Cho m 1255 n 7894 p m n hay tính giá trị biểu thức sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 1

Tính giá trị của biểu thức m + n – p, nếu: 

a] m = 5, n = 7, p = 8 ;                              b] m = 10, n = 14, p = 20.

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a] Nếu m = 5, n = 7, p = 8 thì m + n – p = 5 + 7 – 8 = 12 – 8 =  4.

   Vậy giá trị của biểu thức m + n – p với m = 5, n = 7, p = 8 là 4.

b] Nếu m = 10, n = 14, p = 20 thì m + n – p = 10 + 14 – 20 = 24 – 20 = 4.

  Vậy giá trị của biểu thức m + n – p với m = 10, n = 14, p = 20 là 4.

Câu 5

Tính :

a] a + b × c với a = 3, b = 5,  c = 7 ;

b] a – b : c với a = 40, b = 60, c = 6 ;

c] a × b : c với a = 18, b = 6, c = 3.

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức :

+ Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a] Nếu a = 3, b = 5, c = 7 thì a + b × c = 3 + 5 × 7 = 3 + 35 = 38.

   Vậy giá trị biểu thức a + b × c với a = 3, b = 5, c = 7 là 38.

b] Nếu a = 40, b = 60, c = 6 thì a – b : c  = 40 – 60 : 6 = 40 – 10 = 30.

   Vậy giá trị biểu thức a – b : c  với a = 40, b = 60, c = 6 là 30.

c] Nếu a = 18, b = 6, c = 3 thì a × b : c = 18 × 6 : 3 = 108 : 3 = 36.

   Vậy giá trị biểu thức a × b : c  với a = 18, b = 6, c = 3 là 36.

Các câu hỏi tương tự

Viết số thích hợp vào chỗ chấm [theo mẫu]

a] Nếu a = 10 thì 65 + a = 65 + … =.

Giá trị của biểu thức 65 + a với a = 10 là ………….

b] Nếu b = 7 thì

Giá trị của biểu thức với b = 7 là …………

c] Nếu m = 6 thì

Giá trị của biểu thức với m = 6 là ……….

d] Nếu n = 5 thì

Giá trị của biểu thức 185 : n với n = 5 là ……..

a] Hiệu của a và b chia cho c, với a = 4895 ; b = 1025 ; c = 5

Cho biết m = 10, n = 5, p = 2. Tính giá trị biểu thức:

a] m + n + p

m + [ n + p]

b] m - n - p

m - [ n + p ]

c] m + n x p

[m + n] x p

Phần kiến thức quan trọng cuối cùng liên quan đến tính giá trị biểu thức lớp 4 mà các em cần chú ý là Toán lớp 4 biểu thức có chứa ba chữ. Hãy cùng Vuihoc.vn cùng nhau làm quen và luyện tập nhé!

Phần kiến thức quan trọng cuối cùng liên quan đến tính giá trị biểu thức lớp 4 mà các em cần chú ý là Toán lớp 4 biểu thức có chứa ba chữ. Nội dung của phần này có khác gì so với biểu thức có chứa một chữ và biểu thức có chứa hai chữ? Các em cùng theo dõi nhé!

1. Ví dụ thực tế về biểu thức có chứa ba chữ 

Ví dụ: Anh có 2 quả cam, Cường có 3 quả cam, Long có 0 quả cam. Tổng số cam là 2 + 3 + 0

          Anh có 1 quả cam, Cường có 4 quả cam, Long có 2 quả cam. Tổng số cam là 1 + 4 + 2

          ..... 

  • Từ đó đặt số cam của Anh là a, số cam của Cường là b, số cam của Long là c. 
  • Vậy tổng số cam là a + b + c

Qua ví dụ trên các em có thể thấy a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ

  • Nếu a=2, b=3, c=0 thì a + b + c= 2 + 3 + 0= 5; 5 là giá trị của biểu thức a+b+c
  • Nếu a=1, b=4, c=2 thì a + b + c= 1 + 4 + 2= 7; 7 là giá trị của biểu thức a+b+c
  • Nếu a=3, b=3, c=2 thì a + b + c= 3 + 3 + 2= 8; 8 là giá trị của biểu thức a+b+c

=> Mỗi lần thay chữ bằng số ta được một giá trị của biểu thức a+b+c.

2. Cách tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ

  • Bước 1: Xác định giá trị của 3 chữ xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho.
  • Bước 2: Thay giá trị tương ứng của 3 chữ đó vào biểu thức ban đầu.
  • Bước 3: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức.
  • Bước 4: Đưa ra kết quả và kết luận

3. Bài tập vận dụng biểu thức có chứa ba chữ [Có hướng dẫn giải + đáp án]

3.1. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức a+b-c nếu:

a] a= 20,b=50,c=15

b] a=150,b=80,c=34

c] a=45, b=280, c=78

Bài 2: Cho m=345,n=30,p=150. Tính giá trị các biểu thức sau:

a] m+n-p

b] p x 2 -n +m +100

c] m-n x 2 + p - 15

Bài 3: Cho hình tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là a,b,c. Gọi chu vi của tam giác đó là P. Tính P nếu a=5,b=20,c=20 [đơn vị độ dài].

3.2. Hướng dẫn và lời giải

Bài 1: Thay giá trị của a,b,c trong từng trường hợp vào biểu thức sau đó tính giá trị của biểu thức số bình thường

a] Nếu a=20, b=50, c=15 thì a+ b-c= 20+50-15= 70-15= 55

b] Nếu a=150, b=80, c=34 thì a+b-c= 150+80-34= 230 - 34= 196

c] Nếu a=45, b=280, c=78 thì a+b-c= 45+280-78= 325-78= 247

Bài 2: Thay giá trị của m,n,p mà đề bài cho vào từng biểu thức rồi tính giá trị biểu thức bình thường.

a] Với m= 345, n= 30, p= 150 

thì m+n-p= 345 +30 - 150= 375 - 150= 225

b] Với m=345, n=30, p=150 

thì p x 2 - n +m +100= 150 x 2 -30+345 +100= 300 - 30+345+100= 270+445= 715

c] Với m=345,n=30,p=150 

thì m-n x 2 + p - 15= 345 - 30 x 2 + 150 -15= 345 - 60 + 135= 285 + 135= 420

Bài 3: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh của tam giác đó.

Chu vi của tam giác có độ dài 3 cạnh là a,b,c là:

P= a+b+c = 5+20+20 = 45 [ đơn vị độ dài]

Đáp số: P = 45 [đơn vị độ dài]

4. Bài tập tự luyện toán lớp 4 biểu thức có chứa ba chữ [Có đáp án]

4.1. Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho biểu thức S= m+t+p, tính S nếu:

a] m=345, t=4854, p=222

b] m=123, t=456, p=789

c] m=5500, t=2467, p=90

d] m=90,t=100,p=10

Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau nếu a=300,b=45,c=100

a] a+c-b

b] a+b-c

c] a : c +b

d] b x c - a

Bài 3: Có một mảnh vườn hình tứ giác có 4 cạnh a,b,c,d. Bác Tư tiến hành đo thì thu được độ dài cạnh a=20 [m]. Tính độ dài các cạnh còn lại, biết:

a] b= 30 - a

b] c= a + b

c] d= a + c - b.

4.2. Đáp án

Bài 1:

a] S=5421

b] S=1368

c] S=8057

d] S=200

Bài 2: 

a] 355

b] 245

c] 48

d]4200

Bài 3:

a] b= 10 [m]

b] c= 30 [m]

c] d= 40 [m]

5. Giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 4 biểu thức có chứa ba chữ

Bài 1. [Hướng dẫn giải bài tập số 1 trang 44/SGK Toán 4]

Tính giá trị của a + b + c nếu:

a] a = 5, b = 7, c = 10;

b] a = 12, b = 15, c = 9;

Đáp án:

a] Thay số vào chữ ta có:

a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22

b] Thay số vào chữ ta có:

a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36

Bài 2. [Hướng dẫn giải bài tập số 2 trang 44/SGK Toán 4

a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:

a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60

Tính giá trị của a × b × c nếu:

a] a = 9, b = 5 và c = 2

b] a = 15, b = 0 và c = 37

Đáp án:

Các em tính như sau:

a] a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90

b] a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0

Bài 3. [Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 44/SGK Toán 4]

Cho biết m = 10, n = 5, p = 2, tính giá trị của biểu thức:

a] m + n + p

    m + [n + p]

b] m – n – p

    m – [n + p]

c] m + n × p

   [m + n] × p

Đáp án:

a] m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17

    m + [n + p] = 10 + [5 + 2] = 10 + 7 = 17

b] m – n – p = 10 – 5 – 2 = 3

    m – [n + p] = 10 – [5 + 2] = 10 – 7 = 3

c] m + n × p= 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20

   [m + n] × p= [10 + 5] × 2 = 15 × 2 = 30

Bài 4. [Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 44/SGK Toán 4]

Độ dài các cạnh của hình tam giá là a, b, c

a] Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.

b] Tính chu vi của hình tam giác biết:

a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm;

Đáp án:

a] Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó.

P = a + b + c

Trong đó: a, b, c là độ dài các cạnh [cùng đơn vị đo]

b] Chu vi của hình tam giác

P = a + b +c = 5 + 4 + 3 = 12 [cm]

P = a + b +c = 10 + 10 + 5 = 25 [cm]

P = a + b +c = 6 + 6 + 6 = 6 × 3 = 18 [dm]

Vậy là Vuihoc đã giới thiệu đến các em nội dung phần toán lớp 4 biểu thức có chứa ba chữ. Hãy làm thật nhiều bài tập tự luyện trên hệ thống cũng như bài tập sách giáo khoa để nắm vững được kiến thức nhé. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo nhiều bài học khác nữa.

Vuihoc luôn đồng hành với quá trình học tập của các bạn học sinh!!!

Video liên quan

Chủ Đề