Đề kiểm tra Địa 9 học kì 2 trắc nghiệm

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 [Đề thi học kì 2] – Địa lí 9

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [2 điểm]

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Các đảo lớn ở vịnh Bắc Bộ của nước ta là:

A. Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ.

B. Cái Bầu, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu.

C. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý.

D. Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn.

Câu 2. Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Bà Rịa - Vũng Tàu.

C. Bình Thuận.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 3. Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Bạc Liêu.

B. Tiền Giang.

C. Cà Mau.

D. Kiên Giang.

Câu 4. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của các tỉnh [thành phố] nào?

A. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

C. Khánh Hòa, Bình Định.

B. Đà Nẵng, Quảng Nam.

D. Phú Yên, Bình Thuận.

II. TỰ LUẬN [8 điểm]

Câu 1. [4 điểm]

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam [trang Địa chất khoáng sản, trang Giao thông] và kiến thức đã học:

a] Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta và sự phân bố của chúng. Trong các khoáng sản đó, loại nào có vai trò quan trọng nhất?

b] Cho biết nước ta có những điều kiện nào để phát triển giao thông vận tải biển? Hãy xác định một số cảng biển lớn và một số tuyến giao thông đường biển ở nước ta.

Câu 2. [2 điểm]

Tài nguyên đất của tỉnh [thành phố] em có những đặc điểm gì và giá trị kinh tế như thế nào? Hãy cho biết hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của tỉnh [thành phố] em.

Câu 3. [2 điểm]

Trình bày đặc điểm chung về kinh tế của tỉnh [thành phố] em .

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tổng hợp.

- Đọc Atlat.

- Liên hệ.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM [2 điểm]

II. TỰ LUẬN [8 điểm]

Câu 1. 

a] Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta và sự phân bố của chúng.

- Titan: có nhiều ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Khánh Hòa.

- Cát trắng ở đảo Vân Hải [Quảng Ninh] và Cam Ranh [Nha Trang] là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh pha lê.

- Dầu mỏ: có nhiều ở thềm lục địa phía Nam.

- Khí tự nhiên: Tiền Hải [Thái Bình].

- Nguồn muối vô tận trong nước biển.

- Trong các khoáng sản đó, dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên quan trọng nhất.

b] Những điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển. Xác định một số cảng biển lớn và tuyến giao thông đường biển ở nước ta.

- Những điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển.

+ Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển, nhất là cảng biển nước sâu.

+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

- Một số cảng biển lớn: cần nêu được 5 cảng biển lớn như Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn.

- Một số tuyến giao thông đường biển.

+ Nội địa: TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng, Hải Phòng - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Cửa Lò - Đà Nẵng,...

+ Quốc tế: Hải Phòng - Hồng Công, Hải Phòng - Tô-ki-ô, Hải Phòng - Vla-đi- vô-xtôc, TP. Hồ Chí Minh - Vla-đi-vô-xtôc, TP. Hồ Chí Minh - Xin-ga-po,...

Câu 2.

Đặc điểm và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của tỉnh [thành phố]:

- Các loại đất chính, phân bố đất và giá trị kinh tế.

- Hiện trạng sử dụng đất.

Câu 3.

- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh [thành phố] so với cả nước.

- Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh [thành phố].

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Địa lí 9 Thời gian: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: [3 điểm] A. Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu [1 đ] 1.Cho biết đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào ? A. Rạch Giá B. Kiên Giang C. An Giang D. Cà Mau 2.Các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: A. TP.Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau, Long Xuyên B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp C. Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh D. Hậu Giang, Long An, Tiền Giang 3. Đông Nam Bộ có vị trí đứng đầu cả nước về: A. Xuất- nhập khẩu B. Hoạt động du lịch C. Trồng cây công nghiệp D. Nguồn lao động 4.Các đảo ven bờ tập trung nhiều nhất ở vùng biển nào? A. Quảng Ninh- Hải Phòng B. Đà Nẵng- Qui Nhơn C. Qui Nhơn- Nha Trang D. Phan Rang- Phan Thiết B. Điền dấu “X” vào ô đúng hoặc sai trong các câu sau: [1 đ] Nội dung lựa chọn Đúng Sai 1. Thành phố Hồ Chí Minh có hạ tầng cơ sở tốt, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. 2. Thành phố Biên Hòa là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. 3. Hoạt động xuất - nhập khẩu của Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước, sau Đồng Bằng sông Cửu Long. 4. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. C. Điền các nội dung phù hợp vào sơ đồ sau:[1 đ] CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
  2. II. TỰ LUẬN: [7 điểm] Câu 1. [2 điểm]: Nêu tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ? Câu 2. [2 điểm]: a] Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo? b] Phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo ? Câu 3 : [3 điểm] Cho bảng số liệu: Khu Nông - Lâm – Công nghiệp – vực Ngư nghiệp Xây dựng Dịch vụ Vùng Đông Nam Bộ 6.2 % 59.3 % 34.5 % a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ [Năm 2002] b. Qua biểu đồ em hãy rút ra nhận xét về tỉ trọng công nghiệp - Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm khách quan: [3 điểm] A. Khoanh tròn vào đáp án đúng: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 1. B 2. A 3. D 4. A B. Đúng sai: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 1. Đ 2. S 3.S 4.Đ C. Điền nội dung thích hợp: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. - Khai thác nuôi trồng và chế biển hải sản - Du lịch biển, đảo - Khai thác và chế biến khoáng sản biển - Giao thông vận tải biển II. Tự luận: [7 điểm] Câu 1: [2 điểm] * Tình hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL: - Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước với sản lượng 17.7 triệu tấn [2002] - Bình quân lương thực theo đầu người: 1066.3 kg gấp 2.3 lần trung bình của cả nước [2002]. - Ngoài ra còn trồng cây ăn quả, nuôi vịt đàn, nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề rừng. Câu 2: [2 điểm] a. Lý do bảo vệ: [0,5đ] - Biển nước ta đang bị suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. b. Phương hướng: [1,5 đ] - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu xa bờ. - Bảo vệ và trồng rừng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. - Phòng chống ô nhiễm biển. Câu 3: [3 điểm] a] Vẽ biểu đồ: [2 đ] - Vẽ đúng dạng biểu đồ hình tròn. [0,5đ] - Chính xác tỉ lệ. [1đ] - Có chú giải, ghi tên biểu đồ [0,5] b] Nhận xét: [1đ] - Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng. - Dịch vụ có tỉ trọng lớn thứ hai, nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp. → Công nghiệp xây dựng là thế mạnh của vùng.

Page 2

YOMEDIA

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề kiểm tra trắc nghiệm học kì 2 môn địa lý 9 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

25-09-2013 607 25

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

3 Đề kiểm tra Địa 9 học kì 2 [Có ma trận, đáp án]

Đề thi Địa lý 9 học kì 2 năm 2021 - 2022 gồm 3 đề kiểm tra chất lượng học kì có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 9 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi. Ngoài đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 9, các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Hóa học 9, đề thi học kì 2 Ngữ văn 9, đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 năm 2021 - 2022, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Địa lý năm 2021 - 2022

Cấp độ

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

- Nhận biết được đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB.

- Nhận biết được phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế của ĐBSCL.

-Nhận biết được tên trung tâm kinh tế lớn nhất của ĐBSCL

Hiểu được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng ĐNB và ĐBSCL

Xác định được dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

- Từ đó rút ra được nhận xét.

Giải thích được nguyên nhân khiến cho ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.

Số câu

Số điểm:

Tỉ lệ: %

7

1,75 đ

17,5%

4

1,0

10%

0,75

1,5

15%

0,25

1,5 đ

15%

12

5,75

57,5%

2. Kinh tế biển – đảo

Hiểu được biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả việc giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo

Số câu

Số điểm:

Tỉ lệ: %

1

3,0

30%

1

3,0

30%

3. Địa lí địa phương tỉnh Tuyên Quang

-Nhận biết được đặc điểm về vị trí địa lí tỉnh Tuyên Quang

-Nhận biết được đặc điểm về địa hình, khoáng sản của tỉnh Tuyên Quang.

- Nhận biết được đặc điểm giao thông vận tải và ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Tuyên Quang

Số câu

Số điểm:

Tỉ lệ: %

5

1,25

12,5%

5

1,25

12,5%

Tổng

12

3,0

30%

5

4,0

40%

1

3,0

3,0%

18

10

100%

ĐỀ BÀI:

I. Phần trắc nghiệm [4,0 điểm]

Khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 16.

Câu 1. Đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ là

A. Bà Rịa – Vũng Tàu . B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Bình Dương. D. Bình Phước.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Mỹ Tho. B. Long Xuyên. C. Cần Thơ. D. Cà Mau.

Câu 3. Một loại hình dịch vụ khó tìm thấy ở các vùng khác nhưng lại xuất hiện ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đó là

A. chợ nổi B. chợ đêm C. chợ phiên D. chợ hoa

Câu 4. Nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A.đất mặn. B. đất phèn. C. đất pha cát. D. đất phù sa ngọt.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với

A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. biển Đông. D. Cam – pu – chia.

Câu 6: Dân số của Đồng bằng sông Cửu Long lớn thứ mấy cả nước?

A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.

Câu 7: Đảo, quần đảo nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Hà Tiên. B. Nam Du. C. Thổ Chu. D. Trường Sa.

Câu 8: Thế mạnh trong nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là

A.trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

B. cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

C.trồng lúa, cây ăn quả, nuôi vịt đàn, thuỷ sản.

D.Thuỷ sản, cây công nghiệp, chăn nuôi vịt đàn.

Câu 9. Trong sản xuất lúa, Đồng bằng Sông Cửu Long không đứng đầu cả nước về

A. diện tích lúa. B. năng suất lúa.

C. sản lượng lúa. D. bình quân lương thực theo đầu người.

Câu 10: Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước?

A. Có vị trí địa lí thuận lợi. B. Có tài nguyên du lịch phong phú.

C. Có cơ sở hạ tầng và giao thông thuận lợi. D. Có dân số đông nhất cả nước.

Câu 11: Trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí ở Đông Nam Bộ [và cả nước], vấn đề được đặc biệt quan tâm là

A. phương tiện công suất lớn. B. tìm thị trường tiêu thụ.

C. ô nhiễm môi trường biển. D. quy trình công nghệ hiện đại.

Câu 12: Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với

A.Bắc Ninh, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

B.Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

C.Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang

D.Hải Phòng, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang

Câu 13: Ý nào sau đây nói đúng về đặc điểm địa hình tỉnh Tuyên Quang?

A. Địa hình phần lớn diện tích là đồi, núi.

B. Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng.

C. Địa hình đa dạng, có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển.

D. Địa hình khá bằng phẳng.

Câu 14: Tuyến đường quốc lộ nào đi qua địa phận tỉnh Tuyên Quang?

A. Quốc lộ 2C B. Quốc lộ 5A C. Quốc lộ 5B D. Quốc lộ 39.

Câu 15: Các loại khoáng sản chính của tỉnh Tuyên Quang là

A. sắt, đá vôi, vàng. B. thiếc, cát, đá vôi.

C.sắt, thiếc, mangan, ba rit D. thiếc, cát, a –pa-tit.

Câu 16: Ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Tuyên Quang là

A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Lâm nghiệp D. Dịch vụ

Phần II. Tự luận [6,0 điểm]

Câu 1 [3,0điểm ]: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm

Năm

2005

2008

2010

2011

Diện tích [nghìn ha]

3826

3859

3946

4089

Năng suất [tạ/ha]

50,4

53,6

54,7

56,7

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012]

a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

b. Dựa vào bảng số liệu rút ra nhận xét.

c. Nhờ những nguyên nhân nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

Câu 2: [3,0 điểm]: Việc giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo được biểu hiện như thế nào? nguyên nhân, hậu quả sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo là gì?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lí 9

Phần I. Trắc nghiệm[ 4,0 điểm] Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1 2 3 45 6 78
Đáp ánBCADABDC
Câu9101112 13 14 15 16
Đáp ánBDCBAACA

Phần II. Tự luận [ 6,0 điểm]

Câu

Ý

Nội dung [Đáp án]

Điểm

1

a

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm là biểu đồ kết hợp cột và đường

0,5

b

Nhận xét.

- Giai đoạn 2005 – 2011, diện tích và năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. [dẫn chứng].

- Diện tích lúa tăng chậm hơn so với năng suất lúa. [dẫn chứng]

* Lưu ý: HS thiếu dẫn chứng trừ một nửa số điểm.

1,0

c

Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước nhờ nhừng điều kiện sau:

- Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa nước: là vùng đồng bằng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất cả nước, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước sông dồi dào,…

- Vùng có nhiều điều kiện dân cư xã hội thuận lợi: số dân đông thứ 2 cả nước, dân cư giàu kinh nghiệm trồng cây lúa theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp khá hoàn thiện, đặc biệt là sự phát triển của ngành CN chế biến lương thực – thực phẩm, nhiều chính sách ưu tiên phát triển sản xuất lương thực, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

1,5

2

Sự giảm sút tài guyên môi trường biển - đảo.

Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh

Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể

Ô nhiễm môi trường biển có nguy cơ ra tăng rõ rệt

1.0

Nguyên nhân sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo:

- Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên: Khai thác bừa bãi, vô tổ chức và dùng các phương pháp có tính hủy diệt [ nổ mìn, rà điện,..]quá nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thủ công dày đặc tập chung ở vùng ven bờ.

- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển – đảo: các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biển khai thác dầu khí được tăng cường, việc vận chuyển dầu khí và các sự cố đắm tàu, thủng tàu, tràn dầu, rửa tàu,..

1,5

Hậu quả :

- Nguồn lợi sinh vật bị suy giảm

- Ảnh hưởng đến đời sống con người, hoạt động du lịch biển ,…

0,5

..................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Địa lí 9

Cập nhật: 09/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề