.17]. Thổi được van một chiều từ

booster tới cụm ống nạp, không thổi theo chiều ngựơc lại [hình 19.18] khi lắp

van một chiều và vòng đệm van nên bôi nước để tạo sự bôi trơn.



280



Hình 19.17: Van chiều và vòng đệm được bẩy ra để kiểm tra hoặc thay thế



Hình 19.18: Thổi vào van một chiều để kiểm tra. Chỉ có thể thổi hướng về phía

cụm ống nạp



- Sự rò rỉ khí bên trong booster làm cản trở hoạt động của booster, khi gặp

sự cố này booster phải đựơc thay thế hoặc phục hồi. Để kiểm tra sự rò rỉ bên

trong booster cho động cơ hoạt động khoảng 1-2 phút rồi ngừng. Nhấn bàn đạp

phanh với áp lực bình thường và giữ nó ít nhất khoảng 30s. Nếu bàn đạp vẫn ổn

định thì có thể booster tốt. Nếu bàn đạp nâng lên chầm chậm thì booster đã bị rò

rỉ bên trong.

- Cũng có thể kiểm tra sự rò rỉ bên trong booster bằng một dụng cụ tự chế

đơn giản [hình 19.18]. Chọn một thủy tinh có nắp đựơc lắp chặt rồi gắn vào nắp

hai ống O.D 3/8 inch [9.5mm]. Một ống dài tới đáy lọ và một ống chỉ qua khỏi

nắp một đoạn ngắn. Đổ nước vào lọ đến khoảng ẵ lọ và nối ống ngắn tới ống

cung cấp chân không cho booster phía cụm ống nạp. Nối ống dài tới ngỏ cửa

nạp của booster. Khởi động động cơ xe và quan sát bọt khí từ booster tới cụm

ống nạp sẽ tạo ra các bọt khí chuyển động trong nước trong lọ. Khi nhả bàn đạp

phanh, sẽ có một dòng lớn bọt khí nhưng một lát sau bọt khí sẽ biến mất. Thực

ra, khi bàn đạp phanh đựơc tác động hoặc nhả phải không có dòng bọt khí thì

281



booster mới tốt. Khi phanh tác động, có dòng bọt khí báo hiệu màng pít tông bị

rò rỉ. Dòng bọt khí xuất hiện khi nhả bàn đạp, báo hiệu van điều khiển bị rò rỉ

[hình 19.19 và 19.20].



Hình 19.19: Lọ thủy tinh được dùng để kiểm tra sự rò rỉ của booster



Hình 19.20: Nối lọ thủy tinh vào hệ thống để kiểm tra sự rò rĩ của booster



- Cũng có thể dùng bơm chân không để kiểm tra sự rò rỉ bên trong của

booster chân không. Tháo ống chân không từ van 1 chiều và nối bơm chân

không trực tiếp với van một chiều hoặc chổ ống nối dầu vào [hình 19.21]. Khi

bàn đạp phanh ở vị trí nhả, nó có thể hút vào từ 17-20in.Hg chân không và giá

trị này sẽ giữ ổn định trong vài phút. Chỉ số đo sẽ giảm xuống nếu có sự rò rỉ

trong van điều khiển hoặc buồng booster. Kế tiếp, nhấn bàn đạp phanh với áp

lực vừa phải, chỉ số đo sẽ suy giảm tức thời khi bàn đạp bắt đầu chuyển động.

Chân không hút vào trở lại số 17-20in.Hg và quan sát chỉ số này để đảm bảo nó

không giảm nhiều hơn 2 in.Hg trong 30s kế tiếp. Màng van điều khiển hoặc

buồng chân không bị rò rỉ nếu chỉ số đo giảm nhiều hơn 2 in.Hg.

282



Hình 19.21: Bơm chân không được nối với booster để hút chân không.



19.2.1.10. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh có bộ phận chống hãm cứng

bánh xe [phanh ABS]

a. Những chú ý quan trọng

Trước tiên, cần lưu ý rằng ABS là một bộ phận trong hệ thống phanh điều

khiển bằng thủy lực [hình 19.22]. Các sự cố về phanh như: lết phanh, bàn đạp

phanh thấp, tiếng ồn không bình thường khi phanh thường là do hư hỏng trong

hệ thống thủy lực hoặc cụm thiết bị ở bánh xe.



Hình 19.22: Sơ đồ hệ thống ABS



283



- Khi chẩn đoán các sự cố về ABS, nên nhớ rằng đường kính và tình trạng

bề mặt làm việc của các vỏ xe là rất quan trọng, chúng ảnh hưởng đến tốc độ

quay của bánh xe. Nếu có sự thay đổi kích thước vỏ xe một cách tùy tiện sẽ tạo

ra sai lệch cho mô đun điều khiển phanh điện tử [EBCM]. Mô đun điều khiển sẽ

hiểu là có một sự cố xảy ra trong hệ thống.

- Hệ thống ABS dùng booster chân không hoặc booster điện - thủy lực,

trong đó một số hệ thống điện - thủy lực để vận hành phanh sau. Với những hệ

thống này, nếu bơm hoặc động cơ bơm bị sự cố sẽ làm phanh sau mất tác dụng.

Trên hầu hết các hệ thống, xi lanh chính được nối với bộ điều tiết thủy lực bằng

một cặp ống thủy lực. Với bộ điều tiết thủy lực, mặc dù có thể tháo rời các chi

tiết bên trong của nó nhưng đa số các nhà sản xuất khuyên không nên thay thế

hay sửa chữa các bộ phận, chi tiết bên trong mà nên thay thế toàn bộ bộ điều tiết

thủy lực Chỉ một ít nhà sản xuất cho phép thay thế một vài bộ phận phụ của bộ

điều tiết thủy lực với phụ tùng do họ cung cấp và trình tự thay thế được hướng

dẫn trong sổ tay sửa chữa của họ.

- Hệ thống ABS là một hệ thống điều khiển điện tử với thiết bị đầu vào là

cảm biến tốc độ bánh xe, các thiết bị đầu ra là tín hiệu điện hoặc động cơ điện

nên hầu hết các sự cố của hệ thống thuộc phần điện, thừơng gặp nhất là các sự

cố ở các đầu nối dây.



Hình 19.23: Nối một dây dẫn từ tay người thợ đến thân xe để tĩnh điện không làm

hư hỏng ECM



284



Video liên quan

Chủ Đề