Chính sách tài nguyên và môi trường của Tuyên Quang

Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường

1Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025
2Quyết định số 601/QĐ - UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất một số công trình trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
3Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 26/6/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh [Khóa XVII] thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
4Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Ban hành Bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021
5Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng một số công trình trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
6Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 26/12/2020 của UBND tỉnh về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
7Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh Ban hành Bảng giá nước sạch các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, khai thác
8Chỉ thị số 06-CT-UBND ngày 22/10/2020 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
9Quyết định số 1411-QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh phê duyệt bổ sung Kế hoạch tuyển dụng viên chức y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Tuyên Quang
10Công văn số 3764-CV/TU ngày 14/8/2020 của Tỉnh ủy về việc tuyên truyền, cài đặt ứng dụng Bluezone phòng, chống dịch Covid - 19 [Đang làm]
11Công văn số 14/2020/QĐ-UBND ngày 11/08/2020 của UBND tỉnh: Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ”ban hành kèm theo Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 05/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
12Quyết định số 630-QĐ-UBND ngày 04/06/2020 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch tiếp nhận cán bộ, công chức viên chức vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc sở Xây dựng
13Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
14Quyết định số 64/QĐ - UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
15Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang


II. Nhiệm vụ và quyền hạn- Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.- Theo dõi biến động đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đât đai thành phố.- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.- Tham gia thực hiện giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức, thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm liên quốc gia theo thẩm quyền.- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.- Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường.- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật.- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Phòng Tài nguyên và Môi trường có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các công chức khác.a] Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng và công chức Địa chính-Xây dựng-Đô thị và Môi trường [đối với phường] và công chức Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng và Môi trường [đối với xã] trên địa bàn;b] Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;c] Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.2. Biên chế công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trong tổng biên chế công chức của thành phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc bố trí công tác đối với công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức theo quy định và đảm bảo đủ lực lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao./.

Video liên quan

Chủ Đề