Cây chuối non đi giày xanh tóm tất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. [tháng 1/2022]

Cây chuối non đi giày xanhThông tin sáchTác giảQuốc giaNgôn ngữThể loạiNhà xuất bảnNgày phát hànhKiểu sáchSố trangISBNCuốn trướcCuốn sau

Bìa ấn bản năm 2017 của NXB Trẻ

Nguyễn Nhật Ánh
Việt Nam
Tiếng Việt
Truyện thiếu nhi
Nhà xuất bản Trẻ
20 tháng 12 năm 2017
Bìa mềm
304
9786041109346
Ngày xưa có một chuyện tình
Cảm ơn người lớn

Cây chuối non đi giày xanh là tác phẩm viết cho tuổi học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả kể về những câu chuyện xoay quanh các nhân vật là bạn học cùng cấp 1 và cấp 2 ở thị trấn Hà Lam.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Xuyên suốt nội dung câu chuyện là mối tình đẹp tuổi học trò giữa người bạn thân từ thuở nhỏ là Đăng và Thắm. Tất nhiên chuyện tình này sẽ trải qua muôn vàn sóng gió, tai ương trắc trở. Có thể kể đến như việc 2 người cùng lội xuống bàu lấy đất sét nặn tượng thủ công để rồi suýt chết đuối, hay việc Thắm bị ép gả cho con của người bạn xưa của cha mình trong khi 2 người không biết mặt nhau.

Rất may Đăng có được sự trợ giúp của những người bạn tốt là chú tiểu Khôi và Phan. Chú tiểu Khôi là 1 cậu bé được cho là "mồ côi" vào lúc đầu. Sau khi sư thầy mất, nhờ lá thư thầy để lại là chú tiểu mới biết là mình không mồ côi: cha cậu lại là bạn của ông Ước-cha của Thắm, từ đó mới biết cậu là vị hôn phu tương lai của Thắm. Cậu không chấp nhận và tiếp tục tu hành.

Phan là 1 cậu bé nhanh nhẹn nhưng lanh mưu. Nhưng cũng nhờ sự lanh mưu đó mà vô số chuyện đã được giải quyết.

Ngoài ra tác giả còn lồng vào những câu chuyện của những nhân vật cùng là hàng xóm láng giềng để làm cho bức tranh thêm phong phú và sinh động. Đó là chuyện anh Thắng "khùng" đeo đuổi cô giáo Sa theo phong cách rất "Tây", là tình cảm trong sáng của hai chị em nhỏ Lan, nhỏ Phượng đối với Đăng...

Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thắm
  • Đăng
  • Chú tiểu Khôi
  • Phan
  • Cô Sa
  • Nhỏ Lan
  • Nhỏ Phượng
  • Nhỏ Ngọc
  • Anh Thắng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

{tham khảo}{sơ khai} {Nguyễn Nhật Ánh}

[Thể loại:Tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh] [Thể loại:Tiểu thuyết dành cho thiếu niên Việt Nam] [Thể loại:Truyện Việt Nam]

Cuốn sách “Cây Chuối Non Đi Giày Xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng vẫn như bao tác phẩm khác của tác giả. Đây là một truyện dài đầy ắp những niềm vui, niềm hy vọng và niềm hạnh phúc. Cuốn sách này được tác giả viết để dành tặng cho các bạn trẻ, và những ai từng có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.

Có thể coi đây là cuốn sách cứu lại những mệt mỏi về chuyện tình ngày xưa trong lòng độc giả. Tác giả thắt mở rất nhịp nhàng và chân thật, xen lẫn sự hài hước êm dịu. “Cây chuối non đi giày xanh” là cuốn sách tuyệt vời từ hình thức đến nội dung.

Nội dung truyện dài “Cây chuối non đi giày xanh” là kể về những kỷ niệm. “Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp và đặc biệt là không biết phản bội.” Kỷ niệm ấy là những rung động mơ hồ thời non trẻ ngây dại, thích một ai đó mà không dám nói. Là những giấc mơ trong veo và êm đềm, là những nỗi sợ trẻ con ngây ngô…

  • Thể loại: Truyện ngắn – Tản Văn
  • Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
  • Năm xuất bản: 2017
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ
  • Số trang: 304 trang
  • Giá bán: 76.400 VNĐ [Giá tham khảo trên Tiki, thay đổi tuỳ từng thời điểm.]
Cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là cuốn sách bán chạy với hơn 200.000 bản. Cuốn sách này có bán tại các hiệu sách và nhà sách trên toàn quốc.

Đề tài tuổi thơ và tuổi mới lớn đối với Nguyễn Nhật Ánh giống như một mỏ vàng. Vẫn là motif quen thuộc ấy, nhưng tác giả đã cho ra không biết bao nhiêu câu chuyện. “Cây chuối non đi giày xanh” lần này cũng từa tựa như cậu bé Mùi hay là cô bé Mận năm nào. Motif không mới với những hình mẫu nhân vật tương tự nhau nhưng độc giả vẫn rất hân hoan đón nhận. Và sách của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn đứng Top các đầu sách bán chạy. Đây chính là nét đặc biệt trong tài năng của Nguyễn Nhật Ánh.

“Cây chuối non đi giày xanh” vẫn thể hiện nét đặc trưng trong văn phong của Nguyễn Nhật Ánh với những câu đùa rất duyên giữa các nhân vật, những bất ngờ khiến ta phải bật cười trên từng trang sách. Bật cười vì cách đám trẻ con đối xử với nhau, nói chuyện ngây ngô, hay cách chúng nhìn cuộc đời… Tất cả những điều đó làm nên sự đáng yêu từ đầu đến cuối cho câu chuyện. Những tình tiết buồn hay vui, nhẹ nhàng hay căng thẳng đều khiến người đọc cảm thấy thư thái. Đơn giản nhưng không nhạt, cũ nhưng lại không hề nhàm chán.

Cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” dành cho ai?

Cuốn truyện “Cây chuối non đi giày xanh” lần này của Nguyễn Nhật Ánh là những áng văn lãng mạn làm mọi người mê đắm, là những con chữ mang lại hạnh phúc cho người đọc. Đây là cuốn sách vừa dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Cũng vừa dành cho các bạn trẻ. Đồng thời dành cho những ai đã từng bước qua tuổi thơ ấu trong veo, vui vẻ và hồn nhiên.

Tác giả đã tạo ra những nút thắt nhẹ nhàng trong chuyện. Người lớn đọc cuốn sách này để nhớ lại và thèm được một lần nữa trải nghiệm lại cuộc sống trong lành ở chốn làng quê xa xưa ấy. Trẻ con đọc để lớn hơn, trưởng thành hơn một chút. Để các em hiểu thêm về cuộc sống của những người ở thôn quê đã từng vui vẻ và thú vị như thế nào. Và trẻ con cũng sẽ hiểu ra nhiều điều. Rằng “Tôi bắt đầu nghiệm ra người lớn luôn có những bí mật. Và thế giới mà bọn trẻ đang nhìn thấy thực ra là những gì họ muốn cho bọn trẻ nhìn thấy. Nói cách khác, nếu không tình cờ khám phá ra những góc khuất, bọn nhóc tì chúng tôi rốt cuộc chỉ nhìn thấy thế giới qua cặp mắt của người lớn. Cứ như thể họ chủ ý tạo ra những ống kính với những nút điều chỉnh theo ý họ rồi nhét vào tay chúng tôi và bảo “Tuyệt lắm đó! Nhìn thử đi!”. Rất nhiều năm về sau này, tôi nhận ra trong thế giới người lớn, đằng sau câu chuyện này còn có một câu chuyện khác,… Để biết được cái lõi của sự thật, đôi khi phải tỉ mỉ bóc tách từng lớp con người thật của họ như bóc vỏ một củ hành tây cho đên khi mắt cay xè và óc thì choáng váng.”

Cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” phiên bản đặc biệt.

Với phong cách kể chuyện rất nhẹ nhàng, nhưng đầy tình cảm, những đoạn miêu tả cảnh thôn quê đậm chất thơ. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khiến người đọc bồi hồi, xao xuyến một chút, rồi đem lại một chút nhớ những kỉ niệm xưa ấy, thuở mực tím rực rỡ, hồn nhiên của bất kỳ người lớn nào. Chắc chắn rằng ai cũng từng là “thằng Đăng, con Thắm” có những cảm xúc đầu đời ngây ngốc. Ai cũng từng là “thằng Phan, thằng Định” với những trò nghịch ngợm chỉ riêng lũ học trò mới nghĩ ra được. Ai cũng đã là “nhỏ Lan, nhỏ Phượng” với những mối tình thầm lặng hồn nhiên, đáng yêu. Người đọc sẽ thấy được mình ở hết tất cả các nhân vật nhỏ bé ấy – bản thân của một ngày đã xa.

Thông qua những câu chuyện đơn giản xoay quanh làng quê ở Hà Lam ấy là tấm chân tình của những người hàng xóm với nhau. Người ta quan tâm đến nhau bằng tình cảm chân thành, gần gũi. Là tấm chân tình của thầy cô với học trò. Hay của bạn bè với nhau, tấm chân tình giản dị mà dạt dào. Cuốn sách làm người đọc đi hết từ xúc động này đến xúc động khác. Từ cảnh dòng suối, hoa rong diềng đến cây ổi đều mang đầy chân tình, trong lành hết sức.

Chủ đề chính của cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh”

Trong cuốn sách này, tác giả vẫn sử dụng dàn nhân vật và cốt truyện đơn sơ, giản dị mà quen thuộc. Mọi thứ đều đã từng xuất hiện nhiều lần trong “Bảy bước tới mùa hè”, “Cảm ơn người lớn” , “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”,… Nhưng mỗi lần xuất hiện đều tạo được sự hứng thú, đón nhận từ người đọc, không hề gây nhàm chán. Với “Cây chuối non đi giày xanh”, chúng ta sẽ gặp lại làng quê hiền hòa như xưa nay vẫn thế. Lớn lên từ làng quê ấy là những đứa trẻ ngây thơ, chất phác nhưng rất tinh nghịch. Thời ấu thơ lớn lên cùng nhau, keo sơn gắn bó đã tạo nên nhóm bạn thân của Phan, chú tiểu Khôi, Đăng và Thắm.

Chú tiểu Khôi là bạn thân của Thắm và Đăng. Chú tiểu Khôi tu hành đạo mạo. Nhưng cũng như những đứa trẻ khác ở vùng quê này, chú tiểu Khôi cũng có tính tò mò dễ thương. Không những tò mò về chuyện tình cảm của các bạn, chú tiểu Khôi còn thích “xuống tay làm phúc” với tình bạn của Đăng và Thắm. Nhân vật này thánh thiện hơn hẳn các nhân vật khác. Mặc dù hay trêu đùa mọi người nhưng vẫn có cái gì đó ngốc nghếch của người đứng ngoài vòng trần thế.

Phan cũng là một người bạn thân rất láu cá trong đám bạn. Phan rất cứng cỏi, nghĩ được thì nói được và nói được là làm được. Phan không có tính cách ngây thơ như những nhân vật khác, mà lại có chút ngang ngạnh, ngang tàng của trẻ con nổi loạn.

Đăng và Thắm là trung tâm của câu chuyện, mấu chốt của các tình tiết. Mối tình thầm thương trộm nhớ xuất phát từ đám bạn ấy. Đám bạn với những kỷ niệm bên nhau, những giận hờn xa cách, những cảm xúc trong veo ngọt ngào đã làm nên một “Cây chuối non đi giày xanh” thật khác lạ. Tình yêu trong câu chuyện được phát triển từ tình bạn thật sự giữa nam và nữ. Trong “Cây chuối non đi giày xanh”, Đăng có một người bạn là nữ và cậu đã có tình cảm với người bạn ấy. Có những lúc, cậu mong Thắm là con trai để không có ai ngăn cách tình bạn của cậu. “Cây chuối non đi giày xanh” thực sự lấy nền tảng là tình bạn thực sự để tạo nên tình yêu.

Thông điệp của cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh”

“Cây chuối non đi giày xanh” là một câu chuyện với nhiều ngã rẽ bất ngờ. Cách thắt mở của tác giả ngọt ngào như thể nó hiển nhiên là sự thật, không phải tính toán của người viết. Những đứa trẻ trong chuyện bị xoay vòng trong thế giới phức tạp với tâm tư mới lớn. Chẳng phải chuyện quan trọng, nhưng cũng làm chúng cứ ngẩn ngơ cả ngày. Hai đứa nhỏ Đăng và Thắm bị xoay vòng trong chuỗi ngày “thích” nhau rồi lại “giận” nhau, rồi lại hết “giận” mà quay về “thích”. Những hiểu lầm vụn vặt nhưng đối với bọn trẻ lại là điều vô cùng khủng khiếp. Nó có thể giết chết một tình bạn đẹp đẽ từ thời thơ bé, thanh mai trúc mã. Nó khiến những giọt nước mắt lăn hoài trên rèm mi tụi nhỏ.

Trong tác phẩm này, tác giả không phải viết về trẻ con. Mà viết về thế giới của người lớn thu lại qua đôi mắt trẻ thơ. Thế giới tuổi thơ của trẻ con thật sự sẽ không có những buồn đau về  mối tình ngang trái. Chúng cũng chẳng lo nghĩ vẩn vơ về cuộc đời cơ cực của những ông bố, bà mẹ chốn làng quê. Qua câu chuyện ta có thể thấy thôn Hà Lam nặng nỗi lòng của những số phận khắc nghiệt. Không đến mức đau khổ tận cùng, nhưng cũng chẳng hề yên vui. Trong lời kể của Nguyễn Nhật Ánh thế giới thật ra rất khắc nghiệt. Nhưng cũng giúp trẻ con hiểu được, đặc quyền của chúng là cứ ngây thơ đến khi nào con có thể. Nhưng có một ngày con nhất định phải lớn khôn.

“Cây chuối non đi giày xanh” là một tác phẩm hay mang nhiều thông điệp ý nghĩa tới độc giả.

Văn chương Nguyễn Nhật Ánh là chiếc xuồng êm đềm. Những đoạn miêu tả của tác giả khiến độc giả không cảm thấy chán. Những tâm tình tuổi trẻ trong tác phẩm cũng thật như chính cõi lòng của người đọc. Khi chúng ta càng lớn, đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh sẽ càng cảm thấy thấm. Chúng ta sẽ thấy được thế giới nội tâm của người viết không hề đơn giản. Đằng sau những cười đùa của tuổi thơ luôn là những cảm xúc khác, chẳng thể gọi thành tên.

Người đời thực ra không độc ác gì, nhưng người ta lại cứ thích bình phẩm chuyện thiên hạ. Người ta tự cho rằng mình có quyền phán xét mọi thứ. Bất chấp những lời nói của mình có làm cho người khác tổn thương hay không. Vì vậy, người ta không ác mà lại thành ác. Khi người ta lớn lên, niềm vui và nỗi buồn của mỗi người cũng dần lớn theo. Trong những giấc mơ của trẻ thơ, không chỉ có châu chấu và chuồn chuồn như những ngày còn bé. Mà còn có những giông bão theo về trong những đêm gió luồn qua mái nhà.

Trích đoạn hay từ cuốn sách

” …Vào một ngày hè chuẩn bị lên lớp 7, tôi chạm tay vào tay nhỏ Thắm:
– Thắm này
– Gì hở Đăng ?
– Anh Thắng ấy mà !
– Anh Thắng sao ?
– Bao giờ anh ấy cưới cô Sa hở mày ?
– Sao Đăng không hỏi bạn Ngọc ?
Tôi đưa mắt nhìn chiếc áo xanh và đôi giày xanh của nó, mỉm cười :
– Tao muốn hỏi mày hơn.
– Tại sao ?
– Tại tao muốn hỏi một cây chuối non .
– Đăng thích chơi với cây chuối non hơn hả ?
–  Mày biết thừa mà còn hỏi!… ”

“Tôi đứng giữa ngã ba nhìn theo mái tóc bay phất phơ trong gió của nhỏ Thắm, đoán nó chạy về nhà. Tự nhiên tôi ghét lớn lên. Khi đứa con gái lớn lên, nó biết xấu hổ. Khi đứa con gái xấu hổ, tình bạn giữa đứa con trai và đứa con gái có nguy cơ tan vỡ.”

“Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp và đặc biệt là không biết phản bội.”

“…Nghe tin này, chị Hoài tặc lưỡi:
– Chuyện vợ chồng là do duyên số, em ạ.
Mẹ tôi bình luận:
– Đàn ông giá trị ở chỗ có tài hay không. Vẻ ngoài đâu có quan trọng.
Bà nội tôi móm mém:
– Mấy đứa đẹp mã chỉ lo đàn đúm, ăn chơi. Chính mấy đứa xấu trai mới chí thú học hành, đỗ đạt thành tài…”

“Khi người ta lớn, niềm vui và nỗi buồn cũng lớn lên theo. Trong những giấc mơ của tôi, không chỉ có châu chấu chuồn chuồn như những ngày thơ bé. Đã có bão giông theo về trong những đêm gió luồn qua mái lá. Ờ, ngay cả giấc mơ cũng lớn lên đó thôi.

“Lý lẽ của những kẻ trừng phạt được đám đông nhiệt liệt hoan nghênh: Nhận xét, chê bai là một chuyện, còn phá đám ngày vui của người ta là chuyện khác – chuyện thất đức, không chấp nhận được.”

“Nhìn đôi má ửng hồng của nó, tôi biết nhỏ Thắm vui lắm. Ngay lúc đó, chỉ mới mười tuổi thôi, tôi đã sớm nhận ra con gái là một sinh vật hay hỏi và đã hỏi thì hỏi dai nhách, đặc biệt là lúc nào cũng muốn con trai quan tâm đến mình. Còn con trai dù không muốn cũng bị dồn vào thế phải nói dối con gái để con gái vui lòng. Sau này lên cấp hai, bắt đầu học tiếng Pháp, tôi biết đến từ “galant”, tiếng Việt kêu là “nịnh đầm”, và tôi ngờ rằng từ này do một thằng nhóc người Pháp mười tuổi sáng chế ra và chắc chắn thằng nhóc đó có một nhỏ bạn y hệt nhỏ bạn của tôi.”

Một trích đoạn hay trong sách.

Đánh giá cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một người có nghề viết chuyên nghiệp. Ông đã tạo ra cho mình một tuyến nhân vật motif và cấu trúc mỗi câu truyện theo kiểu đóng khung. Mỗi tác phẩm mới ông chỉ việc thêm thắt một vài yếu tố vào là đã cho ra một quyển sách khác, một cuốn sách khác nhưng tất nhiên vẫn rất lôi cuốn và thu hút độc giả. Người đọc chỉ cần đổi tên các nhân vật của từng câu chuyện, từng quyển sách, gom tính cách lại là một thì thấy rõ đúng là chỉ có một cấu trúc tuyến nhân vật. Ấy vậy àm vẫn rất cuốn hút người đọc bởi lời văn, bởi cách tả, và đẽo gọt chi tiết rất tỉ mỉ. Tác giả dẫn dắt người đọc rõ ràng, rành mạch. Không hề giống kiểu của những nhà văn nghiệp dư ở chỗ nhân vật từ trên trời rơi xuống, đâm ngang, và biến mất lãng xẹt, không hề có ý nghĩa trong mạch truyện chính. Chi tiết tác giả viết cũng có dẫn dắt ý nhị, có vô có ra, có mở đầu, có kết thúc.

Cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” là một cuốn sách hay của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là cuốn sách được người đọc đánh giá tuyệt đối trên Tiki.

Cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” dễ thương hơn mấy cuốn trước của Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách này không bị buồn nhiều quá. Giọng văn của tác giả cũng trở lên đáng yêu hơn và đặc sắc hơn. Phong cách truyện của Nguyễn Nhật Ánh vốn rất nhẹ nhàng, nhưng khơi gợi nhiều kỉ niệm. Chú tiểu Khôi là một nhân vật rất dễ thương. Và nam chính với nữ chính cũng rất đặc sắc. Người thì sầu muộn, nặng tình, người thì dịu dàng, trong sáng. Đến cả mấy người bạn láu cá, tinh nghịch nhưng rất đáng yêu.

Nơi mua sách uy tín, đáng tin cậy

Sau đây là những địa điểm mua sách uy tín và đáng tin cậy bạn nên tham khảo.

  • Ưu tiên số 1: Tiki Link giảm giá sách này ở đây.
  • Tiếp theo: Fahasha, Link giảm giá sách này ở đây.
  • Tiếp theo: Vinabook, link giảm giá sách này ở đây

Tuổi thơ của ai hẳn cũng từng trải qua những tò mò, ngây thơ và đôi lúc liều lĩnh gây chuyện. Qua cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” các bạn sẽ tìm thấy được tuổi thơ đã qua, làm tâm hồn chúng ta đôi lúc tiếc nuối, nhưng lại được tưới tắm để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó làm cho người đọc nghĩ lại và thấy được rằng :”Tuổi thơ của mình cũng dữ dội như những nhân vật trong truyện”. Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến một câu chuyện chân thật về tình bạn, tình yêu thời niên thiếu và con người nơi đây tại một vùng quê thật đẹp, Hà Lam.

1854 views

Chủ Đề