Chỉ huy quân ta chống Pháp xâm lược ở Đà nẵng là ai

I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

- Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

- Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự ở Gia Định năm 1959.

- Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2/1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.

- Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. Tháng 7/1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hoà mới được xây dựng.

- Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết [25/10/1860], tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.

- Rạng sáng 24/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự nhưng không thắng nổi hoả lực của địch, Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí kết với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì [Gia Định, Định Tường, Biên Hoà] và đảo Côn Lôn, mở ba cửa biển [Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên] cho Pháp vào buôn bán.

+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

+ Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương tương 280 vạn lạng bạc.

+ Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

- Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.

- Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng [Hi Vọng] của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông [10/12/1861].

- Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo.

+ Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.

+ Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, tháng 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hoà [Gò Công]. Sau ba ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút lui rồi về căn cứ Tân Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết [20/8/1864].

+ Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền [con trai Trương Định] đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp. Bộ phận còn lại chia thành các nhóm nhỏ, toả đi xây dựng các căn cứ khác.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất [5/6/1862], triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

- Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/6/1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây [Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên] không tốn một viên đạn.

- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

+ Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… 

+ Nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc, có người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hô Huân Nghiệp, Phan Văn trị…

+ Nguyễn Hữu Huân đã hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông [Rạch Giá] bị giặc bắt đem ra chém.

+ Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

Page 2

SureLRN

Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là


A.

B.

C.

D.

Lớp 8

Lịch sử

Lịch sử - Lớp 8

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :]]

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Mã câu hỏi: 234249

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Lịch Sử

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Hai mươi năm sau khi thành lập, Đảng Quốc đại phân hóa thế nào?
  • Nước Nga thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến trong hoàn cảnh nào?
  • Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?
  • Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào cách mạng của giai cấp nào?
  • Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?
  • Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
  • Nguyên nhân chính làm cho Quốc tế thứ hai tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì?
  • Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập dựa trên yêu cầu nào là quan trọng nhất?
  • Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh?
  • Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là gì?
  • Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở đâu?
  • Lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là ai?
  • Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?
  • Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là những tỉnh nào sau đây?
  • Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn?
  • Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của đối tượng nào sau đây?
  • Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương gì?
  • Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu?
  • Đội nghĩa binh ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng cửa ô Thanh Hà?
  • Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
  • Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là ai đã mạnh tay hành
  • Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
  • Nông dân Yên Thế đứng nhằm mục đích gì?
  • Tại sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
  • Vào những năm 60 của TK XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã t
  • Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối TK XIX, yêu cầu gì đặt ra?
  • Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ thế nào?
  • Lợi dụng cơ hội gì Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
  • Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực
  • Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, ai đã mạnh tay hành

Video liên quan

Chủ Đề