Chỉ số mảng là gì

I.        Tóm tắt kiến thức

Định nghĩa: Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.

Tại sao phải dùng mảng một chiều để lưu trữ dữ liệu?

Để trả lời cho câu hỏi trên ta xét một ví dụ đơn giản sau:

Nhập vào nhiệt độ [trung bình] của mỗi ngày trong tuần, tính và đưa ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình của tuần?

Theo kiến thức đã học, ta sẽ khai báo 7 biến số7 câu lệnh If để giải quyết bài toán này.

Vậy nếu ta mở rộng phạm vi bài toán từ 7 ngày sang N ngày [với N=365 ngày] thì ta phải khai báo 365 biến và sử dụng 365 câu lệnh If.

 =>Số lượng biến phải dùng cho bài toán quá lớn và chương trình quá dài, làm cho người lập trình khó nhớ [nếu sử dụng các biến khác nhau[a,b,c,d,…] thay vì sử dụng các biến[t1,t2,t3,…] ].

Chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách sử dụng một kiểu dữ liệu mới: kiểu mảng một chiều.

Ví dụ ta có mô hình mảng một chiều sau:

17

20

18

25

19

12

19

1

2

3

4

5

6

7

A

Trong đó:

Tên mảng: A

Số phần tử của mảng là: 7

Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu nguyên

Khi tham chiếu đến phần tử thứ i ta viết A[i] ví dụ: A[5]=19.

=>Các thành phần của một mảng một chiều:

+ Tên mảng;

+Số lượng phần tử;

+Kiểu dữ liệu của mảng;

+Cách tham chiếu đến các phần tử.

Như vậy để làm việc với mảng một chiều thì ta phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khai báo biến

Có 2 cách khai báo biến mảng:

Ø  Cách 1: Khai báo gián tiếp

TYPE nhietdo = array[1..7]of Integer;

Var A: nhietdo;

[Công thức chung:

TYPE = array[..] of ;

Var :;

Lưu ý:

Ø  Chỉ số đầu Nên sử dụng cấu trúc lặp FOR…TO…DO để nhập tuần tự các giá trị của mỗi phần tử mảng từ phần tử đầu tiên cho tới phần tử cuối cùng. Với mỗi chỉ số i thì A[i] nhận một giá trị [với i=1,…,n].

Bước 3: In mảng

Writeln[‘Mang vua nhap la: ’];

For i := 1 to n do

Write[A[i]:5];

==>Nên sử dụng cấu trúc lặp FOR…TO…DO để xuất tuần tự các giá trị của mỗi phần tử mảng từ phần tử đầu tiên cho tới phần tử cuối cùng ra màn hình. Nên cho độ rộng giữa các phần tử.

[*

Một số thao tác xử lí khác:

Đếm các phần tử của mảng thỏa mãn điều kiện cho trước.

Tính tổng các phần tử của mảng thỏa mãn điều kiện cho trước.

*]

Bước 4: Tính nhiệt độ trung bình của tuần và đếm số ngày có nhiệt độ trung bình lớn hơn nhiệt độ trung bình của tuần.

Đề xuất thuật toán:

B1: Tính nhiệt độ trung bình;

B2: Khởi tạo giá trị biến đếm;

B3: duyệt lần lượt tất cả các phần tử trong mảng và xét: Nếu A[i]>TB thì biến đếm tăng lên 1 đơn vị;

==>Các lệnh tương ứng của ngôn ngữ lập trình

    Tong :=0;

For i :=1 to n do

Tong := Tong+A[i];

Tb := Tong/n;

Dem :=0;

For i :=1 to n do

if A[i] > Tb then Dem := Dem+1;

Writeln[‘Nhiet do trung binh tuan:’,Tb:4:1];

Writeln[‘So ngay co nhiet do trung binh cao hon nhiet do trung binh cua tuan la:’,Dem];

Mở rộng bài toán:

Tính tổng các phần tử của mảng chia hết cho 3.

Tìm phần tử lớn nhất của mảng.

Tìm phần tử nhỏ nhất của mảng.

Sắp xếp mảng đã cho theo trình tự không giảm.

Tìm vị trí phần tử trong mảng có giá trị chia hết cho 1 số nguyên k bất kì được nhập từ bàn phím.

….

Tổng kết

Ø  Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tự cùng kiểu.

Ø  Khai báo: tên mảng, chỉ số đầu, chỉ số cuối, kiểu phần tử.

Ø  Tham chiếu phần tử của mảng: Tên biến mảng[chỉ số phần tử]

Ø  Nhiều thao tác xử lí mảng dùng cấu trúc lập FOR..TO..DO

Yêu cầu: học sinh xem lại một số thuật toán đã được học trong chương trình tin học lớp 10 như tìm số lớn nhất, nhỏ nhất, sắp xếp, tìm kiếm tuần tự, …

II.     Bài tập

1. Viếtchươngtrìnhnhập vàomộtdãysốnguyênnphầntử với n nguyên dương bất kì được nhập từ bàn phím.

In dãy số đã nhập ra màn hình.

Tìm phần tử lớn nhất trong dãy số đã nhập và xuất ra màn hình.

Sắpxếpdãysố đã nhập theo trìnhtự không giảm [dùng thuật toán tráo đổi].

nhgiátrịtrungbìnhcủadãy số nguyên đã nhập.

2.Viết chương trình nhập dãy n số và in ra tổng các số lẻ trong dãy số vừa nhập với n nguyên dương được nhập từ bàn phím.

3.Viết chương trình nhập n số, xoá số thứ k trong n số vừa nhập.In ra n-1 số còn lại.

n= 10 [Nhập 10 phần tử]

Ví dụ: Nhập 2, 3, 4, 5, 6, 8, 7, 6, 5, 4.

k= 8 [Xoá phần tử thứ 8].

In ra: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 7, 5, 4.

4. Viết chương trình cho phép nhập một dãy gồm n số nguyên.

Nhập thêm một số và chèn thêm vào dãy sau phần tử thứ k.

[với k,n nguyên dương được nhập từ bàn phím].

5.Viết chương trình cho phép nhập một dãy gồm n số nguyên . Xuất ra giá trị phần tử lớn nhất của mảng và vị trí của phần tử đó trong mảng.[n nguyên dương nhập từ bàn phím].

6.Viết chương trình cho phép nhập một dãy gồm n số nguyên . Xuất ra giá trị phần tử nhỏ nhất của mảng và vị trí của phần tử đó trong mảng.[n nguyên dương nhập từ bàn phím].

 7. Viết chương trình cho phép nhập một dãy gồm n số nguyên. Xuất ra các phần tử có giá trị là những số chẵn.[n nguyên dương nhập từ bàn phím].

8. Viết chương trình cho phép nhập một dãy gồm n số nguyên. Xuất ra các phần tử có giá trị là những số lẻ.[n nguyên dương nhập từ bàn phím].

9.Viết chương trình in dãy n số fibonacy.

10.Viết chương trình in ra màn hình giai thừa của n.

Ví dụ: n! = 1.2.3.4.5.6…n

[n nguyên dương nhập từ bàn phím].

11.Tạo mảng A gồm n [n

Chủ Đề