Cách xếp vải may can rẽ

Bạn đang có ý định học học nghề may và chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy đến với dạy cắt may ở hà nội để được học những bước cơ bản cho người mới vào nghề. Hãy bắt đầu với những đường may cơ bản nhất. Các đường may cơ bản sẽ giúp cho bạn linh hoạt hơn khi may đồ.

Những đường may cơ bản mà bạn cần phải làm quen là: may can, may can lật, may can lật đè, may lật, may mí ngầm, may tra lật đè mí,..

1. Các đường may can

Can là một phương pháp trong quá trình gia công , làm cho các chi tiết được nối ghép với nhau theo kĩ thuật để tạo sản phẩm. Đây là kĩ thuật mà những ngườihọc nghề maybắt buộc phải học

a, May can

Đặt 2 mặt phải của vải úp vào nhau, bạn sắp vải bằng mép và may cách đều theo quy định.

Yêu cầu kỹ thuật cho đường may can đó là: các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn vải.

Ứng dụng của đường may can là để ghép nối các chi tiết vào nhau.

b, May can lật

Can lật là cách may nối hai mảnh vài bằng hai đường may, đường thứ nhất may ở mặt trái sản phẩm, đường thứ hai may đè hai mép vải về một phía ở mặt phải sản phẩm

Đường may can lật thực hiện cách may giống như may can, rồi ta lật mép vải về một phía.

Yêu cầu kỹ thuật: các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, lật vải sát đường may.

Ứng dụng may can lật để may tra lưng quần, cổ áo.

c, May can lật đè

Đường may can lật đè bạn hãy thực hiện giống như may can lật, sau đó may một đường chỉ đè lên các mép vải lật.

Yêu cầu kỹ thuật: các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn vải, hai đường may cách đều nhau.

Ứng dụng của đường can lật đè để may đường dọc ống quần, đường sườn áo.

2. May can rẽ

a, May can rẽ

Can rẽ là cách nối vải đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc. Trước khi may can rẽ cần vắt sổ các mép vải để không bị tủa sợi. Can rẽ chỉ thực hiện một đường may ở mặt trái vải, khi may xong hai mép vải được rẽ sang hai bên.

Thực hiện may giống như can, sau đó ủi rẽ mép vải sang hai phía.

Yêu cầu các mép vải bằng mí, đường may thẳng, không nhăn vải, rẽ vải sát đường may.

Đường may can rẽ dùng để may đường dọc quần, may nẹp áo, sườn áo [nếu có].

b, Đường can rẽ chặn hai bên

Sau khi may can rẽ, bạn hãy úp mặt trái vải xuống may chặn hai bên.

Yêu cầu kỹ thuật: đường may chặn hai bên cách đều đường may can rẽ.

Đường may can rẽ ứng dụng để can nẹp, cổ áo phía trong [nếu có].

3. May can kê

a, May can kê sổ

Bạn thực hiện đặt hai mép vải nằm chồng lên nhau khoảng 1cm, may một đường may giữa hai mép vải đó.

Yêu cầu kỹ thuật cho đường may can kê là: đường may thẳng, không nhăn vải.

Ứng dụng: đường may can kê sổ dùng để can vải dựng cổ, manchette.

b, May can kê gấp mép

Gấp mép vải vào bề trái khoảng 0,7cm rồi đặt chồng lên mặt phải của lớp vải thứ hai và may một đường đè lên sát mí nếp vải gấp.

Yêu cầu kỹ thuật: đường may thẳng không nhăn, đường may mí cách đều nếp vải gấp.

Đường may can kê gấp mép để may đáp túi, may đường dọc ống quần.

Các đường may cơ bản cho chị em thành thạo như thợ2

4. May cuốn đè mí [may ép]

Đặt hai bề trái vải úp vào nhau làm sao cho mép vải dưới dư hơn mép vải trên khoảng 0,7cm. Sau đó bạn gấp mép vải dưới lên ôm sát mép vải trên rồi thực hiện may đường thứ nhất cách mép vải độ 1cm. Sau đó trải lớp vải dưới sang phía bên kia đối xứng với lớp vải trên qua đường nối và may đường thứ hai đè lên sát mí nếp vải gấp.

Yêu cầu kỹ thuật: hai đường may song song nhau, đường may thẳng không nhăn, bám sát mí, vải không bị vặn, không cộm.

Đường may cuốn đè mí ứng dụng để may đường dọc ống quần bảo hộ lao động, đường đáy quần đùi nam, đường sườn áo, nách áo

5. May lộn

a, May lộn một đường

Thực hiện: gấp mép vải vào mặt trái lần thứ nhất khoảng 0,7cm rồi gấp thêm một lần nữa to theo quy định [bản lai] và may một đường sát mí nếp vải gấp.

Yêu cầu kỹ thuật: đường may thẳng đều, không bị vặn, mép vải nằm êm.

Đường may mí ngầm dùng để may đường lai quần, lai áo, lai tay

b, May lộn hai đường

Đặt hai mặt trái của vải úp vào nhau, bạn nhớ sắp bằng mép và may đường thứ nhất cách đều mép vải 0,3cm. Tiếp tục, xén gọn mép vải, lộn vải đưa mặt trái của vải ra ngoài và đường thứ hai cách nếp gấp của vải khoảng 0,5cm.

Yêu cầu kỹ thuật: các lớp vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn, không bị vặn, không lộ sợi.

Đường may lộn hai đường để may đáy quần lưng thun, may đường vòng nách

6. May mí ngầm [may gấp mép]

Gấp mép vải vào mặt trái lần thứ nhất khoảng 0,7cm tiếp tục gấp thêm một lần nữa to theo quy định [bản lai], may một đường sát mí nếp vải gấp.

Yêu cầu kỹ thuật cho đường may là: đường may phải thẳng đều, mép vải nằm êm, không bị vặn.

Đường may mí ngầm để may đường lai quần, lai áo, lai tay

7. May tra lật đè mí

Bạn thực hiện đặt mặt phải của vải nằm úp vào mặt trong của chi tiết rồi sắp các mép vải bằng nhau, thực hiện may đường thừ nhất cách đều mép vải 0,6cm. Tiếp tục, lật mặt vải ra mặt ngoài của chi tiết, gấp mép vải và đặt chồm lên đường may thứ nhất, may đường thứ hai sát mí nếp vải gấp.

Yêu cầu kỹ thuật của đường may thứ hai phủ kín và bám sát đường may thứ nhất nhưng không đè lên đường may thứ nhất [may lọt khe]. Đường may thẳng, không nhăn, không bị vặn.

May tra lật đè mí để may tra cổ áo, may tra manchette

>>>Xem thêm:Kiến thức cơ bản cho người mới học cắt may

Khi làm bất kì một công việc gì, bạn cũng cần bắt đầu với những thứ cơ bản nhất, hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn mạnh dạn hơn trong những mũi kim của mình.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related

Video liên quan

Chủ Đề