Chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong công tác thiết kế xây dựng?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hiện đang có rất nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau được mở rộng. Tuy nhiên, muốn có sự thành công bền vững mỗi dự án cần có thủ lĩnh, đó chính là chủ đầu tư. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chủ đầu tư là gì? và vai trò, trách nhiệm của họ như thế nào nhé.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Giá Novaworld Phan Thiết

Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn. Hoặc có thể là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và bất động sản. 

Với tư cách là người quản lý nguồn vốn và có quyền lựa chọn đơn vị thầu. Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư trong các dự án xây dựng ở nhiều cấp độ khác nhau.

Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư trong các dự án xây dựng ở nhiều cấp độ khác nhau.

Trên thực tế, vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư còn phụ thuộc vào loại hình dự án mà họ đảm nhận. Mặc dù, chủ đầu tư chịu sự chi phối trực tiếp từ người quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý dự án chủ đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng. 

  • Chủ đầu tư phải là người có đủ khả năng để tổ chức tư vấn và quản lý mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Do vậy, nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực thì sẽ bị sa thải ngay lập tức.
  • Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng là người trực tiếp thực hiện việc giám sát công trình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác thiết kế, tiêu chuẩn thi công.
  • Đối với bất kỳ dự án nào, chủ đầu tư cũng luôn là người có trách nhiệm lớn nhất. Theo đó, họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đồng thời, báo cáo mọi chi phí về vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Chủ đầu tư có quyền quyết định và thực hiện thuê các bên đối tác, nhân công để hoàn thiện từng khâu trong chu trình xây dựng dự án. 
  • Ngoài việc theo dõi tiến độ thi công, chủ đầu tư còn có thể yêu cầu đơn vị nhà thầu dừng thi công và khắc phục ngay hậu quả khi có vi phạm xảy ra. Chẳng hạn như sai phạm về tiêu chuẩn chất lượng công trình, an toàn lao động hay vệ sinh môi trường.
Trong quá trình quản lý dự án chủ đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Trong tất cả lĩnh vực, chủ đầu tư cũng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền thẩm định và phê duyệt ý tưởng thiết kế, dự trù kinh phí. Sau đó, chủ đầu tư tiếp tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như việc làm hồ sơ dự thầu, mời thầu. Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì phải thực hiện đáng giá nhà thầu và thông báo kết quả đấu thầu theo quy định.

Sau khi có kết quả, chủ đầu tư sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu để bắt tay vào việc thi công xây dựng. Khi công trình đã hoàn thiện, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu để sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí còn lại cho nhà thầu đúng với cam kết trong hợp đồng đưa ra. 

Trong tất cả lĩnh vực, chủ đầu tư cũng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền thẩm định và phê duyệt ý tưởng thiết kế, dự trù kinh phí

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đầu tư là gì. Đồng thời, bạn cũng biết được chủ đầu tư có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong dự án. 

Mọi thông tin, tin tức xin liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể

Công ty Cổ phần Tư Vấn và Đầu Tư Bất Động Sản An Khang

Địa chỉ: 88 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2, Tp. HCM

Hotline: 0822 6789 33 [Kinh doanh]

Email: 

Xem thêm Khu phức hợp là gì?

Đầu tư bất động sản là gì

1. Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.

2. Tuỳ thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau:

a] Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;

b] Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng;

c] Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật;

d] Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

b] Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;

c] Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;

d] Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;

đ] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

b] Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

c] Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d] Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

đ] Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;

e] Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g] Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

h] Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

b] Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;

c] Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;

d] Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

đ] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;

e] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

b] Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

c] Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;

d] Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;

đ] Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;

e] Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

g] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;

b] Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c] Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này;

d] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

đ] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế xây dựng;

b] Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

c] Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng;

d] Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;

đ] Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng;

e] Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;

g] Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

h] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 112.Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

b] Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

d] Dừng thi công xây dựng công trìnhyêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;

đ] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

b] Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

c] Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

d] Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

đ] Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

e] Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

g] Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

h] Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

i] Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

k] Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

l] Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

b] Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c] Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

d] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

đ] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

b] Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

c] Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

d] Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

đ] Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

e] Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

g] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Luật 43/2013/QH13 về Đấu thầu:
Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề