Cách xác định tài sản trước hôn nhân

Đã cập nhật 225832 bản án

Video Pháp Luật 

Chuyến Bay Bị Delay, Quyền Lợi Hành Khách Thế Nào?

Tiện ích bản án 

  • Thời gian giải quyết vụ án
  • Tính án phí



Địa chỉ:17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại:[028] 3930 3279 [06 lines] _ Fax: [028] 3930 3009
E-mail:

Xác định tài sản riêng của vợ chồng là căn cứ để phân chia tài sản khi ly hôn. Trong thực tế nhiều vợ chồng cũng muốn xác định rõ tài sản chung và riêng.

Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng

Dựa trên các quy định trên có thể xác định tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

Một, tài sản có trước khi kết hôn gồm:

– Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hai, tài sản có trong thời kỳ hôn nhân:

–  Tài sản được thừa kế riêng 

–  Tài sản được tặng cho riêng 

–  Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người

–  Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; bao gồm các loại tài sản sau:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.

– Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, có thể thấy việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng. Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 3 yếu tố trên.

Cách thức chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng

Về nguồn gốc của tài sản:

Phải xác định được tài sản đó có được bắt nguồn từ đâu:

+ Tài sản được tặng cho riêng cá nhân hay là được thừa kế

+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay không

+ Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa

Về thời điểm tạo lập tài sản:

Phải xác định được thời điểm cá nhân có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn.

Về nguyên tắc; tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng:

Yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng vẫn là “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng”. Hai yếu tố trên về: Nguồn gốc tài sản; thỏa thuận hợp pháp khác. Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau:

+ Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân [Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình];

+ Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn [Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình];

+ Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.

Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng được xác định là tài sản riêng của một bên vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký 1 trong 3 loại thỏa thuận nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi.

Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung [Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình]. Do vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.

>> Xem thêm: Mẫu đơn cam kết tài sản riêng

Trên đây là những ý kiến đóng góp của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mục lục bài viết

  • 1. Thế nào là tài sản trong thời kỳ hôn nhân ?
  • 2. Mua đất bằng tài sản riêng thì chia thế nào khi ly hôn ?
  • 3. Tư vấn xác định nguồn gốc tài sản là tài sản riêng ?
  • 4. Có được lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ hoặc chồng ?
  • 5. Chia tài sản thừa kế khi vợ chồng kết hôn mà không có con ?
  • 6. Đất đai mua bán trong thời kỳ hôn nhân có phải chia khi ly hôn ?

1. Thế nào là tài sản trong thời kỳ hôn nhân ?

Thưa luật sư!Tôi có 1 ngôi nhà và 1 con gái trước khi kết hôn lần thứ 2, năm nay cháu 13 tuổi. Hiện nay em trai tôi muốn tặng riêng tôi một căn nhà nữa và đồng thời tôi cũng bán căn nhà của tôi đã có trước hôn nhân để mua 1 căn hộ mới. Lần kết hôn thứ 2 này tôi đã có 1 cháu trai nay 2 tuổi là con chung và chồng tôi trước đó đã có con riêng nay 18 tuổi.

Tôi phải làm gì để cả căn hộ mới và căn hộ tôi được tặng là thuộc quyền sở hữu riêng của tôi để khi chết tôi có thể cho 2 con của tôi thừa kế mà không trở thành tài sản chung ?

Rất mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

-Mot Nga

Trả lời:

Căn cứ quy điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này".

Thứ nhất, các tài sản bạn đã có trước khi kết hôn mà ở đây là căn nhà thuộc sở hữu riêng của bạn, bạn chỉ cần lưu giữ giấy tờ chứng minh đó là tài sản bạn có trước khi kết hôn để tránh các tranh chấp phất sinh không cần thiết là được, ngoài ra bạn cần lưu ý không ký các văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng của bạn vào khối tài sản chung vợ chồng là được.Theo quy định trên, thì:

Thứ hai, trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản bạn được tặng cho riêng sẽ được coi là tài sản riêng của bạn mà không thuộc tài sản chung vợ chồng. Trường hợp này, bạn cũng cần phải chứng minh các tài sản đó là tài sản được tặng cho riêng, ở đây bạn có thể thực hiện việc ký hợp đồng tặng cho riêng với em trai bạn để sau này hợp đồng đó sẽ là bằng chứng chứng minh căn nhà đó là tài sản riêng của bạn.

Thứ ba, bạn cần lưu ý là, trường hợp sau này nếu bạn chết mà không để lại di chúc, thì khi chia di sản thừa kế, chồng và các con của bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ đều được chia như nhau. Mặt khác, con riêng của chồng bạn đã trên 18 tuổi không thuộc hàng thừa kế nên sẽ không được chia di sản do bạn để lại.

2. Mua đất bằng tài sản riêng thì chia thế nào khi ly hôn ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cách đây 1 năm khi còn độc thân, tôi có mua 1 mảnh đất A, giấy tờ chứng nhận đứng tên riêng 1 mình tôi. Năm nay thì tôi đã kết hôn và giờ tôi lại muốn bán mảnh đất A riêng đó để lấy tiền mua mảnh đất mới B vậy mảnh đất B này tôi muốn đứng tên riêng 1 mình tôi được không ? Mảnh đất B này có được tính là tài sản riêng của tôi không ?

Cảm ơn!

-Trần Viết Thắng

Trả lời:

Căn cứ điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ở trên thì Đối với mảnh đất B là tài sản riêng của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ấy.Theo quy định trên đây, việc bạn bán mảnh đất A và sử dụng tiền đó để mua mảnh đất B thì mảnh đất B vẫn được coi là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, để phòng tránh các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai, bạn nên lưu giữ các hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc bạn sở hữu mảnh đất B hoàn toàn dựa trên số tiền có được từ tài sản riêng của bạn như các biên lai thu nộp tiền, hợp đồng mua bán.

3. Tư vấn xác định nguồn gốc tài sản là tài sản riêng ?

Thưa luật sư trong thời gian sống li thân vợ tôi bán 1/2 nhà đất tài sản chung,chia cho tôi 1/2 số tiền . Tôi dùng số tiền đó mua một miếng đất để ở riêng .đất này có được coi là tài sản riêng hay không ?

Mong luật sư giúp đỡ! Xin cảm ơn!

-Nguyễn Văn Thường

Trả lời:

Hai bạn đang ly thân nhưng chưa ly hôn nên đây được coi là chia tài sản chung trong trời kỳ hôn nhân. Căn cứ điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.".

Theo quy định này, việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hai vợ chồng bạn phải được lập thành văn bản và phải được công chứng chứng thực. Sau khi chia tài sản chung thì hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

"Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng".

Theo như quy định trên, sau khi chia thì phần tiền bạn được sẽ là tài sản riêng của bạn và theo quy định tại khoản 2 điều 43 luật hôn nhân và gia đình thì mảnh đất bạn mua bằng tài sản được chia sẽ là tài sản riêng của bạn.

4. Có được lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ hoặc chồng ?

Kính gửi luật sư. Em đã có gia đình. Khi mua đất em muốn đứng tên một mình vì đó là tiền của ba mẹ ruột em cho. Chồng em hoàn toàn đồng ý. Vì vậy khi làm giấy tờ hai vợ chồng có kí 1 văn bản gọi là văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng có công chứng.

Vậy xin hỏi luật sư nếu có tranh chấp thì phần đất đó là tài sản của riêng em chồng em không được quyền tranh chấp hay đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Phần luật sư trả lời cho một số trường hợp thấy mơ hồ quá nên em hỏi lại cho kĩ ?

Em chân thành cảm ơn.

-Hai Phuong Nguyen Huynh

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp của bạn, việc bạn đã ký thỏa thuận được coi là một căn cứ chứng minh quyền sở hữu riêng của bạn đối với tài sản là quyền sử dụng đất nói trên. Nếu trong tương lai xảy ra tranh chấp tại tòa án thì đó được coi là một bằng chứng chứng minh, ngoài ra bạn nên lưu giữ các giấy tờ khác như hợp đồng tặng cho khoản tiền giữa bố mẹ bạn với bạn, điều này đảm bảo cho bạn có đủ các căn cứ vững chắc chứng minh tài sản riêng và chồng bạn không thể tranh chấp trước tòa được.

5. Chia tài sản thừa kế khi vợ chồng kết hôn mà không có con ?

Chào luật sư! Cho tôi hỏi? Bây giờ tôi có một người vợ sống chung không có con. Vợ tôi vừa chết dòng họ lại đòi chia tài sản và căn nhà của dòng họ do ông anh thứ năm bên vợ tôi xây. Dòng họ nói nêu tôi có thêm vợ thứ hai tôi phải rời khỏi căn nhà, và sẽ cấp cho tôi một số tiền xây nhà và nuôi vợ con thứ hai. Và hiên tại đang đòi lấy sổ đỏ. Và chị hai bên vợ tôi lấy 40000000đ tiền cúng điếu vợ tôi. Tôi vẫn còn giấy kết hôn, sổ quyền sử dụng đất của vợ tôi, và sổ hộ khẩu. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề trên và đưa ra hướng giải quyết dùm tôi sớm nhất ?

Thân chào!

-Minh Nh

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, vợ bạn đã mất và có di sản để lại là quyền sử dụng đất, do bạn không đề cập tới việc vợ bạn có để lại di chúc hay không nên ở đây tạm coi là không có di chúc. Căn cứ điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Trường hợp này bạn là chồng nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất và nếu bố mẹ vợ bạn không còn thì bạn đương nhiên được hưởng di sản do vợ bạn để lại là quyền sử dụng đất đó, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có đầy đủ các quyền lợi đối với quyền sử dụng đất đó.

Đối với khoản tiền phúng điếu mà chị vợ bạn đã lấy, căn cứ điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết".

Do vợ bạn đã mất cho nên năng lực pháp luật pháp luật dân sự đã chấm dứt, Khi không còn năng lực pháp luật dân sự nữa thì người đó không có các quyền về sở hữu, thừa kế hay các quyền về tài sản khác nữa, do đó số tiền phúng viếng này không thuộc quyền của vợ bạn [người đã chết và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự] và vì thế không thể xác lập quyền sở hữu số tiền đó cho vợ bạn, không có quyền đối với phần tiền này và không thể để lại thừa kế đối với phần tiền này. Mặt khác, xét về truyền thống văn hóa của Việt Nam, khoản tiền phúng viếng do họ hàng, bà con, bạn bè, láng giềng đóng góp để một phần nào đó chia sẻ khó khăn mất mát của gia đình người quá cố, nên việc xử lý khoản tiền phúng viếng như thế nào thì pháp luật không điều chỉnh bởi nó thuộc phạm trù điều chỉnh của các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán.

6. Đất đai mua bán trong thời kỳ hôn nhân có phải chia khi ly hôn ?

Thưa luật sư! Vợ chồng tôi vừa mua mảnh đất, nhưng khi bên bán làm thủ tục sang tên đổi chủ bìa đỏ cho chúng tôi thì trên bìa đỏ chỉ ghi tên mỗi chồng tôi, liệu như thế khi chúng tôi muốn làm việc gì thì vợ có quyền làm không ah?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

-Lò Thị Hải Yến

Trả lời:

Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

Theo quy định này, thì quyền sử dung đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn [hình thành từ tài sản chung] là tài sản chung nên bạn không cần phải lo lắng gì cả. Đồng thời theo quy định tại Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

"Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a] Bất động sản;

b] Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c] Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình".

Ở đây, bạn sẽ vẫn có các quyền đối với bất động sản là quyền sử dụng đất như chồng của bạn. Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: 1900.6162để được luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề