Chỉ tiêu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu

  • 10:33 21/01/2022
  • Xếp hạng 4.86/5 với 20506 phiếu bầu

Thủ thuật cắt rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh nở là những bước quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em. Nhiều chị em thắc mắc rằng chỉ tự tiêu tầng sinh môn là loại gì, chỉ tự tiêu trong bao lâu hay cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như thế nào?... Để giải đáp các thắc mắc này, các chị em hãy tham khảo bài viết sau đây.

Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn là loại chỉ khâu tầng sinh môn cho sản phụ sau đẻ, cái sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ gây mất thời gian và tạo cảm giác đau cho sản phụ.

Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng. Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.

Khâu tầng sinh môn tạo sự thuận lợi cho mẹ bầu khi sinh nở

Sau khi khâu tầng sinh môn xong các vết rạch sẽ cần phải thời gian hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 – 80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt.

Thông thường, các chị em sẽ mất khoảng 7 đến 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng không cần lo lắng vấn đề phải tới bệnh viện cắt chỉ vì đã sử dụng chỉ tự tiêu trong quá trình thực hiện khâu tầng sinh môn.


Vết chỉ khâu tầng sinh môn sau sinh sẽ tiêu sau bao lâu còn tùy thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu chăm sóc đúng chỉ định bác sĩ và sức khỏe đề kháng của người mẹ tốt thì sẽ tử cung sẽ hồi phục rất nhanh chóng và chỉ tầng sinh môn cũng tự tiêu. Vì vậy, bà mẹ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ đảm bảo sức khỏe bình phục tốt.

Một lưu ý của bác sĩ đối với những bà mẹ là tuyệt đối không lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Sau khi khâu tầng sinh môn, mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận để tránh rách vết khâu

Để vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường nhanh chóng được hồi phục, và bảo đảm tốt về sức khỏe cho sản phụ, thì việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần lưu ý.

  • Các bà mẹ cần phải giữ cho vùng khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ khô ráo. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần một ngày sau đó, lau khô một cách nhẹ nhàng.
  • Phải đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu tầng sinh môn và hãy thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị buốt hoặc sót.
  • Các bà mẹ nên sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót cotton thoải mái, thông thoáng.
  • Nên ăn nhiều rau quả, trái cây, rau xanh nhiều chất xơ, và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp các bà mẹ giảm nguy cơ bị táo bón sau khi sinh.
  • Sau khi khâu tầng sinh môn việc đi lại trong thời gian đầu sẽ khó khăn và đau đớn. Nhưng chị em hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng, vì điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
  • Các bà mẹ nên tập các bài tập cho đáy khung chậu càng thường xuyên càng tốt, vì việc này sẽ tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu tầng sinh môn và kích thích liền da.
  • Bà mẹ có thể thử chườm bằng đá cuốn trong tấm vải, nhưng chỉ nên chườm mỗi lần vài phút. Biện pháp này giúp giảm sưng phồng đồng thời nó cũng có thể làm giảm lượng máu đến vùng khâu nếu bạn chườm quá lâu.
  • Bên cạnh đó, bà mẹ lưu ý nên không nên quan hệ sinh hoạt vợ chồng trong khoảng 1 tháng cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.

Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sát sao giúp sản phụ có một thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để đăng ký gói thai sản hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Trong quá trình sinh thường, ở một số trường hợp, các bác sĩ buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp chị em có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Và việc chăm sóc vết khâu này là rất quan trọng.

Tầng sinh môn là khu vực của cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm.Tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Trên thực tế khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn khi cần thiết, cụ thể là trong những trường hợp sau:

  • Thai nhi có đầu quá to hoặc có trọng lượng khá lớn
  • Thai nằm ngôi mông hay chân  
  • Thai sinh non 
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Sản phụ rặn thời gian dài khi sinh
  • Sản phụ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn. 

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Thông thường, vùng bị rách hoặc bị rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.

Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu chủ động cắt tầng sinh môn. Đối với một số sản phụ âm đạo giãn đủ rộng, có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc thai nhi nhỏ có thể bỏ qua thủ thuật này.

Bác sĩ sẽ rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng

Tìm hiểu thêm tại video giải đáp thắc mắc Rạch tầng sinh môn có đau không?  

Thông thường, sau 2- 4 tuần, vết khâu sẽ liền da. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này sẽ mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Thế nên mẹ sau sinh cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để vết thương nhanh lành.

Mẹ sẽ bị đau sau khi cắt tầng sinh môn. Một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa. Sản phụ có những bất thường sau đây nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám ngay:

  • Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
  • Chảy máu cục nhiều
  • Chườm lạnh: Là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Thực hiện bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Điều chỉnh tư thế: Nếu bị đau khi ngồi thì nên chuyển sang nằm sấp, hoặc nghiêng. Nếu ngồi, nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp thoải mái hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu sau sinh. Người phụ nữ nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Chăm sóc vết khâu: Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện trở nên khó khăn thì nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương.
  • Không nên thụt tháo
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hoạt động nhẹ nhàng.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Nếu bị đau vết khâu tầng sinh môn khi ngồi, sản phụ nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp thoải mái hơn.
  • Khâu tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” trong một vài tháng đầu. Vì thế, nếu gặp phải tình huống này, chị em hãy chia sẻ với chồng, tạm hoãn chuyện “gần gũi” đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Nên ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón, bởi tình trạng táo bón có thể khiến sản phụ rặn mạnh và gây tổn thương đến vết khâu chưa lành.
  • Cần hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại đến vết thương. Tuy nhiên, mẹ sau sinh có thể di chuyển xung quanh nhà một cách nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giúp vết thương mau lành hơn.
  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng viêm, nhưng hãy hỏi bác sĩ về thời gian và cách làm để đảm bảo an toàn thực hiện.
  • Một trong những cách giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn chính là dùng thuốc giảm đau. Nếu sản phụ bị đau nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.

    Chườm lạnh là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng

  • Giữ vùng vết khâu luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách sử dụng nước sạch đun sôi để nguội, pha muối loãng để rửa vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, nhất là sau khi tiểu tiện, sau khi vệ sinh nên thấm khô vùng kín bằng khăn mềm.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn bằng cách lau từ trước ra sau.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Sau khi đi vệ sinh, mẹ nên rửa sạch bằng nước ấm bằng cách dội từ trên xuống dưới giữa hai chân. Thực hiện ba lần một ngày và lau khô lại một cách thật nhẹ nhàng. Khi đi tiểu tiện xong thì nên xối nước bằng cách dùng vòi hoa sen để ngăn nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. Hoặc mẹ có thể dùng khăn giấy mềm và sạch để đặt nhẹ lên vết khâu, tránh nước tiểu làm xót hoặc buốt.
  • Nên tránh để vết thương tiếp xúc với bề mặt vải là tốt nhất. Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi thoải mái với eo cao để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu.
  • Lau rửa, chăm sóc vết khâu sau sinh

Khi vệ sinh vùng vết khâu, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

Mẹ không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Mặc dù vậy, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

  • Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ ảnh hưởng đến vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Vì vậy nên sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Việc đi lại sau khi khâu tầng sinh môn sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau đớn và khó khăn. Do đó, chị em nên đi lại nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vết thương. Cũng không nên nằm quá nhiều, nên đi lại vận động nhẹ để máu lưu thông giúp vết thương bớt sưng hơn. Tập bài tập sàn chậu hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.

Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. 

Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 sẽ tốt cho quá trình tạo máu. Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến mô đang bị tổn thương; mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…

Bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B, A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. 

Bổ sung vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi và uống nhiều nước để tránh táo bón. Bởi nếu bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. 

Ngoài ra, ăn cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc,… giàu kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn.

Không ăn kiêng khem, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe  giúp lành vết thương

Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, các mẹ sẽ có thể tự chăm sóc vết khâu tầng sinh môn chóng lành, sớm bình phục để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày thời kỳ sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề