Cách xử lý khi trẻ bị phân bieetjh đối xử

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, việc gặp phải sự phân biệt đối xử, đặc biệt là phân biệt chủng tộc, từ lâu có liên quan đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như mức độ căng thẳng cao hơn, chức năng nhận thức kém, lo lắng, trầm cảm và sử dụng chất kích thích.

Những người thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt đối xử [ít nhất vài lần mỗi tháng] có nguy cơ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn khoảng 25% và nguy cơ mắc chứng đau khổ tâm lý nghiêm trọng cao hơn gấp hai lần so với những người không bị phân biệt đối xử hoặc ít thường xuyên hơn, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa.

Theo phản hồi của những người tham gia, việc đối mặt với bất kỳ mức độ phân biệt đối xử nào đều liên quan đến nguy cơ có sức khỏe tổng thể kém hơn 26%. Thông thường, tình trạng bị phân biệt đối xử không liên quan nhiều đến việc nạn nhân uống rượu say nhưng có liên quan đến việc sử dụng nhiều ma túy hơn như amphetamine, cần sa, thuốc an thần, barbiturat hoặc cocaine trong năm 2020 mà không có đơn của bác sĩ.

Các tác giả đã phân tích hồ sơ trong 10 năm với 1.834 người Mỹ tham gia, trong đó báo cáo chi tiết tình trạng sức khỏe tâm thần và hành vi của họ và sự phân biệt đối xử từ khi họ 18 tuổi vào năm 2007 đến 28 tuổi vào năm 2017.

Những người tham gia trả lời các câu hỏi về mức độ thường xuyên họ bị đối xử thiếu lịch sự; bị cung cấp dịch vụ kém hơn, hoặc bị đối xử như thể họ ngu ngốc, đáng sợ, không trung thực hoặc kém cỏi.

Người bị phân biệt đối xử về cơ thể, chủng tộc, giới tính hoặc tuổi tác có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn. [Ảnh: CNN]

Khoảng 93% người tham gia cho biết, họ đã bị phân biệt đối xử nhiều lần trong suốt 10 năm nghiên cứu, chiếm 91% đến 94% ở mỗi nhóm người trưởng thành [người da trắng, người da màu, Tây Ban Nha hoặc Latin, châu Á , người Hawaii bản địa và những người dân đảo Thái Bình Dương khác, người Mỹ da đỏ, người bản địa Alaska và những người bản địa khác]. Tuổi tác là lý do phân biệt đối xử được báo cáo cao nhất, tiếp theo là ngoại hình, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc.

Các nhà nghiên cứu xem xét tác động của sự phân biệt đối xử theo thời gian và tại các giai đoạn phát triển cụ thể.

Yvonne Lei, đồng tác giả nghiên cứu và là sinh viên y khoa tại Đại học California, cho biết: "75% tổng số các rối loạn sức khỏe tâm thần suốt đời xuất hiện ở độ tuổi 24, chuyển sang tuổi trưởng thành là thời điểm quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi".

Thanh niên càng bị phân biệt đối xử càng có nhiều khả năng gặp khó khăn về tình cảm, bao gồm trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về lòng tự trọng và thậm chí có ý định tự tử. Việc sử dụng chất kích thích có xu hướng gia tăng khi bị phân biệt đối xử.

Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng căng thẳng của một người khi bị ngược đãi có thể là cách mà sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ da đen tham gia một nghiên cứu vào năm 2020 và thường bị phân biệt chủng tộc bao gồm nói xấu chủng tộc, dịch vụ tại cửa hàng kém hoặc rập khuôn có nguy cơ hoạt động nhận thức chủ quan kém hơn 2,75 lần so với những phụ nữ ít phải đối mặt với phân biệt chủng tộc hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nhiều hình thức đối xử không công bằng với một cá nhân hay một nhóm rất rõ ràng như hành vi bạo lực hoặc xỉ vả... Tuy nhiên, có một số loại phân biệt đối xử khó nhận diện, đối với cả thủ phạm và nạn nhân.

Đừng thờ ơ với sự phân biệt đối xử, đối xử bất công vì bạn có thể chịu hậu quả tiêu cực từ chúng dù không trực tiếp trải nghiệm

Ảnh minh họa: Shutterstock

Dưới đây là 3 hình thức phân biệt đối xử để lại hậu quả tâm lý, tâm thần, xã hội nhưng lại hay bị lờ đi vì khó nhận diện, theo PT.

1. Thiên kiến

Bất kể tính cách, quốc tịch, thu nhập hay quan điểm về ý nghĩa và cuộc sống, chúng ta đều có thiên kiến. Một số có thể khá vô hại như kiểu bạn thích loại bánh mì nào vậy. Nhưng những thiên kiến khác có thể che mờ phán đoán và tạo ra hậu quả phức tạp, đặc biệt trong trường hợp chúng mâu thuẫn với quyền con người.

Nếu không sẵn sàng nhận ra và bác bỏ, sự phân biệt đối xử này có thể phát triển thành định kiến và thấm vào kết cấu xã hội. Nhiều người có thiên kiến như nhau phát triển thành các hình thức thiên vị văn hóa hoặc thể chế hóa.

Nhà tâm lý học Maureen McHugh, Đại học Indiana Pennsylvania [Mỹ], nêu ví dụ về sự thiên vị liên quan đến chủ nghĩa kích thước: Người Viking có quan điểm rằng cân nặng, chất béo là bệnh và giảm cân là phương pháp chữa bệnh. Từ quan điểm trọng tâm này có giả định rằng trọng lượng nằm trong sự kiểm soát cá nhân, giảm cân tương đương với sức khỏe tốt hơn. Điều này phổ biến trong cộng đồng y tế nhiều năm. Theo thời gian, chủ nghĩa kích thước có thể gây ra chẩn đoán sai ở các chuyên gia y tế hoặc tránh tìm kiếm sự giúp đỡ ở bệnh nhân, theo PT.

2. Công kích ngầm

Công kích ngầm là những thông điệp hạ thấp đối với người - thường là thành viên nhóm thiểu số. Ví dụ như: “Trông bạn đâu giống gay nhỉ” hay “Bạn phát âm quá rõ để là [tên nhóm thiểu số nào đó]”. Những công kích này thậm chí không cần phải được nói ra. Chẳng hạn như nhân viên bán hàng tò tò đi theo canh chừng khách da màu.

Đôi khi, người nói và người nghe đều không nhận ra sự phân biệt đối xử. Ngoài ra, dạng công kích ngầm còn gây nhầm lẫn vì chúng có vẻ giống như lời khen hay được gán cho là trò đùa, theo PT.

3. Chấn thương thứ cấp

Người bị chấn thương buồn bã, xấu hổ, tức giận, sợ hãi, đau đầu, buồn nôn và khó điều chỉnh cảm xúc và các mối quan hệ sau sự kiện gây chấn thương. Chấn thương thứ cấp là khi ai đó chịu hậu quả tương tự như người bị chấn thương trực tiếp: ác mộng, tăng nhạy cảm quá độ và cảnh giác quá mức.

Bạn không cần trực tiếp bị phân biệt đối xử để chịu hậu quả tiêu cực. Theo thuyết học tập xã hội Albert Bandura, chứng kiến nỗi đau của sự phân biệt đối xử với người khác có thể trở thành một bài học nội tâm và ảnh hưởng của chấn thương ấy có thể được hấp thụ.

Bất cứ ai cũng có thể bị chấn thương thứ cấp. Nhưng cá nhân phơi nhiễm kéo dài với nhiều chấn thương thì đặc biệt có nguy cơ: người thân, bạn bè được người bị chấn thương chia sẻ trải nghiệm; các cá nhân tiếp xúc với các sự kiện chấn thương như một phần của nghề nghiệp như nhân viên sơ cứu, chuyên gia sức khỏe tâm thần... Từ quan điểm này, chấn thương cá nhân có thể trở thành chấn thương tập thể, cộng đồng, theo PT.

\n

Tin liên quan

  • 3 dấu hiệu cảnh báo bạn nên bắt đầu tập thể dục ngay
  • Những người nào dễ có nguy cơ đột quỵ và cách ngăn ngừa?
  • Chuyên gia nói về ‘bẫy’ tâm trí mà người thành công không bao giờ mắc phải

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Sức khỏe tình dục ở nam giới ảnh hưởng đáng kể do dịch Covid-19

Theo nghiên cứu mới nhất về sức khỏe tình dục của nam giới tại Việt Nam, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và chức năng tình dục ở nam giới.

Chuyên gia: Người bệnh gì nên hạn chế ăn cơm?

Gạo là lương thực chính trong nhiều nền văn hóa, hàng tỉ người trên thế giới ăn cơm mỗi ngày và nó là thực phẩm chính cho nhiều người, chiếm khoảng 20% ​​lượng calo tiêu thụ trên thế giới.

Người có thói quen ăn nhanh, nuốt vội nên lưu ý điều này

Thói quen ăn nhanh, nuốt vội làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì gấp 3 lần so với người ăn chậm hơn. Một bữa ăn lý tưởng nên kéo dài 30 phút.

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng đã tử vong sau 2 ngày cứu chữa

Dù được các y, bác sĩ tích cực cứu chữa, song bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng ở tỉnh Quảng Nam đã không qua khỏi.

Loại hạt này có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn

Gần 40% người trưởng thành đối phó với rối loạn tiêu hóa chức năng, theo HCPLive.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hàng loạt máy lọc máu hư hỏng, bác sĩ và bệnh nhân lo lắng

Hàng loạt máy lọc máu hư hỏng khiến cho hoạt động lọc máu tại Bệnh viện Bà Rịa gặp nhiều khó khăn, còn bệnh nhân thì luôn lo lắng bất an.

3 người nguy kịch do ngộ độc rượu, nghi ngờ uống nhầm rượu giả

Năm người bị ngộ độc rượu được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, trong đó có 3 người đang nguy kịch. Bác sĩ nghi ngờ do uống nhầm rượu giả.

Lợi ích protein đáng ngạc nhiên từ cá hồi

Cá hồi là loại thực phẩm có trong nhiều chế độ ăn lành mạnh. Điều này chủ yếu là do hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong cá hồi, đặc biệt là protein.

Mở sai cách tuýp thuốc nhuộm tóc, cô bé bị mù một mắt

Do mở sai cách tuýp đựng thuốc nhuộm tóc, cô bé 13 tuổi ở Mỹ đã bị thuốc nhuộm bắn thẳng vào mắt trái. Các hóa chất trong thuốc đã làm tổn hại nhãn cầu, khiến cô bé bị mù một mắt.

Bác sĩ: Nhóm người này không nên uống cà phê trước khi tập luyện thể dục

Nhiều người uống cà phê trước khi tập luyện để tăng lượng caffein. Mặc dù nó có thể nâng cao hiệu suất thể chất và cải thiện chức năng não, nhưng uống cà phê trước khi tập luyện không dành cho tất cả mọi người, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Trực tiếp Kỹ thuật điều trị hiệu quả u xơ tử cung và bất thường tử cung

Nhiều kỹ thuật hiện đại trong tầm soát và điều trị u xơ tử cung, bất thường tử cung, giúp ngăn chặn biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Uống cà phê trước khi tập thể dục có tốt?

'Mặc dù cà phê có thể nâng cao hiệu suất thể chất và cải thiện chức năng não, nhưng uống cà phê trước khi tập luyện thể dục không dành cho tất cả mọi người'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Chủ Đề