Chích chòe lửa bạch tạng giá bao nhiêu?

Mới bước sang tháng 3, anh Hoàng Văn Hải, một nghệ nhân lai tạo chim cảnh tại Hà Nội đã chốt được khá nhiều đơn hàng, gồm những loại chim chào mào đột biến có màu sắc hòa trộn hết sức thu hút. Anh Hải cho biết, nhu cầu chơi chim lạ của giới sưu tầm rất đa dạng. Những loại chim như bạch trống, chào mào được săn tìm rất nhiều. Giá mỗi con chim dao động từ 28 - 30 triệu đồng/con nhưng vẫn hút hàng. Gần đây các trại lai tạo ghép nhiều loại với nhau để tạo ra những loài đột biến, có màu sắc lạ lẫm. Có những con cực đẹp giá trị lên đến 350 triệu đồng mà chính anh Hải đã bán cách nay 2 năm. Theo anh Hải, thị trường sinh vật cảnh độc lạ mặc dù âm thầm nhưng luôn sôi động, chỉ cần xuất hiện vật phẩm đẹp là lập tức có người mua ngay.

Chim hoàng khuyên trị giá hơn 500 triệu đồng

quang thuần

Trong giới chơi chim độc lạ ở Hà Nội, có lẽ không ai không biết đến ông Dương Văn Chương. Là một doanh nhân nổi tiếng, thành đạt trong lĩnh vực thời trang, ông Chương có điều kiện để tận hưởng thú chơi chim của mình. Ông Chương cho biết, bản thân đam mê thú nuôi chim từ nhỏ. Cách nay 18 năm ông bắt đầu đầu tư cho thú vui này. Bộ sưu tập chim cảnh quý lên tới hơn 60 con với tổng giá trị khoảng 10 tỉ đồng. Đặc biệt, trong số này nhiều con chim hoàng khuyên, chào mào, chích chòe than bạch, chích chòe lửa bông kiếm trắng, họa mi bạch tạng, chim rẽ quạt bạch tạng… được xem là “độc nhất vô nhị”, ở Việt Nam chỉ mình ông có. Ông Chương chia sẻ: Để tìm được một con chim đẹp, hội tụ đầy đủ các yếu tố như: màu lông đẹp, thần thái tinh anh, giọng hót hay, thì phải lặn lội khắp nơi tìm kiếm mới có được. Thậm chí, đối với nhiều con chim quý, ông Chương phải mất nhiều thời gian đeo đuổi mới thuyết phục thành công.

Bộ sưu tập chim quý của ông Chương

quang thuần

Không chỉ chim hoàng khuyên, ông Chương còn sở hữu hàng chục con chim khác… có giá từ 150 - 400 triệu đồng/con. Trong số này, nổi tiếng nhất là “nữ hoàng” chào mào từng gây xôn xao dư luận bởi vẻ đẹp và giọng hót hay. “Tổ chim này có 3 con, 2 con khuyên thường là mái và 1 con trống là hoàng khuyên chân hồng, mỏ hồng mắt đỏ như ngọc ruby. Sau đó, có người trả giá mua lại con chim mắt đỏ quý với giá 500 triệu nhưng tôi không bán”, ông Chương nói.

Bộ sưu tập chim quý hàng chục tỉ đồng của ông Dương Văn Chương [Hà Nội]

quang thuần

Kho đá quý khổng lồ

Với sở thích sưu tầm từ lúc nhỏ và một niềm đam mê mãnh liệt với đá quý, ông Trần Anh Tuấn, CEO một công ty chuyên về dược nhưng lại đang sở hữu một bảo tàng đá quý và cổ vật độc nhất Việt Nam.

Ông Trần Anh Tuấn đã tốn hàng trăm tỉ đồng để sở hữu bộ sưu tập đá quý độc đáo

quang thuần

\n

“Kho tàng” của ông Tuấn được xây dựng trên một khu đất rộng 3 hecta, nằm ở ngoại ô TP.HCM. Nhìn từ xa, khu sưu tầm bảo vật được xây dựng thành những gian nhà cổ Nam bộ cột gỗ, ngói đỏ, trông rất mát mẻ và thanh tịnh. Ông Trần Anh Tuấn ngoài 50 tuổi, đầy nét trẻ trung và nụ cười luôn nở trên môi. Đưa chúng tôi đi tham quan, ông Tuấn giới thiệu: “Ở đây có hàng chục ngàn mẫu vật, nếu xem lướt nhanh thì mất 3 giờ đồng hồ còn nếu nghiên cứu kỹ thì phải mất 3 ngày. Mới đây có một đoàn khách châu Âu sang tham quan, họ đánh giá hiện vật của mình không thua kém, thậm chí phong phú hơn hẳn tất các bảo tàng tư nhân của châu Âu”.

Vào khu trưng bày đá quý, chúng tôi ai cũng há hốc mồm trước sự phong phú và độ quý giá của nó. Có viên đá nở ra 5 bông hoa vàng một cách hài hòa. Có viên thiên thạch to như quả trứng, cháy đen lạ lùng.

Còn đá quý lấp lánh thì nhiều không kể xiết với đủ hình, đủ kiểu... “Đây là những viên đá hoàn toàn tự nhiên, tôi đã mất hơn 15 năm đi khắp Việt Nam và những nước từng đi qua để sưu tầm. Đến nay, tuy chưa thống kê nhưng tôi đoán không thể ít hơn 3.000 viên”, ông Tuấn nói.

Tảng đá quý được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay

quang thuần

Hiện ông Trần Anh Tuấn đang sở hữu tảng đá quý dạng thô lớn nhất Việt Nam. Khi vận chuyển tảng đá này, xe chở đá đi qua một cây cầu yếu và làm sập cầu, ông Tuấn phải bỏ gần 1 tỉ đồng để xây lại.

Ông Tuấn còn sở hữu một bộ sưu tập độc đáo là cổ vật trục vớt được từ 5 con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam. Bộ sưu tập này sau đó đã được ông chuyển nhượng cho một đại gia trong lĩnh vực vận chuyển ở Đồng Tháp.

Chào mào bạch tạng là một trong những giống chim vô cùng quý hiếm và độc đáo hiện nay. Những chú chim hiện được săn đón gắt gao bởi những người yêu chim. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài chim này về đặc điểm, mức độ quý hiếm cũng như giá bán, thì bài viết sau đây Runghoangda.com sẽ tổng hợp lại một cách chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

NỘI DUNG CHÍNH

  • 1. Vài nét về giống chim Chào mào bạch tạng
    • 1.1. Nguồn gốc của chào mào bạch tạng
    • 1.2. Đặc điểm ngoại hình của chào mào trắng
    • 1.3. Tập tính của chào mào bạch tạng
    • 1.4. Tập tính sinh sản của chào mào trắng
    • 1.5. Số lượng chim mào chào bạch tạng hiện nay
  • 2. Kinh nghiệm nuôi chào mào bạch tạng hiệu quả
    • 2.1. Cách chọn lồng chim
    • 2.2. Chào mào bạch tạng ăn gì?
    • 2.3. Chăm sóc và phòng bệnh cho chim
      • Bệnh trúng gió
      • Bệnh tiêu hoá
      • Bệnh ho
  • 3. Giá chim chào mào bạch tạng bao nhiêu? Đắt không?
  • 4. Mua chào mào bạch tạng ở đâu?
  • 5. Lời kết

1. Vài nét về giống chim Chào mào bạch tạng

Nói về bạch tạng thì chắc số đông người sẽ biết đó là một màu trắng tinh khôi trên khắp cơ thể. Do đó, loài chào mào bạch tạng cũng thế, chúng sở hữu một bộ lông trắng toàn thân, tuy nhiên vẫn có một số bộ phận trên cơ thể có màu khác như: Mắt, mí màu đỏ, đít màu đỏ, chân màu hồng nhạt. Đây lại là những đặc điểm giúp cho chúng trở nên nổi bật và thu hút hơn.

Tình trạng bạch tạng được nhiều chuyên gia xác định là do quá trình biến đổi gen, vì thế số lượng những chú chim như thế này là rất hiếm và rất ít trong tự nhiên cũng như trong nuôi dưỡng nhân tạo. Do đó, thì giá thành của những chú chim bạch tạng thường rất cao.

1.1. Nguồn gốc của chào mào bạch tạng

Ngoài cái tên bạch tạng, thì loài chim này còn có tên khác là chào mào trắng, chúng có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus và là một trong những loài chim được tìm thấy đầu tiên bởi nhà động vật học Calorus Linnaeus, được giới thiệu vào năm 1758.

Cũng giống như người anh em Chào mào má đỏ, thì loài chim chào mào trắng này cũng có nguồn gốc từ châu Á, chúng thích sinh sống tại các vùng nhiệt đới ẩm như Ấn Độ hoặc đông Myanmar. Ở Việt Nam thì số lượng loài chào mào má đỏ thì rất lớn, tuy nhiên những chú chim bạch tạng thường rất ít và hiếm trong tự nhiên.

1.2. Đặc điểm ngoại hình của chào mào trắng

Như chúng tôi chia sẻ trên, thì những chú chim chào mào loại này sở hữu một ngoại hình với toàn thân màu trắng mượt, cùng với một số điểm nhấn màu đỏ đó là lông hai bên má, vùng mắt, mí và lông hậu môn. Với hai chân có màu hồng nhạt khiến cho chúng trở nên nổi bật hơn.

Về cơ bản thì loài chào mào trắng có kích thước cũng như trọng lượng, ngoại hình giống như loài chào mào má đỏ. Và chính những chú chào mào má đỏ bị đột biến gen sẽ tạo nên những chú chào mào trắng, bạch tạng. Tuy nhiên tỷ lệ là rất rất ít, thế nên số lượng của loài chào mào trắng là rất hiếm.

Xem thêm: Chim Chích choè than

1.3. Tập tính của chào mào bạch tạng

Theo nhiều người đã và đang sở hữu những chú chào mào trắng quý hiếm này cho biết, chúng là một loài chào mào có tính cách độc đáo như ngoại hình của chúng vậy, rất mạnh mẽ và hiếu chiến. Vì thế mà chúng thường được sử dụng để thi đấu với những chú chim khác.

Ngoài ra giống chim này rất năng động, chúng có thể hót, nhảy nhót trong lồng cả ngày mà không biết mệt. Cùng với đó là chúng rất hung dữ và rất thích bắt nạt các chú chim yếu đuối hơn mình. Tuy nhiên, tích cách của chúng cũng phụ thuộc khá nhiều vào loại thức ăn mà bạn cho ăn hằng ngày. Những loại thức ăn cay nóng sẽ khiến chúng hung dữ hơn, còn thức ăn mát thì chúng sẽ ôn hoà hơn khá nhiều.

1.4. Tập tính sinh sản của chào mào trắng

Giống với loài chim mào má đỏ, thì chào mào trắng cũng thường sống theo cặp và theo bầy đàn. Khi đến mùa sinh sản thì chúng sẽ tiến hành giao phối và cùng nhau làm tổ và đẻ trứng. Tổ của chúng thường làm ở những bụi cây không quá cao, chỉ từ 1.5 – 2m so với mặt đất. Tổ của chúng cũng không quá to, kích thước và hình dáng tương tự như cái chén ăn cơm. Tổ thường được làm bằng các loại rễ cây đan lại với nhau.

Mùa sinh sản của loài chào mào trắng bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 dương lịch hằng năm. Mỗi mùa sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ 2 – 4 trứng và trứng sẽ nở sau khoảng 12 – 14 ngày ấp. Con non sẽ được chim bố chim chăm sóc từ nhỏ tới lớn, sau khi trưởng thành có thể gia nhập đàn của bố mẹ hoặc tách ra sống độc lập.

Một điều mà bạn có thể không biết, đó là chất thải của chim non trong tổ sẽ được chim bố mẹ ăn hết. Từ đó giúp cho tổ chim luôn sạch sẽ và không bị ẩm ướt bởi chất thải.

1.5. Số lượng chim mào chào bạch tạng hiện nay

Ở trên chúng tôi chia sẻ đến các bạn về tập tính sinh sản của loài chào mào này. Nó giống với chào mào má đỏ, tuy nhiên quá trình sinh sản cũng như số lần sinh sản của loài chào mào này thường rất ít. Cũng như khả năng sinh sản thành công cũng rất hiếm. Bởi chúng là loài bị đột biến gen, thế nên khả năng đẻ trứng và trứng nở được thành con là rất rất hiếm. Bởi vậy số lượng của loài chào mào trắng hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới là rất hiếm.

Nên đọc: Chim Chích choè lửa

2. Kinh nghiệm nuôi chào mào bạch tạng hiệu quả

Nếu bạn sở hữu một trong những chú chim đặc biệt này, thì bạn cần phải có những kiến thức về loài chim này, cũng như những kinh nghiệm, thì quá trình chăm sóc chim mới đạt được hiệu quả như mong đợi. Và nếu bạn quan tâm thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm chăm sóc loài chim này hiệu quả nhất. Cụ thể:

2.1. Cách chọn lồng chim

Việc lựa chọn lồng chim cũng tương đối đơn giản, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn mà lựa chọn loại lồng sao cho phù hợp. Có thể lựa chọn lồng sắt, kim hoặc hoặc lồng bằng mây. Tuy nhiên với vẻ đẹp nổi bật của chúng, thì bạn nên chọn loại lồng sao cho phù hợp.

Cùng với đó là loài chim này có kích thước khá nhỏ, thế nên bạn không cần chọn lồng có kích thước quá lớn. Lồng chỉ cần có kích thước, đường kính, chiều cao phù hợp với chim, giúp chim nhảy nhót thoải mái và không bị hư lông là được. Chúng tôi vẫn khuyến khích bạn lựa chọn những chiếc lông bằng mây, thiết kế riêng để gia tăng vẻ đẹp của chim.

2.2. Chào mào bạch tạng ăn gì?

Loài chim này cũng có chế độ ăn uống tương tự như loài chim chào mào má đỏ. Ngoài tự nhiên chúng có thể ăn các loài côn trùng như sâu bướm, nhộng, cào cào, châu chấu, hoa quả chín… Còn trong môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho chúng ăn các loại cám chim và thức ăn tươi. Việc cho chúng ăn các loại thức ăn như cào cào, châu chấu, sâu chim sẽ giúp chúng sung hơn, mạnh hơn khi thi đấu.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm cho chúng nhiều loại trái cây tươi như: Táo, chuối, đu đủ, cam, thanh long, cà chua… Bởi đây là những loại trái cây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp lông mượt và nổi bật hơn, cung cấp muối giúp chim mạnh hơn…

2.3. Chăm sóc và phòng bệnh cho chim

Quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng giúp chim phát triển ổn định nhất. Bạn cần cho chim tắm mát khoảng 1 tuần/lần và tắm từ 10h – 12h trưa. Còn tắm nắng thường xuyên, tắm từ 7h – 9h sáng là được. Quá trình tắm nắng và tắm mát sẽ giúp lông chim mượt mà và có đủ lượng vitamin D để chim phát triển ổn định.

Cùng với đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh lồng chim, loại bỏ phân, chất thải trong lồng, nhằm hạn chế tối đa quá trình vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim.

Ngoài ra, quá trình phòng và điều trị bệnh cho chim cũng rất quan trọng. Bởi là một loài chim đột biến gen, thế nên trong quá trình nuôi dưỡng chúng rất dễ mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Bệnh trúng gió

Bệnh khiến cho chim bị ủ rũ, chậm chậm, xù lông, chân run, đứng không vững và tỷ lệ tử vong là rất cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chim bị treo ngoài trời nhiều, bị gió, mưa, nắng khiến chim bị gió độc lùa nào.

Triệu chứng nổi bật của bệnh lý này chính là hậu môn bị sưng, có mủ vàng và bạn cần phải nặn hết dịch mủ này ra khỏi chim, sau đó nhỏ dầu giá vào đáy lồng rồi đưa chim vào lồng. Nếu may mắn thì chim sẽ khoẻ mạnh trở lại, còn không thì chim sẽ rất yêu và nguy cơ tử vong là rất cao.

Bệnh tiêu hoá

Bệnh lý này chủ yếu là do chim ăn phải các loại thức ăn kém chất lượng, trái cây có thuốc trừ sâu, thuốc độc… Tình trạng này thường là khá nặng và khó để cứu chữa. Nếu chim bị nhẹ do uống nước có nhiều ký sinh trùng, thức ăn hỏng thì còn có thể cứu chữa bằng cách cho chim uống khá sinh.

Bệnh ho

Bệnh khiến cho chim bị xù lông, thở nhanh, chậm chạp, ủ rủ, chảy nước mũi. Bệnh xuất hiện chủ yếu là do tình trạng suy nhược cơ thể. Lúc này bạn cần đưa chim vào nhà, nơi kín gió, cùng như bổ sung cho chim thêm các loại vitamin, thuốc bổ phổi giúp chim nhanh bình phục.

Có thể bạn quan tâm: Chim yến phụng

3. Giá chim chào mào bạch tạng bao nhiêu? Đắt không?

Là một loài chim quý hiếm và có số lượng rất ít, thế nên loài chim này có giá thành rất đắt. Và không phải ai cũng mua được, có tiền cũng khó có thể kiếm được để mua.

Hiện nay, theo chúng tôi tìm hiểu được, thì trên thị trường những chú chào mào bạch tạng bình thường có giá lên đến hơn 100.000.000 vnđ/con. Nhiều chú có ngoại hình, giọng hót đặc biệt thì mức giá có thể lên tới hơn 200.000.000 – 300.000.000 vnđ/con. Nhiều đại gia săn lùng, yêu thích và chấp nhận bỏ ra hàng trăm triệu để sở hữu được một chú chim đặc biệt này.

Tuy nhiên, bởi vì giá cao, thế nên nhiều kẻ đã lợi dụng, sử dụng những chú chào mào má đỏ bình thường, rồi nhuộm trắng toàn thân để lừa đảo những người mới chơi chim. Do đó, khi có nhu cầu mua chào mào trắng, thì bạn cần quan sát thật kỹ, hoặc tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm để tránh tình trạng bị lừa nhé.

4. Mua chào mào bạch tạng ở đâu?

Do loài chim này là một loài quý hiếm, số lượng rất ít nên tại các cửa hàng chim cảnh bình thường ít có hoặc hầu như không có bán. Vì thế, khi có nhu cầu tìm mua loại này, bạn nên liên hệ với những người có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chim cảnh, nhờ họ tìm hộ cũng như kết nối những người cùng đam mê, từ đó có thể tìm mua được từ những người chơi chim trước. Hoặc bạn có thể tham khảo trên các diễn đàn chim cảnh trên mxh, nếu có chim thì bạn có thể tham khảo và chọn mua.

Hoặc bạn có thể dặn hoặc đặt cọc tại các cửa hàng chim cảnh uy tín, nhờ họ tìm giúp. Khi có chim họ sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.

5. Lời kết

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin, cũng như giúp bạn giải đáp được thắc mắc Giá chào mào bạch tạng bao nhiêu? Mua ở đâu? Nuôi thế nào? một cách chi tiết và chính xác nhất. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loài chim đặc biệt quý hiếm này.

Nếu bạn có đóng góp hay biết địa chỉ bán loài chim này uy tín, có thể góp ý cho chung tôi bằng cách để lại ở phần bình luận. Chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Chủ Đề