Cho biệt vai trò của nhà bảo lãnh trong phát hành chứng khoán

Khả năng huy động vốn hạn chế từ thị trường chứng khoán

Mức độ phát triển và đặc thù hệ thống tiền tệ của mỗi nền kinh tế sẽ quyết định mức độ phát triển khác nhau của thị trường chứng khoán.

Nhìn chung, các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều có nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tăng trưởng của nền kinh tế.

Khi so sánh về cơ cấu thị trường vốn theo giá trị vốn hóa ở các quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt đáng kể. Ở Mỹ, thị trường vốn giống như cái kiềng ba chân gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường nợ vay ngân hàng.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở các quốc gia châu Á có một độ lệch lớn đối với nguồn vốn vay ngân hàng. Riêng ở Việt Nam, quy mô thị trường chứng khoán trong thị trường vốn thấp hơn rất nhiều so với các nước.

Trong khi đó, nếu xét về số vốn thực sự mà doanh nghiệp có thể huy động từ thị trường chứng khoán thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm thị trường cổ phiếu chỉ huy động được vài chục ngàn tỉ đồng, nhưng phần vốn vay huy động thêm lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng.

Nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành bất động sản, tài chính và ngành tiêu dùng với những tên tuổi như Vingroup, Masan và Vietcombank. Ngược lại, các ngành khác huy động vốn khó hơn nhiều. Một thống kê cho thấy, riêng ngành ngân hàng năm 2019 chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp trên sàn có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán; trong khi đó 10 doanh nghiệp lớn nhất đã chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn thị trường.

Rõ ràng, cơ hội để tất cả các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ thị trường chứng khoán như một kênh huy động vốn là rất thấp. Khi đó, cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME] huy động vốn từ thị trường sẽ càng thấp hơn nhiều.

Vai trò hạn chế của các tổ chức bảo lãnh phát hành

Nếu chúng ta nhìn qua lăng kính về vai trò của các công ty chứng khoán trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì sẽ thấy vấn đề càng đặc biệt khó khăn hơn trong việc huy động vốn.

Hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó có việc hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Thông qua hoạt động này, công ty chứng khoán tư vấn cho doanh nghiệp cách cải thiện năng lực tài chính trước khi có thể tìm kiếm nguồn vốn của nhà đầu tư bên ngoài, từ nhà đầu tư đại chúng cho đến các quỹ đầu tư thông qua phát hành riêng lẻ.

Thông qua hoạt động này, các công ty chứng khoán sẽ thu phí bảo lãnh phát hành. Thông thường ở các thị trường phát triển, mức phí bảo lãnh phát hành sẽ chiếm từ 2-7% trên tổng giá trị vốn huy động.

Mức phí bảo lãnh phát hành này sẽ đại diện cho những nỗ lực của công ty chứng khoán trong việc giàn xếp nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chúng ta thống kê được những giao dịch chứng khoán lớn thì có thể thấy rằng, mặc dù số tiền huy động được rất nhiều, nhưng thực tế số tiền phí mà công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành lại có giá trị thấp, nhỏ hơn nhiều so với mức tối thiểu 2% nói trên.

Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp thực tế họ đã sắp xếp nguồn vốn từ trước, trong khi đó các công ty chứng khoán thường chỉ đóng vai trò thực hiện giàn xếp các hợp đồng, cũng như giàn xếp các giấy tờ trong quá trình bảo lãnh phát hành.

Biểu đồ trên thể hiện mức doanh số từ hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán trong vòng 10 năm qua.

Quy mô phí bảo lãnh phát hành phần lớn nhỏ hơn 100 tỉ đồng. Năm 2019, số phí bảo lãnh tăng mạnh do các hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng đột biến. Cũng trong năm 2019, khi dòng tiền từ ngân hàng bị siết lại, các doanh nghiệp bất động sản gia tăng việc phát hành trái phiếu từ thị trường chứng khoán để bù đắp nguồn vốn dài hạn, nhờ đó tạo ra nguồn thu cho các công ty chứng khoán từ hoạt động bảo lãnh phát hành trong năm.

Với quy mô phát hành cổ phần hàng năm vào khoảng vài chục ngàn tỉ đồng thì số tiền phí bảo lãnh phát hành chỉ vào khoảng một trăm tỉ đồng là quá thấp.

Thực tế các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán rất khó trong việc huy động nguồn vốn cổ phần mới từ các nhà đầu tư. Thay vào đó, các doanh nghiệp phần lớn sẽ huy động vốn chủ yếu phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Khi đó, vai trò của các đơn vị bảo lãnh phát hành trong trường hợp này còn hạn chế.

Có những trường hợp doanh nghiệp huy động 200 tỉ từ các cổ đông hiện hữu và phần phí trả cho các đơn vị tư vấn chỉ là chưa đến 200 triệu đồng, tương đương với mức phí tương ứng chỉ vào khoảng 0,1% trên giá trị phát hành mới của doanh nghiệp.

Thực tế đó góp phần giải thích tại sao quy mô mức phí tư vấn bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán là rất thấp, mặc dù giai đoạn những năm vừa qua có rất nhiều các doanh nghiệp niêm yết và huy động thêm vốn trên thị trường chứng khoán.

Xét về chức năng huy động vốn thì thị trường chứng khoán vẫn đang gặp nhiều hạn chế do đó các doanh nghiệp ở Việt Nam không nên quá lạc quan đối với triển vọng của hoạt động huy động vốn từ thị trường. Để có thể huy động được nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc thực hiện các hoạt động phát hành riêng lẻ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn việc thực hiện IPO, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với kế hoạch IPO, doanh nghiệp phải có một sự chuẩn bị nhất định trong thời gian dài vì sự khắt khe trong việc lựa chọn của thị trường chứng khoán hiện tại.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

Tổ chức bảo lãnh phát hành là các công ty chứng khoán [CTCK] được phép hoạt động và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

"Bà đỡ" cho huy động vốn

Thực tế bảo lãnh phát hành cổ phiếu là một nghiệp vụ rất quan trọng trên thị trường chứng khoán, là "bà đỡ" cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, từ đó giúp thị trường thực hiện được chức năng căn bản đầu tiên là dẫn vốn cho nền kinh tế.

Đồng thời, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với sự tham gia của các CTCK và tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần phân bổ nguồn vốn từ lĩnh vực kém hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả, bởi mức độ rủi ro cao nên các nhà bảo lãnh chỉ nhận bảo lãnh cho các chứng khoán có hiệu quả đầu tư.

Đối với các CTCK, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ cốt lõi đóng góp lớn vào doanh thu. Dẫn ví dụ trong quý I/2020, CTCP Chứng khoán Techcombank [TCBS] ghi nhận kết quả kinh doanh đi ngược bối cảnh chung của toàn ngành.

Hoạt động bảo lãnh chứng khoán là hoạt động mang lại doanh thu lớn cho các CTCK

Cụ thể, doanh thu hoạt động của công ty tăng lên gấp 3 lần từ 282 tỷ đồng lên 637,5 tỷ đồng, trong đó khoản thu từ chênh lệch đánh giá lại các tài sản tài chính [FVTPL] đạt hơn 151 tỷ đồng, lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng gần gấp đôi lên 66,5 tỷ đồng.

Đáng kể nhất là nguồn thu từ bảo lãnh phát hành tăng vọt từ 88 tỷ đồng lên 339 tỷ đồng, tương đương gấp hơn 3,8 lần, tiếp tục dẫn đầu về thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hay như CTCK Vietcombank [VCBS] cũng là cái tên được nhắc tới nhiều trong mảng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Những năm trước, VCBS thường xuyên hiện diện trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như FLC, KL, HAI...

Thông qua hoạt động này, các CTCK sẽ thu phí bảo lãnh phát hành. Thông thường ở các thị trường phát triển, mức phí bảo lãnh phát hành sẽ chiếm từ 2 - 7% trên tổng giá trị vốn huy động. Mức phí bảo lãnh phát hành này sẽ đại diện cho những nỗ lực của CTCK trong việc dàn xếp nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, tư vấn cho doanh nghiệp cách cải thiện năng lực tài chính trước khi có thể tìm nguồn vốn của nhà đầu tư bên ngoài, nhà đầu tư đại chúng cho đến các quỹ đầu tư thông qua phát hành riêng lẻ.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một CTCK, trước đây, nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành vì tạo ra uy tín, sức mạnh quảng bá cho đợt phát hành của doanh nghiệp đặc biệt là nâng cao khả năng thành công.

Thế khó của nhà bảo lãnh

Dù đóng vai trò là "bà đỡ" cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, ngoài những tên tuổi lớn thì rất ít CTCK duy trì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành này, nếu có thì chỉ tập trung vào những đối tác quen thuộc có khả năng phát hành thành công cao.

Trong khi đó, mục tiêu tương lai của thị trường chứng khoán là sẽ giúp khơi thông dòng vốn dài hạn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xét về số vốn thực sự mà các doanh nghiệp có thể huy động từ thị trường chứng khoán vẫn thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm thị trường cổ phiếu chỉ huy động được vài chục nghìn tỷ đồng, nhưng phần vốn vay huy động thêm lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành bất động sản, tài chính và ngành tiêu dùng với những tên tuổi như Vingroup, Masan và Vietcombank, còn lại các ngành khác sẽ gặp khó khăn hơn trong huy động vốn, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó hơn nhiều.

Nếu nhìn qua lăng kính về vai trò của các CTCK trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán thì khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán đang ngày càng trở nên hạn chế và khó khăn.

Sở dĩ các CTCK ít mặn mà với hoạt động bảo lãnh chứng khoán là do đây là "cuộc chơi dài hơi" đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh mẽ bởi phụ thuộc nhiều vào xu hướng của thị trường. Khi thị trường kém sôi động thì nhu cầu mua cổ phiếu trong các đợt phát hành thêm rất thấp, hoạt động bảo lãnh phát hành gặp nhiều rủi ro.

Đại diện một quỹ đầu tư cho biết, dù đây là hoạt động thu phí nhưng thực tế nhìn vào các giao dịch lớn có thể thấy rằng số tiền mà các CTCK có thể thu về từ việc thực hiện bảo lãnh phát hành có giá trị khá thấp, nhỏ hơn nhiều so với mức tối thiểu 2%.

Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp thực tế đã sắp xếp nguồn vốn từ trước, trong khi các CTCK thường chỉ đóng vai trò thực hiện dàn xếp các hợp đồng, cũng như dàn xếp các giấy tờ trong quá trình bảo lãnh phát hành.

Hơn nữa, với thời gian phát hành tương đối dài, việc phải khẳng định ngay các cam kết bảo lãnh cũng khiến các CTCK lo ngại rủi ro có thể xảy ra, từ đó hạn chế trong quyết định thực hiện bảo lãnh.

Linh Đan

Video liên quan

Chủ Đề