Chỉ số đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Theo dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vừa được công bố, trẻ sẽ được đánh giá ở 6 lĩnh vực với 22 chuẩn và 70 chỉ số.

Học sinh mầm non 5 tuổi sẽ được đánh giá với các tiêu chuẩn mới. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để lấy ý kiến đóng góp của người dân.

Theo đó, dự thảo bộ tiêu chuẩn gồm 6 lĩnh vực, 22 chuẩn, 70 chỉ số.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chuẩn nhằm định hướng về sự phát triển của trẻ em 5 tuổi, giúp các nhà quản lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ em và các tổ chức, cá nhân liên quan hiểu rõ về khả năng, mức độ đạt được của trẻ em 5 tuổi. Đây cũng là cơ sở xác định kết quả mong đợi ở trẻ trong xây dựng Chương trình giáo dục mầm non; làm căn cứ tham chiếu để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và Quốc gia.

[Hà Nội: Đóng cửa cơ sở Mầm non có giáo viên bạo hành trẻ 15 tháng tuổi]

Dự thảo quy định, trẻ em 5 tuổi là trẻ trong độ tuổi từ 60 tháng đến 71 tháng. Chuẩn là những mong đợi trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được.

Các lĩnh vực đánh giá cụ thể như sau:

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

Chuẩn 1. Trẻ có thể lực để tham gia tích cực vào các hoạt động Chuẩn 2. Trẻ thích ứng với sự thay đổi của hoạt động thể chất và môi trường Chuẩn 3. Trẻ có kỹ năng vận động thô [vận động cơ lớn] Chuẩn 4. Trẻ có kỹ năng vận động tinh [vận động cơ nhỏ] Chuẩn 5. Trẻ thực hành ăn, uống lành mạnh và thói quen vệ sinh cơ bản Chuẩn 6. Trẻ có kỹ năng an toàn

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm-xã hội

Chuẩn 7. Trẻ nhận thức và thể hiện thái độ đối với bản thân Chuẩn 8. Trẻ có thể quản lý cảm xúc và thể hiện trách nhiệm với người khác Chuẩn 9. Trẻ ứng xử phù hợp trong mối quan hệ với người khác và môi trường Chuẩn 10. Trẻ thể hiện sự trung thực trong giao tiếp và ứng xử với người khác

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

Chuẩn 11. Trẻ nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp Chuẩn 12. Trẻ thể hiện ngôn ngữ sáng tạo Chuẩn 13. Trẻ sẵn sàng cho việc học đọc Chuẩn 14. Trẻ sẵn sàng cho việc học viết

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức

Chuẩn 15. Trẻ thực hiện các kỹ năng liên quan đến số, đếm và đo Chuẩn 16. Trẻ xác định hình dạng, quy tắc sắp xếp, định hướng trong không gian và thời gian Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hiểu biết và thực hiện khám phá khoa học Chuẩn 18. Trẻ nhận biết và thể hiện kỹ năng phù hợp khi tiếp cận công nghệ số

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Chuẩn 19. Trẻ thể hiện khả năng cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc sống Chuẩn 20. Trẻ sử dụng nghệ thuật để thể hiện sự sáng tạo của bản thân

Các chuẩn tiếp cận với việc học

Chuẩn 21. Tự chủ với việc học Chuẩn 22. Giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống

Mỗi chuẩn sẽ gồm các chỉ số. Thông tin chi tiết xem tại đây.

Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, đổi mới phương pháp và hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Bộ chuẩn. Các cơ sở cũng có trách nhiệm truyền thông, hướng dẫn cha mẹ trẻ em, người chăm sóc trẻ về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em./.

Các tác giả

  • Từ khóa:
  • tiêu chí đánh giá
  • đánh giá
  • tố chất thể lực
  • trẻ mầm non

Tóm tắt

Hiện nay, ở các nước trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng vấn đề phát triển tố chất thể lực cho trẻ 5-6 tuổi đang được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay giáo viên mầm non đang gặp nhiều khó khăn trong đánh giá thực trạng phát triển tố chất thể lực của trẻ 5-6 tuổi. Bài báo đề cập đến các tiêu chí đánh giá, thang đánh giá, cách tiến hành và kết quả đánh giá tố chất thể lực của trẻ 5-6 tuổi. Việc đánh giá tố chất thể lực của trẻ 5-6 tuổi là cơ sở giúp giáo viên mầm non nâng cao hiệu phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non.

Tài liệu tham khảo

Bộ GD-ĐT [2019]. Chương trình Giáo dục mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam.

Dương Nghiệp Chí [2000]. Đo lường thể thao. NXB Thể dục thể thao.

Đặng Hồng Phương [2014]. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm.

Đinh Văn Vang [2018]. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm.

Hoàng Trọng [1999]. Phân tích dữ liệu đa biến. NXB Thống kê.

Lưu Ngọc Sơn [2015]. Kĩ năng thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ mẫu giáo. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr 81-83.

Lưu Ngọc Sơn [2018]. Trò chơi vận động - Một phương tiện giáo dục tố chất thể lực hiệu quả cho trẻ mẫu giáo. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 10, tr 61-63.

Lưu Ngọc Sơn [2020]. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ 5-6 tuổi. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, kì 2 tháng 7, tr 98-101.

Cách trích dẫn

Lưu , N. S. [2021]. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá tố chất thể lực của trẻ 5-6 tuổi. Tạp Chí Giáo dục, 495[1], 36–41. Truy vấn từ //tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/38

Chủ Đề