chỉ tiêu đánh giá tài nguyên nước của một quốc gia là:

Đặc điểm kinh tế của tài nguyên nước [Phần 1]

bởi
phuongln
-
02/11/2017
6300
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Trong thời gian gần đây, nước trở thành một chủ đề mang tính thời sự được cả thế giới quan tâm. Tuy còn nhiều tranh luận khác nhau xung quanh chủ đề nước, nhưng hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều đánh giá nước là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ XXI. Cách tiếp cận về nước dưới góc độ kinh tế học là một cách tiếp cận mới, đang tạo ra những quan điểm tranh luận khác nhau trên thế giới. Được đánh giá là vàng xanh của thế giới, nước cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng nghĩa, để có thể hoạch định các chính sách quản lý một cách hiệu quả, để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững cho mỗi quốc gia và trên toàn cầu.

1.Những khái niệm cơ bản

Trong lịch sử phát triển của loài người, quan niệm về nước dưới góc độ kinh tế học đang dần thay đổi. Trong những tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất về kinh tế học, Wealth of Nations của Adam Smith đã mô tả nghịch lý giữa nước và kim cương như sau: Từ giá trị có hai nghĩa khác nhau, một là giá trị sử dụng, hai là giá trị trao đổi. Những thứ có giá trị sử dụng lớn nhất thì thường ít hoặc không có giá trị trao đổi, và ngược lại những thứ có giá trị trao đổi lớn nhất thì thường ít hoặc không có giá trị sử dụng. Không có gì sử dụng nhiều hơn nước, nhưng nước không có giá trị trao đổi bởi nó không tạo ra sự khan hiếm. Trái lại, kim cương luôn khan hiếm và nó luôn có giá trị trao đổi [Quyển 1, Chương IV]. Adam Smith đã so sánh nước và kim cương theo hai nghĩa khác nhau của từ giá trị và những phát hiện của Adam Smith đã hình thành nên khái niệm đầu tiên về nước dưới góc độ kinh tế học, đó là: nước có giá trị sử dụng và không có [hoặc rất ít] giá trị trao đổi.

Năm 1909, nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học, trong đó ông đưa ra một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả [được gọi là hiệu quả Pareto]. Hiệu quả Pereto hay còn gọi là Tối ưu Pareto, được hiểu như sau: Với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân đó có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hay tối ưu Pareto. Lý thuyết Pareto đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề về chi phí và lợi ích, cung cầu và giá cả, ảnh hưởng quan trọng đến những lý thuyết sau này liên quan đến tài nguyên nước.

Sang tới thế kỷ XIX, những công ty cung cấp nước sạch đô thị đầu tiên đã xuất hiện và đều là doanh nghiệp tư nhân. Sau đó, dưới tác động của cách mạng vệ sinh phương Tây, việc cung cấp nước sạch đã bắt đầu trở thành dịch vụ công ích [hàng hoá công cộng] và được chính quyền trợ giá. Quan niệm về nước bắt đầu thay đổi. Đặc biệt, từ khi Samuelson [1954] đưa ra các khái niệm và quan điểm về hàng hoá tư nhân và hàng hoá công cộng, nước bắt đầu được nhắc đến với tư cách là hàng hoá. Theo quan điểm của Samuelson, nước vừa là hàng hóa tư nhân, vừa là hàng hóa công cộng. Khi nước được sử dụng cho các hộ gia đình, các nhà máy, nông trại, nó là hàng hoá tư nhân. Khi nước được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải, giải trí hoặc phục vụ môi trường sống, nó là hàng hóa công cộng. Nước trong bể chứa là hàng hoá tư nhân, nhưng nước có trong các hồ chứa tự nhiên lại là hàng hoá công cộng. Samuelson cho rằng, khác với các loại hàng hoá khác như quần áo, thực phẩm hoàn toàn là hàng hoá tư nhân, không có biểu hiện gì của hàng hoá công cộng, thì nước lại là một dạng hàng hoá khác với những hàng hoá đó. Nước là hàng hóa công cộng đối với tất cả mọi người, là chủ thể để định giá quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu.

Chủ đề nước tiếp tục được các nhà khoa học bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau như phân tích giá cả của nước, chi phí của nước, sự cần thiết của nước, cung-cầu nước, nhưng các khái niệm này vẫn chưa được bàn luận một cách thấu đáo trong thập kỷ 1970-1980. Cho đến thập kỷ 1990s, khi các vấn đề về dân số, môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khu vực hoá, toàn cầu hoá trở thành các vấn đề quan trọng của thế giới, nước bắt đầu được nhìn nhận lại về các giá trị của mình và trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Năm 1992, trong Diễn đàn quốc tế về nước và môi trường tổ chức tại Dublin, nước được định nghĩa như sau: Nước có giá trị kinh tế và cần phải được công nhận là một hàng hóa kinh tế. Tiếp theo đó, Boland and M.Hanemann cho rằng: nước không khác với bất kỳ các hàng hóa kinh tế khác. Nước không cần thiết hơn lương thực, quần áo, nhà ở, nhưng nó cũng phải tuân thủ theo đúng các quy luật kinh tế.

Từ các quan niệm trên đây, các nhà nghiên cứu kinh tế học trên thế giới cho rằng, nước rất khó được giải thích đầy đủ bằng các lý thuyết kinh tế bởi nó liên quan nhiều đến các nhân tố khác nhau. Do đặc trưng vốn có của nước, nước có thể vừa đóng vai trò là hàng hoá tư nhân và hàng hoá công cộng, nó vừa có thể đánh giá được giá trị nhưng cũng vừa khó đánh giá giá trị, giá cả và chi phí do tính lưu động, tính bốc hơi, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm và các đối tượng sử dụng [con người, cây cối, động vật, nhà máy, nông trại.]. Trong phạm vi nghiên cứu ở đây, dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể đưa ra một định nghĩa như sau: Nước là một loại tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của các xã hội. xét dưới góc độ kinh tế học, nước có giá trị kinh tế đối với tất cả các đối tượng sử dụng và là một loại hàng hóa kinh tế với những đặc trưng vừa tương đồng vừa khác biệt với các loại hàng hóa thông thường khác. Chính vì vậy, việc quản lý nguồn tài nguyên nước cần phải có những bước tính toán cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  1. Đặc điểm của tài nguyên nưc

Tài nguyên nước được chia thành 3 loại:

+ Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên trái đất mà trong điều kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai thác, như nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại dương

+ Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng ở trạng thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc xảy ra rủi ro, ví dụ như nước lũ, nước ngầm nằm sâu

+ Tài nguyên hiện thực của một vùng, là toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và ngầm mà con người dễ dàng khai thác sử dụng.

Tài nguyên nước có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, tính lưu động của nước. Nước có xu hướng chảy trên bề mặt. Theo dòng chảy, nước có thể thấm, dò rỉ xuống lòng đất, hoặc bốc hơi. Khi nước được sử dụng để phục vụ cho các loại cây trồng hoặc chơi cảnh quan ở đô thị, phần lớn nước sẽ bị dò rỉ xuống lòng đất hoặc chảy tràn trên bề mặt. Cho dù đối tượng sử dụng nước là các cá nhân hay các ngành công nghiệp, nước sau khi sử dụng sẽ trở thành nước thải và lượng nước thải này có thể lại được các đối tượng khác sử dụng, chẳng hạn như cây cối

Tính lưu động của nước cho thấy nước có nhiều cơ hội được sử dụng liên tục và được tái chế. Đây là điểm đặc trưng để phân biệt với các loại hàng hoá khác, chẳng hạn so với đất đai không có tính sử dụng liên tục hoặc nhiều đối tượng sử dụng. Những đặc tính này của nước là hàm ý quan trọng đối vớỉ chính sách kinh tế, xã hội và luật pháp. Bảo tồn dấu chân của nước là rất tốn kém và khó khăn. John Anthony Allan đưa ra khái niệm nước ảo [Virtual watery [1993] để cho thấy quan hệ đánh đổi giữa nước và sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ, để sản xuất ra một thanh chocolate 250 gram, cần 4.000 lít nước ngọt ở tất cả các phân đoạn của một chuỗi sản xuất; hay để có một miếng beefsteak cần 7.500 lít nước. Vì vậy, để có một thanh chocolate phải hy sinh 4.000 lít nước ngọt, hay để có một miếng beefsteak phải hy sinh 7.500 lít nước ngọt. Nói cách khác, nước ảo đo lượng nước ẩn chứa trong sản phẩm. Một tách cà phê không chỉ có nước nhìn thấy trong tách đó mà còn bao gồm cả lượng nước ảo cần thiết để trồng và cho ra lượng hạt cà phê cần thiết. Nước ảo đơn vị đo đếm là m3/tấn hoặc lít/tấn trở thành thước đo về tiết kiệm nước trong sản xuất tại chỗ. Ở những khu vực khô hạn và bán khô hạn, biết giá trị nước ảo của một sản phẩm hay dịch vụ sẽ hữu ích cho việc sử dụng lượng nước khan hiếm sẵn có. Khi hàng hóa được trao đổi quốc tế, nước ảo cũng được trao đổi. Khi một quốc gia xuất khẩu hàng hóa, họ xuất khẩu nước ảo; còn khi họ nhập khẩu hàng hóa, họ nhập khẩu nước ảo. Nếu một quốc gia nhập khẩu một tấn gạo thay vì tự sản xuất, quốc gia đó được xem như nhập khẩu 2.500 mét khối nước ảo và vì vậy để dành được 2.500 mét khối nước cho bản thân. Điều này hàm ý, quốc gia khan hiếm nước nên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm ít thâm dụng nước và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng nước [water-intensive product]. Nhược điểm của nước ảo là khó đo được lượng nước ẩn chứa trong các dịch vụ [ca hát, dạy học, v.v] và do đó có thể đo không chính xác lượng nước ẩn chứa trong các sản phẩm nếu quá trình sản xuất ra sản phẩm đó đòi hỏi một số dịch vụ. Nhược điểm nữa là mỗi sản phẩm, mỗi công đoạn sản xuất cần chất lượng nước khác nhau. Không thể so sánh nước để cấy lúa với nước để sản xuất tân dược. Ngoài ra, nước ảo chỉ tính lượng nước được sử dụng, không tính đến lượng nước xả thải.

Hoekstra [2002] đưa ra khái niệm dấu chân nước để khắc phục nhược điểm của nước ảo, là một cách đo lường tổng lượng nước ngọt trực tiếp và gián tiếp [nước ảo] tiêu thụ cũng như xả thải bởi một cá nhân hoặc một tổ chức hay một cộng đồng [thành phố, tỉnh, vùng] trong một đơn vị thời gian nhất định thường được niên hóa [annualized]. Đơn vị đo đếm của dấu chân nước là m3/người/năm. Dấu chân nước thể hiện dấu vết của mọi hoạt động trong cuộc sống của cá nhân hoặc cộng đồng để lại thể hiện qua lượng nước. Nó là một chỉ số địa lý rõ ràng, không chỉ cho thấy lượng nước được sử dụng và xả thải, mà còn cả vị trí của chúng.

Có 3 loại dấu chân nước: lục, lam và xám. Dấu chăn nước lục là nước từ tầng ngậm nước bị thực vật hút. Loại nước này liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt và lâm nghiệp. Dấu chân nước lam là nước có nguồn gốc từ mặt đất và dưới dất và được bay hơi, tích hợp vào một sản phẩm hoặc được lấy khỏi một vùng nước và trở lại một vùng nước khác vào một thời gian khác. Nông nghiệp được tưới tiêu, công nghiệp và sử dụng sinh hoạt để lại dấu chân nước lam này. Dấu chân nước xám là lượng nước ngọt cần thiết để hòa loãng các chất ô nhiễm để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước cụ thể. Dấu chân nước xám liên quan đến ô nhiễm nguồn điểm xả tới một nguồn nước ngọt trực tiếp thông qua một đường ống hoặc gián tiếp thông qua các dòng chảy hoặc rửa trôi từ đất, bề mặt không thấm nước, hoặc các nguồn khuếch tán khác. Tóm lại, nước lục và nước lam liên quan đến tiêu dùng nước, còn nước xám liên quan đến xả thải nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy để sản xuất một kilogram thịt bò cần 15 mét khối nước trong đó 93% là nước lục, 4% là nước lam và 3% là nước xám.

Nhược điểm của dấu chân nước là nó không chứa bất kỳ thông tin nào liên quan đến chi phí kinh tế của việc sử dụng và xả thải nước. Các điều kiện kinh tế, sinh thái và thủy văn của các vùng khác nhau sẽ khác nhau và do đó khiến cho việc so sánh dấu chân nước giữa các nơi trở nên thiếu chính xác. Các điều kiện đó cũng có thể thay đổi theo thời gian khiến cho việc so sánh dấu chân nước giữa các thời điểm trở nên thiếu chính xác.

Các khái niệm nước ảo và dấu chân nước tuy còn một số điểm chưa hoàn hảo, nhưng tạo thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên nước. Tính toán được nước ảo hay dấu chân nước cho sản phẩm nào hay ngành nào sẽ là cơ sở để xây dựng định hướng cho việc phát triển hay không phát triển ngành đó. Năm 2008, Allan đã được tặng Giải thưởng Nước Stockholm, có thể coi như giải Nobel môi trường.

Thứ hai, tính dễ biến đổi của nước. Cùng với đặc tính lưu động, nước còn có sự biến đổi rất lớn về nguồn cung tính theo không gian, chu kỳ và chất lượng nguồn nước. Do tính dễ biến đổi của nước, con người gặp thách thức rất lớn trong việc cân đối giữa cung và cầu về nước. Các bể chứa, hồ chứa là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát nguồn cung nước, nhưng sự thay đổi nguồn cung vẫn tác động không chỉ đến việc lắp đặt lại hệ thống nguồn nước tự nhiên mà còn tác động đến hệ thống luật pháp, thể chế trong sử dụng nước. Trong khi đó, xét ở góc độ cầu về nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, cầu về nước có thể bị gián đoạn, không đều giữa mùa tưới tiêu và mùa thu hoạch. Các đối tượng sử dụng nước khác nhau cũng có cầu về nước khác nhau. Sự gián đoạn về cầu cũng khiến việc đánh giá cần bằng cung -cầu về nước không phải là nhiệm vụ dễ thực hiện.

Về không gian, nước được phân phối không đều giữa các châu lục, giữa các quốc gia, giữa các vùng địa lý ngay trong một quốc gia. Theo J.A.A.Jones [1999], có tới 97,41% thể tích nước trái đất nằm trong biển và đại dương, 1,98% trong băng tuyết hai cực, núi cao, còn lại 0,61% nằm rải rác trong không khí và các thuỷ vực mặt, ngầm ở lục địa. Nhiều người cho rằng những loại nước không nằm trong biển và đại dương đương nhiên là nước ngọt. Thực tế không phải như vậy. Một phần nước ngầm và nước hồ có độ khoáng hoá khá cao. Trên thế giới nước tự nhiên có độ mặn cao nhất không nằm trong biển và đại dương, mà ở hồ Chết, nơi người và động vật không thể chìm hoàn toàn trong nước được. Chỉ có 2,31% tổng thể tích nước trên trái đất là nước ngọt, trong đó 85,9% nằm trong băng tuyết hai cực và núi cao, 13,5% nằm trong nước ngầm. Sông ngòi chứa được 1.700km3 nước, chiếm 0,0001% tổng lượng và 0,005% lượng nước ngọt của trái đất. Ngoài ra, phần lớn lượng nước ngọt của trái đất phân bố ở những nơi không thuận lợi cho khai thác, như trong băng tuyết vĩnh cửu ở hai cực, trên đỉnh núi cao hoặc nằm rất sâu dưới lòng đất. Theo thông tin từ vệ tinh, dưới đáy hoang mạc Sahara có dấu tích lòng sông rõ rệt, chứng tỏ vùng này từng một thời rất ẩm ướt và hiện vẫn còn một bể nước ngầm khổng lồ, trữ lượng khoảng 600.000km mà con người chưa khai thác được.Trong cân bằng nước các châu lục, xét theo lớp dòng chảy, Nam Mỹ có tài nguyên nước dồi dào nhất, gấp 3 lần trung bình thế giới, còn châu Úc có tài nguyên nước hết sức hạn chế, chỉ bằng khoảng 1/6 trung bình thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng cấp nước thực tế được đánh giá căn cứ theo bình quân theo đầu người hoặc diện tích. Khi đó, bình quân nước sông theo đầu người của châu Úc lại là lớn nhất, gấp 7 lần trung bình thế giới [do dân cư thưa thớt], châu Á có bình quân nước sông theo đầu người thấp nhất, bằng khoảng 0,4 lần trung bình thế giới.

Về chu kỳ, theo thời gian, tài nguyên nước phân phối không đồng đều. Hai chu kỳ biến động rõ nét nhất của tài nguyên nước theo thời gian là chu kỳ mùa và chu kỳ nhiều năm. Tính chu kỳ của tài nguyên nước là hệ quả của việc một số yếu tố hình thành chúng biến động có tính chu kỳ. Chu kỳ mùa có nguyên nhân từ những quá trình của tự thân trái đất, còn chu kỳ nhiều năm hiện được coi như có nguyên nhân từ các quá trình diễn ra trong vũ trụ, trong đó người ta đặc biệt nhấn mạnh tới chu kỳ năm hoạt động của mặt trời. Tính chu kỳ nhiều năm của tài nguyên nước chưa được các đối tượng sử dụng nước hiểu biết đầy đủ như tính chu kỳ năm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đôi khi những biểu hiện cực biên của chế độ khí hậu, thuỷ văn mang tính chu kỳ cũng gây nên những hiện tượng, thời tiết, thuỷ văn cực đoan, nhưng chúng đều có thể dự báo và ứng phó được. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta đánh đồng các hiện tượng này với những biến đổi khí hậu toàn cầu, là hiện tượng có liên quan với các tác động tới môi trường không khí ở tầm vĩ mô. Tính chu kỳ của tài nguyên nước là cơ sở cho việc lập bài toán quy hoạch, ra quyết định phát triển, cũng như thiết kế, vận hành các công trình điều tiết dòng chảy. Để thích ứng được với nhịp điệu thời gian của chế độ dòng chảy, con người sẽ phải hoặc là điều tiết nhịp điệu sản xuất và dùng nước, hoặc là xây dựng hồ chứa để điều tiết dòng chảy. Những cố gắng mở rộng sản xuất không tính tới tính chu kỳ của tài nguyên nước có thể sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nước, với khả năng cấp hạn chế trong các mùa và pha nước ít, gây khủng hoảng tài nguyên, sinh thái, môi trường và phát triển. Tính biến động có chu kỳ của tài nguyên nước là cơ sở cho việc hình thành những tập quán truyền thống trong khai thác nước nói riêng và phát triển sản xuất, kinh tế, xã hội nói chung trong những vùng địa lý khác nhau.

Về chất lượng, nước có thể tự tái tạo về lượng, chất và năng lượng. Khả năng tái tạo về lượng và năng lượng của nước là khả năng tự bảo toàn giá trị và phục hồi phần bị tiêu hao, được thực hiện nhờ tuần hoàn nước. Ở những vùng khô hạn, khả năng tự tái tạo về lượng là kém nhất. Chất lượng nguồn nước khác nhau ở các vùng địa lý còn phụ thuộc vào lượng phù sa từ các con sông mang đến, từ sự xâm lấn của nước biển hoặc từ ô nhiễm môi trường. Theo dòng thuỷ lưu, nước mang những chất bị ố nhiễm đi xa khỏi vùng tiếp nhận, đưa ô nhiễm đến nơi khác, làm giảm đi nồng độ ô nhiễm trong nước ở những nơi trực tiếp bị ô nhiễm, nhưng lại khiến các vùng khác phải hứng chịu sự ô nhiễm gián tiếp không do mình gây ra. Tuy nhiên, quá trình sinh hoá tự làm sạch của nước không thể loại bỏ những chất ô nhiễm dạng cứng và những chất độc hại lơ lửng trong khối nước, tạo ra tích luỹ ô nhiễm trong trầm tích đáy, sinh ra trầm tích bùn đen, chứa nhiều chất độc hại, gây ra tích luỹ chất ô nhiễm theo dây chuyền sinh học sẽ rất cao. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên họp quốc về chất lượng nguồn nước thế giới cho thấy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đang diễn ra ở mức báo động ở các khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, đe đoạ đời sống nhân dân và gây thiệt hại nặng nề cho phát triển kinh tế. Báo cáo của ƯNEP đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 2010, môi trường nước của hơn 50% các dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ, đồng thời, nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng Vế các con sông ở châu Mỹ Latinh, 10 I 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh hưởng bởi 0 nhiễm ví sinh vật, phần lớn lả do việc xả nước thải, chất thải, rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, 90% người dân sử dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục đích tưới tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các khu công nghiệp, đô thị, nhà máy với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, độc hại, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt động khai khoáng, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng làm gia tăng độ mặn trong nước sông. Từ năm 199Ớ 2010, 1/3 số dòng sông ở 3 châu lục xảy ra tình trạng nước bị nhiễm mặn [cònnua]

[Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 7/2017]

Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Bài cũ hơnSố doanh nghiệp thành lập mới sắp cán mốc kỷ lục năm 2016
Bài đề mới hơnGiải ngân viện trợ ODA của Nhật cho Bangladesh bị chậm do vấn đề phí ngân hàng

Video liên quan

Chủ Đề