Cha nuôi hai con bại não xin lỗi năm 2024

© Copyright 2010 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Email: btv@soha.vn Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo: Hotline: Email: giaitrixahoi@admicro.vn Hỗ trợ & CSKH: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: [84 24] 7307 7979 Fax: [84 24] 7307 7980 Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên

Thứ Sáu, 14:58, 19/05/2017

VOV.VN - Khán giả tẩy chay nhân vật, chương trình là nhẹ. Cái giá đắt nhất chính là con người đánh mất niềm tin.

“Bắt đầu bằng lòng tin, kết thúc bởi sự thật”

Câu nói ấy dường như đã nghiệm vào những câu chuyện đầy nước mắt về số phận con người trên truyền hình thời gian gần đây.

Hồi tháng 12/2003, những sai sót về kết quả đoàn tụ của các nhân vật trong “Như chưa hề có cuộc chia ly” đã được nhà báo Thu Uyên và ekip lý giải là hoàn toàn “không cố tình ngụy tạo một cuộc đoàn tụ để lấy nước mắt khán giả”.

Tiếp đó, trong chương trình Điều ước thứ 7, câu chuyện tình yêu cảm động của cô gái mù Nguyễn Như Đào và chàng trai tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Nguyễn Nhật Thanh phát sóng đã lấy đi nhiều nước mắt cho người xem. Chỉ đến khi thông tin anh Thanh đã có một vợ hai con và cũng chưa từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam mới khiến công chúng và nhiều Mạnh Thường Quân ngã ngửa.

Trong chương trình "Hát mãi ước mơ", câu chuyện anh Đặng Văn Nghị một mình nuôi hai con bại não đã lấy đi nước mắt của khán giả.

Hậu quả, ekip của VTV đã phải xin lỗi khán giả. Án nặng hơn, “Điều ước thứ 7” - một chương trình nhân văn giành nhiều thiện cảm đã bị dừng phát sóng, mà theo VTV: “Nguyên nhân là do những người thực hiện chương trình đã không thực hiện đúng quy trình thẩm tra thông tin, phát sóng thiếu cẩn trọng, thiếu chặt chẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc”.

Mới đây nhất, một lần nữa, HTV lặp lại “vết xe đổ” của VTV với câu chuyện của người cha nghèo Đặng Hữu Nghị ở huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh nuôi hai con nhỏ bại não. “Lòng tin” của khán giả về nghị lực chiến đấu với số phận của anh Nghị đã kết thúc bằng “sự thật”: vợ anh Nghị không bỏ mặc ba cha con và gia đình anh cũng không khó khăn như trong chương trình “Hát mãi ước mơ” đã phát sóng. Anh Đặng Hữu Nghị đã khóc và xin lỗi: "Tôi thất học, nên không biết nói như vậy về vợ là không tốt. Tôi mong dư luận có cái nhìn lại vợ tôi, người không hề bỏ con. Tôi xin lỗi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm".

Trong chương trình phát sóng, Trấn Thành, Cẩm Ly, Ốc Thanh Vân rưng rưng trước hoàn cảnh của cha con anh Nghị.

Bản chất con người luôn dễ rung động trước những số phận gian truân, những mảnh đời nghèo khổ, côi cút. Cuộc sống hiện đại với guồng quay vật chất gấp gáp thì những câu chuyện mau nước mắt lại càng trở thành công cụ truyền thông hút rating hiệu quả.

Nước mắt của khán giả với những nhân vật đáng thương là thực. Số tài khoản, đồng tiền của các Mạnh Thường Quân là thực. Chỉ có câu chuyện của nhân vật là đôi phần không thực, chưa nói đến việc đã bị phóng đại, tô vẽ. Bị “hố”, người lặng lẽ thở dài, người bức xúc lăng mạ nhân vật. Trong câu chuyện của anh Nghị, giữa tâm bão chửi bới người cha tham lam, lừa lọc, người ta quên mất điều quan trọng nhất lúc này vẫn là số phận và tương lai của hai đứa trẻ bại não.

Vợ anh Nghị vì không chịu nổi áp lực dư luận đã lên tiếng về sự thật câu chuyện.

Trong bộ phim “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa” của đạo diễn Mai Thế Hiệp có chi tiết rất xúc động. Nhân vật người mẹ già do NSƯT Kim Xuân thủ vai, lúc gần đất xa trời đã đăng ký thi hát trên truyền hình để tìm lại đứa con trai thất lạc. Mong ước giản dị khi lên truyền hình của người mẹ già đó, có lẽ chỉ có… trong phim. Các chương trình truyền hình thực tế đã trở thành nơi gửi gắm mơ ước, tham vọng của nhiều người. Người vô danh thành nổi tiếng, những số phận nghèo khó bỗng đổi đời chỉ sau một đêm. Nhiều người không ngại chiêu trò, “diễn sâu”, chấp nhận sống trong sự hèn nhát, lọc lừa để đạt được mục đích của mình.

Sau sai sót, nhà đài, nhà sản xuất nhận lỗi vì chưa chọn lọc, xác minh tìm hiểu kỹ nhân vật. Chỉ có khán giả là ngơ ngác, sửng sốt. Khán giả tẩy chay nhân vật, chương trình là nhẹ. Cái giá đắt nhất chính là con người đánh mất niềm tin, kể cả vào những điều đẹp đẽ, chân phương nhất.

Chủ Đề