Cao đẳng Cao Thắng liên thông Đại học nào

XEM DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TUYỂN SINH LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC

1.     Liên Thông Đại học Giao thông Vận Tải Hà nội

2.     Liên Thông Đại Học kiến trúc

3.     Liên Thông học viện tài chính năm hệ chính quy

4.     Liên thông Đại học thương mại các chuyên ngành

5.     Đại học Công nghệ Thông tin Truyền Thông Thái nguyên Liên Thông

6.     Liên Thông Học viện ngân hàng

7.     Liên Thông Đại học sư phạm Hà Nội I

8.     Đại Học sư Phạm Hà Nội 2 tuyển sinh liên thông

10.  Liên thông Đại Học kinh doanh công nghệ Hà nội

11.  Liên Thông Trường Đại Học thủ đô Hà nội

Liên thông Đại học theo Quy chế liên thông lên Đại học mới, khiến nhiều thí sinh băn khoăn khi thi liên thông liệu có khó không và cần lưu ý những gì?

Vậy thì Quy định mới về liên thông Đại học từ cao đẳng, trung cấp là gì?

     1. Thí sinh có thể liên thông ngay, trường được tự chủ tuyển sinh.

Từ trước đây, Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT đã gây nhiều tranh cãi khi siết chặt đầu vào đối với hệ liên thông. Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề hoặc chuyên nghiệp khi chưa đủ 36 tháng muốn liên thông lên Đại học phải dự thi như thí sinh THPT và phải thi cả 3 môn bao gồm môn cơ sở, môn cơ bản và môn chuyên ngành [hoặc thực hành nghề].

Nhưng từ năm 2015, Quy định liên thông Đại học được Bộ GD&ĐT ra quyết định sửa đổi, bổ sung thông tư 55 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hệ liên thông. Sau khi tốt nghiệp các sinh viên có thể từ hệ trung cấp, cao đẳng liên thông Đại học ngay.

Đặc biệt, các cơ sở đào tạo liên thông Đại học từ cao đẳng, trung cấp sẽ được tự chủ tuyển sinh liên thông bằng cách tự tổ chức thi, tự ra đề thi, tự chấm điểm và xác định điểm trúng tuyển.

Quy định liên thông Đại học được Bộ GD&ĐT ra quyết định sửa đổi, bổ sung thông tư 55 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hệ liên thông. Sau khi tốt nghiệp các sinh viên có thể từ hệ trung cấp, cao đẳng liên thông Đại học ngay.

Thông tin về dự thảo được đưa ra, lãnh đạo nhiều trường đã tỏ ý đồng tình và cho rằng, Thông tư 55 đã hoàn thành sứ mệnh “chấn chỉnh” tình trạng đào tạo liên thông tràn lan trước kia và bây giờ đã đến lúc để cho các trường được tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục Đại học.

     2. Siết chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào hệ liên thông

Về phía Bộ GD&ĐT, để bảo đảm chất lượng đào tạo, cùng với việc nới lỏng đối tượng đầu vào, Bộ đồng thời đưa ra quy định khống chế chỉ tiêu tuyển sinh liên thông không quá 20% chỉ tiêu của ngành [trước kia được xác định theo tổng chỉ tiêu chung của nhà trường, dẫn đến 1 số ngành tuyển sinh tràn lan]. Nhất là với các ngành y dược, chỉ tiêu liên thông được giới hạn không quá 15% chỉ tiêu của từng ngành.

Mặt khác, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường phải có ít nhất 1 khóa tốt nghiệp chính quy trước khi mở đào tạo hệ liên thông. Hệ liên thông chính quy phải được tổ chức đào tạo theo tín chỉ, các sinh viên liên thông sẽ học chung với các sinh viên chính quy khác thay vì được tổ chức lớp đào tạo liên thông riêng như trước kia.

Với những quy định có chỗ thắt, có chỗ nới lỏng này, Bộ GD&ĐT hy vọng vừa đưa cho các trường quyền tự quyết trong tuyển sinh liên thông vừa bảo đảm hệ đào tạo này sẽ được diễn ra một cách hợp lý chứ không tràn lan như trước nữa.

Điều kiện liên thông Đại Học

Điều kiện liên thông Đại học trước hết là bạn cần biết những thông tin tuyển sinh liên thông của các trường.

Yêu cầu đã có bằng tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ngành nghề muốn liên thông, ngoài ra đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Liên thông Học viện Tài Chính, Ngân hàng đối với khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng hay liên thông Đại học Kiến trúc Hà Nội đối với khối ngành kiến trúc hoặc liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội đối với khối ngành sư phạm… là các trường Đại học, Học viện uy tín để thí sinh lựa chọn theo học.

Những trường này tổ chức tuyển sinh liên thông 2 lần/năm. Trường tự ra đề và tổ chức thi tuyển với 3 môn thi là: 1 môn cơ bản, 1 môn cơ sở ngành, và 1 môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Thông báo tuyển sinh liên thông của các trường sẽ được công bố công khai trước kỳ thi liên thông 3 tháng.

Điều kiện liên thông cao đẳng lên đại học hoặc trung cấp lên cao đẳng, đại học là mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10. Đây là yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông.

Chú ý về các đợt thi liên thông đại học

Để thi liên thông cao đẳng lên Đại học thì hồ sơ liên thông cần phải có bằng cao đẳng phù hợp với ngành mà bạn muốn nộp hồ sơ thi liên thông. Còn nếu là liên thông từ hệ trung cấp thì cần phải có bằng trung cấp phù hợp.

Tham khảo thông báo tuyển sinh liên thông Học viện Ngân hàng, hoặc Tài chính hoặc Sư phạm hoặc các trường tuyển sinh liên thông mà bạn muốn theo học để tìm hiểu kế hoạch tuyển sinh của trường đó. Cần nắm chính xác khi nào gửi giấy báo thi, khi nào tham gia thi, khi nào thông báo kết quả?… Nên lựa chọn các trường đào tạo liên thông uy tín, có chất lượng là những trường đại học, học viện top đầu.

Ngoài ra để học liên thông từ cao đẳng lên đại học hay trung cấp lên cao đẳng, đại học, thí sinh cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của trường bạn muốn liên thông và nộp đúng thời hạn quy định. Nếu như sau khi hoàn thành hồ sơ, hoàn thành thi tuyển, có kết quả thi và trúng tuyển thì bạn sẽ được tham gia đào tạo liên thông Đại học.

Liên thông đại học là một hình thức học nâng cao trình độ, dành cho những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp bằng đại học.

Liên thông đại học sẽ giúp bồi dưỡng thêm kiến thức, trao dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc như mở rộng cơ hội thăng tiến cho nhiều người.
 

2. Cần điều kiện gì để học liên thông?

Theo Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.

Trong đó, người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:

- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp.

Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe.

Người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.

3. Có những phương thức tuyển sinh liên thông đại học nào?

Hiện nay, có 02 phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông đó là: Thi tuyển và Xét tuyển.+ Đối với phương thức thi tuyển: Thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi liên thông tại Văn phòng tuyển sinh, khi số lượng hồ sơ đủ nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển.

Thông thường, thí sinh đã tốt nghiệp hệ Trung cấp thì sẽ phải thi 03 môn gồm: 02 môn cơ bản + 01 môn cơ sở ngành. Thí sinh đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì sẽ thi 02 môn gồm: Môn cơ sở ngành và môn kiến thức ngành.

+ Đối với phương thức xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi [có bảng điểm và bản sao bằng tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung cấp] tại phòng tuyển sinh. Căn cứ vào kết quả học tập của thí sinh nhà trường sẽ thông báo kết quả xét tuyển cho thí sinh.

Hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian học liên thông. Tuỳ vào chương trình đào tạo mà mỗi trường sẽ có thời gian học liên thông khác nhau. Trung bình thường rơi vào từ 1,5 - 03 năm.

5. Sau khi học xong liên thông sẽ được cấp bằng gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học liên thông, người học có thể được cấp 01 trong 03 loại bằng cấp đó là : Bằng chính quy [giống với thí sinh học đại học chính quy] hoặc Bằng vừa làm vừa học [Tại chức, dùng cho những người vừa làm vừa học] hoặc Bằng đào tạo từ xa [dành cho những người trực tuyến].

6. Học liên thông đại học ở đâu?

6.1. Các trường phía Bắc

- Đại học Mỏ-Địa Chất đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành Kỹ thuật Mỏ, Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Trắc Địa, Công nghệ kỹ thuật Điện, Công nghệ Tự động.

- Đại học Công Đoàn liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Kế toán và Tài chính Ngân hàng.

- Đại học Xây dựng có ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng liên thông từ cao đẳng lên đại học.

- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tin học ứng dụng.

- Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Tây liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Giáo dục thể chất.

- Viện đại học mở Hà Nội được đào tạo liên thông ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh từ trung cấp lên đại học.

- Học viện Ngân hàng liên thông từ bậc cao đẳng lên đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.

- Đại học Hồng Đức liên thông lên đại học ngành Giáo dục Mầm non.

Đại học Lao động Xã hội đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học ở các ngành Công tác Xã hội, Kế toán, Quản trị nhân lực.

- Đại học Công nghiệp Hà Nội:

+ Liên thông từ trung cấp lên đại học ở các ngành Kế toán, Công nghệ kỹ thuật điện tử, kỹ thuật Điện, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.

+ Liên thông cao đẳng lên đại học ở các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Kế toán, Công nghệ kỹ thuật Điện tử và Công nghệ kỹ thuật Điện.

6.2. Các trường phía Nam

- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Văn hóa học và Thư viện thông tin học.

- Đại học Khoa học Nhân Văn [Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]: Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Ngữ văn Anh văn.

- Đại học Hoa sen: Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Kế toán, Quản trị KD và Công nghệ thông tin.

- Đại học Hồng Bàng liên thông từ trung cấp lên đại học các ngành Kế toán, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Mỹ thuật công nghiệp.

- Đại học dân lập Lạc Hồng đào tạo liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học các ngành Kế toán, Tin học ứng dụng.

- Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh và đào tạo liên thông khối K các ngành: Kỹ thuật điện-điện tử, Điện khí hóa và cung cấp điện, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Công nghệ cắt may, công nghệ Nhiệt - Điện lạnh.

Và các trường đại học khác ở các tỉnh phía Nam cũng có chương trình đào tạo liên thông như: Đại học Thủy sản Khánh Hòa, đại học Cần Thơ, đại học Đà Nẵng… với rất nhiều ngành học.

Trên đây là các thông tin liên quan đến liên thông đại học là gì? Nếu có thắc mắc khác, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Có thể bạn chưa biết: Đại học và trường đại học khác nhau!

Video liên quan

Chủ Đề