Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ

Mỹ vào ngày 22/3 công bố nhà cựu ngoại giao cấp cao Joseph Yun sẽ dẫn đầu các cuộc đàm phán với 3 quốc đảo nhỏ Thái Bình Dương mang tầm quan trọng chiến lược.

  • Nghị sự dày đặc của Tổng thống Mỹ tại châu Âu

  • Mỹ, Anh đạt thỏa thuận chấm dứt áp thuế trả đũa với thép và nhôm

  • Giới chuyên gia cảnh báo Mỹ không chủ quan với nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 mới

Ông Joseph Yun phát biểu trong một sự kiện tại Thái Lan năm 2017. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn Reuters [Anh] đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận việc bổ nhiệm ông Joseph Yun, từng là cựu đặc phái viên đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donald Trump.

Đây được coi là tín hiệu cho thấy Mỹ vẫn coi đối trọng với Trung Quốc là ưu tiên bất chấp xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Vì tính chất quan trọng của các cuộc đàm phán này, Tổng thống Biden đã chỉ định đại sứ Joseph Yun là đặc phát viên đặc biệt của Tổng thống về đàm phán. Chúng tôi hiện tham gia vào đàm phán sửa đổi một số điều khoản của thỏa thuận Hiệp hội tự do với quần đảo Marshall, Micronesia và đảo quốc Palau. Việc hoàn thiện đàm phán là ưu tiên với chính quyền hiện nay”.

Các điều khoản trong thỏa thuận Hiệp hội tự do dự kiến hết hiệu lực vào năm 2023 đối với Marshall và Micronesia còn Palau là năm 2024. Nhiều nhà bình luận cho rằng trì hoãn trong việc gia hạn các điều khoản có thể coi là mất quyền lợi đáng kể đối với Mỹ ở thời điểm Trung Quốc nỗ lực tiếp cận về kinh tế tại 3 quốc đảo này.

Đàm phán gia hạn đã khởi động từ thời chính quyền cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, đại sứ của quần đảo Marshall tại Mỹ Gerald Zackios trong tháng 2 cho biết các cuộc đàm phán đã đóng băng bởi Washington không thể chỉ định một người đàm phán được ủy quyền bởi Tổng thống Biden để thảo luận về các vấn đề then chốt, trong đó có sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ và giảm thiểu biến đổi khí hậu…

Đại diện của các đảo quốc đánh giá hỗ trợ tài chính của Mỹ chưa cân xứng với nghĩa vụ của nước này, đặc biệt là về Marshall, nơi quân đội Mỹ tiến hành 67 vụ thử vũ khí hạt nhân trong giai đoạn từ 1946-1958. Người dân quần đảo Marshall đến nay vẫn chịu tác động từ môi trường và sức khỏe liên quan đến những vụ thử hạt nhân trong quá khứ. Tuy nhiên, Mỹ cho biết vấn đề đã được giải quyết trong những thỏa thuận trước với Marshall.

Đại sứ Gerald Zackios vào ngày 22/3 cho biết Marshall hoan nghênh việc chỉ định ông Joseph Yun và mong đợi nối lại các thảo luận quan trọng.

Ông Joseph Yun trong khi đó cho biết lấy làm vinh dự khi được giao trọng trách này. Kể từ khi rời chính phủ, ông Joseph Yun đảm nhận vai trò cố vấn cho công ty cố vấn Asia Group.

Trung Quốc trong thời gian qua đã đưa ra nhiều đề nghị về kinh tế với các đảo quốc Thái Bình Dương, tập trung vào du lịch, thương mại. Marshall, Micronesia và Palau đều có quan hệ với Trung Quốc và tham gia vào sáng kiến Vành đai, Con đường.

Các quan chức Mỹ cho biết họ tin rằng xung đột Nga-Ukraine sẽ không chuyển hướng Mỹ khỏi các mục tiêu ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng những khủng hoảng địa chính trị trong quá khứ từng làm suy yếu nỗ lực của Mỹ tái tập trung vào châu Á.

Hà Linh/Báo Tin tức

Mỹ lo ngại nguy cơ vỡ nợ khi lệnh hoãn thanh toán các khoản vay sinh viên hết hiệu lực

Ngày 22/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ gia tăng trong bối cảnh gần 40 triệu người Mỹ sẽ bắt đầu thanh toán các khoản vay dành cho sinh viên khi lệnh tạm hoãn thanh toán này sắp hết hiệu lực vào ngày 1/5 tới.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Bộ Ngoại giao Mỹ,
  • Joseph Yun,
  • Mỹ,
  • Barack Obama,
  • Marshall,
  • Micronesia,
  • Palau,
  • Trung Quốc,
  • Joe Biden,

  • -

  • Đối ngoại Ca-dắc-xtan sau Chiến tranh lạnh

  • Trần Hiệp [2014]


  • Sau Chiến tranh lạnh, Ca-dắc-xtan tuyên bố độc lập, thực thi chính sách đối ngoại độc lập, thực dụng, cân bằng, đa phương, hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới. Bài viết khái quát về Ca-dắc-xtan, quan hệ đối ngoại Ca-dắc-xtan sau Chiến tranh lạnh và định hướng chính sách đối ngoại Ca-dắc-xtan trong giai đoạn 2014-2020
  • 5 tháng 2 2021

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 khẳng định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ, trong diễn văn đọc khi lần đầu đến thăm Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi nhậm chức.

    Antony Blinken, nhà ngoại giao hàng đầu mới của Mỹ là ai?

    Hoa Kỳ và Anh lên tiếng sau tường thuật về nạn hãm hiếp ở Tân Cương

    "Chúng ta sẽ giải quyết trực tiếp những mối đe dọa nhằm vào các giá trị an ninh, thịnh vượng và dân chủ đến từ đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta, Trung Quốc."

    "Chúng ta sẽ đối phó những hành vi lạm dụng kinh tế của Trung Quốc, chống lại hành vi hung hăng của họ để đẩy lùi các cuộc tấn công của họ nhằm vào nhân quyền, tài sản trí tuệ và quản trị toàn cầu."

    "Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh nếu điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ."

    Ông Biden vẫn chưa nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz CSG đã rút khỏi Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông và được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

    Trên hải trình qua Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở về cảng nhà, tàu USS Nimitz đã qua eo biển Malacca, ngay cửa ngõ phía tây nam của Biển Đông.

    Quyết định nói trên cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn giảm căng thẳng với Iran, nhưng sẽ cứng rắn như chính phủ tiền nhiệm với Trung Quốc.

    Biden đã lựa chọn hai vị trí ngoại giao hàng đầu - Antony Blinken làm ngoại trưởng và Linda Thomas-Greenfield làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc.

    Mới ngày 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ra tuyên bố Trung - Mỹ có lợi ích chung và không gian hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, và hợp tác Trung - Mỹ có thể làm được rất nhiều việc lớn có lợi cho hai nước và thế giới.

    Ông Biden tuyên bố: "Lãnh đạo Mỹ cần đáp ứng thời điểm mới này, với tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và quyết tâm của Nga trong việc gây tổn hại nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta cần đáp ứng thời điểm mới này, với các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng từ đại dịch, khủng hoảng khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân"

    "Nước Mỹ đã trở lại và ngành ngoại giao đã trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Chúng ta sẽ xây dựng lại các liên minh của mình, can dự với thế giới một lần nữa, không phải để giải quyết những thách thức của ngày hôm qua, mà là của ngày hôm nay và ngày mai."

    "Khi chúng ta củng cố các liên minh của mình, chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh cũng như khả năng phá vỡ mọi mối đe dọa trước khi chúng đến được bờ biển của chúng ta", ông Biden tuyên bố.

    Ông Biden nói: "Hai tuần qua, tôi đã hội đàm với những nhà lãnh đạo bạn bè thân cận nhất - Canada, Mexico, Anh, Đức, Pháp, NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia - để bắt đầu tái xây dựng lề lối hợp tác và phục hồi sức mạnh của các liên minh dân chủ vốn bị xói mòn 4 năm qua."

    Chụp lại hình ảnh,

    Antony Blinken

    'Cảnh cáo Nga'

    Tổng thống Biden cáo buộc ngầm ông Donald Trump là "nhẹ tay" với Nga và dọa sẽ cứng rắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    "Tôi muốn nói rõ với Tổng thống Vladimir Putin, theo một cách rất khác với người tiền nhiệm của tôi, rằng chuỗi ngày Mỹ bỏ qua những hành động của Nga, như can thiệp bầu cử, tấn công mạng..., đã kết thúc."

    Ông Biden chỉ trích Nga vì việc bắt giữ nhà hoạt động đối lập Alexey Navalny và đòi Moscow thả người này "ngay lập tức, vô điều kiện".

    Washington và Moscow đầu tuần này ký thỏa thuận gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START thêm 5 năm.

    Ông nhấn mạnh vai trò của liên minh quốc tế: "Đầu tư vào đối ngoại không phải là điều chúng ta làm cho mình, mà bởi đó là điều đúng đắn cần làm cho thế giới. Chúng ta làm điều đó để được sống trong hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Chúng ta làm điều đó vì nó nằm trong lợi ích cá nhân của riêng chúng ta."

    Thay đổi chính sách

    Ông Joe Biden tuyên bố nội chiến kéo dài ở Yemen sẽ được ông quan tâm để chấm dứt xung đột.

    Ông nói sẽ chấm dứt mọi sự hỗ trợ của Washington đối với các hoạt động quân sự tại Yenemn, gồm các vụ mua bán vũ khí.

    "Cuộc chiến này phải được kết thúc, do đó để khẳng định các cam kết của chúng tôi, nước Mỹ sẽ chấm dứt mọi hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trong cuộc chiến ở Yemen, bao gồm việc bán vũ khí cho các bên liên quan", ông Biden nói.

    Theo ông Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đánh giá toàn diện về việc bố trí các lực lượng Mỹ trên toàn cầu.

    Trong khi quá trình rà soát đang diễn ra, Mỹ sẽ ngưng việc điều chuyển 12.000 lính Mỹ ở Đức đi nơi khác như quyết định trước đây của chính quyền Trump.

    Nhưng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ phòng thủ cho Ả Rập Saudi trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái [UAV] tới từ các lực lượng do Iran hậu thuẫn.

    Mỹ cũng sẽ tiếp tục các chiến dịch nhằm chống lại tổ chức al-Qaida tại bán đảo Ả Rập.

    Tổng thống Mỹ tiết lộ sẽ tăng số lượng người tị nạn được Mỹ chấp nhận sau khi số người này xuống thấp kỷ lục thời ông Trump cầm quyền.

    Trong năm tài khóa đầu tiên của chính quyền mới, tính từ ngày 1/10, Mỹ sẽ nâng số lượng người tị nạn được phép vào nước này lên 125.000 người, tăng gấp nhiều lần so với mức hạn ngạch 15.000 người của chính quyền tiền nhiệm.

    Video liên quan

    Chủ Đề