Cách xác định màu mắt

Trên khắp thế giới, mọi người có nhiều màu mắt khác nhau như nâu, xanh, xám, hạt dẻ… Đã bao giờ bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc, tại sao mắt có nhiều màu khác nhau.

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt. Bạn cũng từng thấy nhiều người sinh ra có mắt màu xanh, nhưng lớn lên lại có màu nâu. Một câu hỏi đặt ra, đó là tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau đến vậy.

Xem thêm: Tại sao mắt bị cộm và cách khắc phục

Màu mắt nói lên điều gì?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng cũng là cánh cửa của gene di truyền. Mống mắt [iris], phần chính tạo sắc tố cho mắt, là phần chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua việc thay đổi kích thước của đồng tử. Nhưng tại sao mống mắt lại có màu sắc khác biệt?

Xem thêm: Tại sao mắt có màu vàng

Màu mắt hình thành và thay đổi như thế nào?

Màu của mắt là do số lượng protein sắc tố, còn gọi là melanin trong các tế bào của mống mắt quyết định. Một đứa trẻ khi sinh ra, trong mống mắt hầu như chưa có melanin nên sẽ có đôi mắt màu xanh.

Từ 6–36 tháng, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin sẽ làm thay đổi màu sắc của mắt. Nếu có quá nhiều melanin, mắt sẽ có màu nâu; ít melanin, mắt sẽ có màu xanh.

Hầu hết trẻ em châu Á và châu Phi khi sinh ra có màu mắt nâu hoặc đen, vì melanin đã tích tụ nhiều trong mống mắt. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có một số trẻ sinh ra với màu mắt xanh.

Xem thêm: Tại sao một người có 2 màu mắt khác nhau

Tại sao mắt có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt được quyết định bởi các hắc tố melanin trong mống mắt. Mống mắt càng có nhiều melanin thì mắt càng sẫm màu. Nhưng melanin cũng chỉ đóng góp 50% vào việc tạo nên màu cho đôi mắt mà thôi, 50% còn lại là nhờ ánh sáng phản chiếu vào mắt.

Bên cạnh việc tạo ra màu cho mắt, các hắc tố melanin còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tia UV. Vì vậy, mắt càng có màu đậm thì càng ít nhạy cảm với ánh sáng.

Theo thống kê, màu mắt phổ biến nhất là màu nâu. Hơn 55% dân số thế giới có mắt màu nâu, chủ yếu là người gốc châu Á và châu Phi.

Tuy nhiên, gần 10.000 năm trước, tất cả mọi người đều có mắt màu nâu. Nhưng đã xảy ra một sự biến đổi gen khiến cho các hắc tố melanin trong mống mắt thay đổi.

Xem thêm: Tại sao mắt bị rát

Sau màu nâu, nâu đỏ cũng là một màu mắt phổ biến [5-8% dân số]. Melanin ở mắt màu nâu đỏ thường tập trung ở đường viền mống mắt.

Các màu mắt phổ biến tiếp theo, theo thứ tự là màu xám, màu xanh dương, màu đen. 3 màu mắt cực kỳ hiếm là xanh lá cây, màu hổ phách, màu tím violet hoặc màu đỏ. Chỉ khoảng 2% dân số thế giới có mắt màu xanh lá cây.

Tuy nhiên, hiếm hơn mắt màu xanh lá là mắt màu hổ phách. Mắt màu hổ phách chứa sắc vàng, nâu đỏ hoặc màu đồng rất rõ rệt.

Những người bị bạch tạng, vì có rất ít hoặc hoàn toàn không có melanin trên da, tóc và mắt, nên thường có mắt màu đỏ hoặc màu tím violet.

Chúng ta thường thấy mắt của người bạch tạng có màu đỏ là vì ánh sáng phản chiếu các mạch máu đằng sau võng mạc. Còn những lúc chúng ta thấy mắt của người bạch tạng màu tím là vì ánh sáng xanh nhẹ phản chiếu vào màu đỏ của mắt, tạo ra màu tím.

Một trong những thông tin thú vị về màu mắt, đó là màu mắt đen không hề tồn tại. Nhiều người vì có rất nhiều melanin ở mống mắt, tùy vào ánh sáng mà đôi khi trông giống như màu đen. Nhưng không ai có màu mắt đen tuyền mà chỉ là màu nâu rất đậm mà thôi.

Tuy nhiên, ngay khi vừa sinh ra, tất cả mọi người trên thế giới đều có mắt màu xanh hoặc không màu. Theo thời gian, lượng melanin trong mống mắt tăng lên. Đến năm 3 tuổi, mắt mới hình thành màu sắc cuối cùng của nó.

Nếu sau này một người mắc bệnh hoặc chấn thương nào đó, màu mắt có thể thay đổi một lần nữa.

Màu mắt là độc bản

Nếu nhìn kỹ vào mắt của người đối diện, bạn có thể thấy rất khó xác định xem màu mắt của người đó là màu gì. Nhiều đôi mắt dường như đổi màu tùy vào ánh sáng, góc nhìn, hoặc sự thay đổi của mống mắt.

Đặc biệt là những người có mắt sáng màu. Nếu để ý, có thể thấy những đốm màu khác nhau trong những đôi mắt sáng màu.

Những đốm màu này là thứ khiến mỗi con mắt trở thành duy nhất. Mống mắt, cũng giống như dấu vân tay, không ai giống ai. Ngay cả những người giống nhau về mặt di truyền, ví dụ như các cặp sinh đôi, cũng có mống mắt khác nhau.

Vì vậy, hãy nhớ rằng cho dù mắt bạn có màu gì, đôi mắt của bạn cũng vô cùng đặc biệt và là duy nhất.

Xem thêm: Tại sao mắt bị cay và cách giải quyết

Màu mắt phổ biến và hiếm thấy

Màu mắt không đơn giản là các màu xanh lá, da trời và nâu mà có nhiều sắc độ. Màu mắt phổ biến nhất là nâu, thứ hai là xanh da trời hoặc xám. Màu mắt hiếm là màu xanh lá cây. Màu mắt rất hiếm là đỏ. Đôi mắt này hầu như không có melanin nên mống mắt sẽ không màu, nhưng bé thấy màu đỏ hoặc hồng vì đó là màu của các mạch máu.

Một số sẽ sở hữu đôi mắt hai màu vì mống mắt được tạo thành bởi hai kiểu gien khác nhau. Hiện tượng này là do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các gene hoặc bị thương tổn gây nên sự xáo trộn trong việc sản sinh melanin. Mắt hai màu hiếm gặp ở người nhưng có ở chó, mèo và ngựa.

Điều gì quyết định sự tập trung số lượng melanin trong mống mắt?

Tất cả phụ thuộc vào gene. Theo các lý thuyết trước đây, màu mắt là do một gene quyết định. Nếu cha màu mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh ra con sẽ có mắt xanh. Theo khoa học hiện đại, gene quyết định rất nhiều về màu mắt.

Những tế bào này sẽ điều chỉnh số lượng melanin trong mống mắt. Trong đó, hai gene chính tạo màu cho mắt là OCA2 và HERC2. Gene OCA2 quyết định 3/4 các sắc độ mắt từ xanh đến nâu. Màu mắt của bé phụ thuộc vào sự kết hợp của hai bộ gene này.

Mắt không liên tục sản sinh melanin như ở tóc và da. Do đó, tùy vào mức độ tập trung sắc tố melanin ở mô mỡ đệm mà màu mắt có thể sáng hơn hoặc tối đi.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Màu mắt phụ thuộc vào lượng sắc tố melanin được lưu trữ trong các lớp phía trước của mống mắt. Các tế bào hắc tố tạo ra sắc tố melanin, được lưu trữ trong ngăn nội bào gọi là melanosome. Mọi người có số lượng tế bào hắc tố gần như giống nhau, nhưng số lượng hắc tố và số lượng melanosome trong tế bào hắc tố thì lại khác nhau. Vậy, yếu tố nào quyết định màu mắt của một người?

Màu mắt của một người là kết quả của sắc tố mống mắt, đây là cấu trúc bao quanh một lỗ đen nhỏ ở trung tâm của mắt [đồng tử] và giúp kiểm soát lượng ánh sáng có thể đi vào mắt. Màu sắc của mống mắt liên tục chạy từ xanh lam nhạt đến nâu sẫm. Hầu hết màu mắt được phân thành các màu như sau: Xanh lam, xanh lục/nâu nhạt hoặc nâu. Màu nâu là màu mắt phổ biến nhất trên toàn thế giới. Màu mắt sáng hơn, chẳng hạn như xanh lam và xanh lá cây, hầu như chỉ được tìm thấy ở những người có tổ tiên ở châu Âu.

Màu mắt được xác định bởi các biến thể trong gen của một người. Hầu hết các gen quy định màu mắt có liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển hoặc lưu trữ một sắc tố được gọi là melanin. Màu mắt liên quan trực tiếp đến số lượng và chất lượng của melanin trong mắt, cụ thể là ở các lớp trước của mống mắt. Những người có đôi mắt màu nâu có một lượng lớn sắc tố melanin trong mống mắt, trong khi những người có đôi mắt xanh lam có ít sắc tố này hơn nhiều.

Một vùng cụ thể trên nhiễm sắc thể số 15 đóng một vai trò quan trọng trong quy định màu mắt. Trong vùng này, có hai gen nằm rất gần nhau: OCA2 và HERC2. Protein được tạo ra từ gen OCA2, được gọi là protein P, tham gia vào quá trình trưởng thành của melanosome, đây là cấu trúc tế bào có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ melanin. Do đó, protein P đóng một vai trò quan trọng trong số lượng và chất lượng của melanin có trong mống mắt. Một số biến thể phổ biến [đa hình] trong gen OCA2 làm giảm số lượng protein P chức năng được tạo ra. Ít protein P hơn có nghĩa là ít melanin có trong mống mắt, dẫn đến mắt có màu xanh thay vì màu nâu ở những người có đa hình về gen này.

Màu mắt được xác định bởi các biến thể trong gen của một người

Một vùng của gen HERC2 gần đó được gọi là intron 86 chứa một đoạn ADN kiểm soát hoạt động [biểu hiện] của gen OCA2, bật hoặc tắt nó khi cần thiết. Ít nhất một kiểu đa hình trong khu vực này của gen HERC2 đã được chứng minh là làm giảm sự biểu hiện của OCA2, dẫn đến ít melanin hơn trong mống mắt và mắt có màu sáng hơn.

Một số gen khác đóng vai trò nhỏ hơn trong việc xác định màu mắt. Một số gen này cũng liên quan đến màu da và màu tóc, bao gồm ASIP, IRF4, SLC24A4, SLC24A5, SLC45A2, TPCN2, TYR và TYRP1. Ảnh hưởng của những gen này có thể kết hợp với gen OCA2 và HERC2 để tạo ra nhiều màu mắt khác nhau.

Các nhà nghiên cứu từng cho rằng màu mắt được xác định bởi một gen duy nhất và tuân theo một mô hình di truyền đơn giản, trong đó mắt nâu là trội so với mắt xanh. Theo mô hình này, người ta tin rằng cha mẹ có mắt xanh không thể sinh con có mắt nâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó cho thấy mô hình này quá đơn giản. Mặc dù không phổ biến nhưng cha mẹ có mắt xanh có thể sinh con với mắt nâu. Di truyền màu mắt phức tạp hơn so với những suy nghĩ ban đầu vì để quy định màu mắt phải cần có sự tham gia của nhiều gen có liên quan. Mặc dù màu mắt của một đứa trẻ thường có thể được dự đoán bằng màu mắt của cha mẹ và những người họ hàng khác của trẻ, tuy nhiên các biến thể di truyền đôi khi tạo ra những kết quả không như dự đoán.

Một số rối loạn ảnh hưởng đến màu mắt đã được phát hiện. Bệnh bạch tạng ở mắt được đặc trưng bởi sắc tố của mống mắt bị giảm nghiêm trọng, khiến mắt có màu sáng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thị lực. Một số bệnh lý khác được gọi là bệnh bạch tạng ở da ảnh hưởng đến sắc tố của da và tóc. Những người bị mắc bệnh này có xu hướng có mống mắt rất sáng, da trắng và tóc trắng hoặc sáng màu. Cả bệnh bạch tạng ở mắt và bệnh bạch tạng ở da đều do đột biến gen liên quan đến sản xuất và lưu trữ sắc tố melanin. Một bệnh lý khác được gọi là loạn sắc tố mống mắt [heterochromia] với triệu chứng đặc trưng là một người có hai màu mắt khác nhau. Loạn sắc tố mống mắt có thể do đột biến di truyền hoặc do một vấn đề nào đó trong quá trình phát triển mắt, hoặc có thể mắc phải do bệnh hoặc chấn thương ở mắt.

Bệnh bạch tạng khiến mắt có màu sáng và gây ra các vấn đề về thị lực

Do số lượng gen liên quan đến màu mắt, kiểu di truyền rất phức tạp. Mặc dù nhìn chung có thể đoán được màu mắt của trẻ bằng cách nhìn vào màu mắt của cha mẹ, nhưng sự đa hình có thể phát sinh, có nghĩa là trẻ cũng có thể có màu mắt không giống như cha mẹ.

Màu mắt của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự ghép đôi của các gen được truyền từ mỗi cha mẹ, được cho là liên quan đến ít nhất ba cặp gen. Hai cặp gen chính mà các nhà di truyền học tập trung vào là EYCL1 [còn được gọi là gen gey] và EYCL3 [còn được gọi là gen bey2].

Các biến thể khác nhau của gen được gọi là alen. Gen gey có một alen làm mắt có màu xanh lá cây và một alen làm mắt có màu xanh da trời. Gen bey2 có một alen quy định mắt nâu và một alen quy định mắt xanh da trời. Alen quy định mắt nâu là alen trội và luôn trội hoàn toàn so với 2 alen còn lại và alen quy định mắt xanh lá cây luôn trội hoàn toàn so với alen quy định mắt xanh da trời, đây luôn là tính trạng lặn. Điều này có nghĩa là cha mẹ có màu mắt giống nhau nhưng con của họ vẫn có thể tạo ra màu mắt khác.

Ví dụ, nếu hai bố mẹ có mắt nâu truyền cho con cái một cặp alen xanh da trời thì đứa trẻ sinh ra sẽ có mắt xanh da trời. Tuy nhiên, nếu một trong hai bố mẹ truyền cho con một alen xanh lá cây, thì đứa con sẽ có mắt xanh lá cây và nếu trẻ có alen nâu thì đứa trẻ đó sẽ có mắt màu nâu, bất kể ba alen còn lại là gì.

Màu mắt của một đứa trẻ phụ thuộc vào các gen được di truyền từ cha mẹ

Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao hai bố mẹ có mắt xanh dương lại có thể sinh con với mắt nâu. Nó cũng không giải thích làm thế nào xuất hiện mắt màu xám hoặc màu hạt dẻ. Đây là lúc các gen bị thay đổi, các gen khác liên quan đến màu mắt và các đột biến xuất hiện, nên dẫn đến sự biến đổi màu mắt. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu chính xác cách những yếu tố này gây ra những biến thể như vậy.

Một số tình trạng di truyền ảnh hưởng đến mắt, với hai ví dụ là bệnh bạch tạng ở mắt và bệnh bạch tạng ở da. Trong trường hợp mắc bệnh bạch tạng ở mắt, sắc tố của mống mắt bị giảm nghiêm trọng dẫn đến màu mắt rất sáng và người bệnh gặp các các vấn đề về thị lực. Bệnh bạch tạng ngoài da cũng ảnh hưởng đến sắc tố của mống mắt, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến da và tóc. Những người sinh ra với bệnh lý này có xu hướng có làn da rất trắng, tóc trắng hoặc gần như trắng, ngoài ra có tròng mắt rất sáng. Cả hai tình trạng này đều do đột biến gen liên quan đến quá trình sản xuất và lưu trữ melanin.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: ghr.nlm.nih.gov, news-medical.net

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề