Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào

Từ chữ nhàn, bàn về quan niệm sống nhàn hiện nay

Cập nhật ngày 17/11/2021 - Tác giả: Huyền Chu

[Văn mẫu 10] Từ chữ nhàn trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/chị hãy bàn về quan niệm sống nhàn trong cuộc sống hiện nay.

Mục lục nội dung
  • 1. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • 2. Bàn vềchữ nhàn
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2
  • 2.3. Bài số 3
Mục lục bài viết

Ta thường nghe nói sống nhàn qua thi từ thơ văn đặc biệt là chữ "nhàn" mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói, nhưng liệu chữ "nhàn" đó có đúng trong cuộc sống hiện nay? Cùng Đọc tài liệu tham khảo một số bài văn hay của các bạn học sinh giỏi quốc gia dưới đây em nhé:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giải thích chữ “Nhàn”:

- “Nhàn” : nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.

- “Nhàn” : được nâng lên thành lối sống, thậm chí triết lí sống, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp trí thức ngày xưa.

- Trong bài Nhàn : lối sống nhàn được thể hiện xuyên suốt bài thơ, nổi bật là tâm trạng thảnh thơi, sự tự do lựa chọn cách sống cho mình - hòa mình với thiên nhiên bốn mùa; thái độ coi thường công danh phú quý.

=> Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao ,hòa hợp với tự nhiên.

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy h thì đấy là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm, sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Dưới đây là 3 bài văn mẫu bàn về chữ "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm có liên hệ quan niệm sống nhàn hiện nay:

Qua chữ nhàn, bàn về quan niệm sống nhàn hiện nay

THPT Sóc Trăng Send an email
0 17 phút

Ta thường nghe nói sống nhàn qua thi từ thơ văn đặc biệt là chữ “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói, nhưng liệu chữ “nhàn” đó có đúng trong cuộc sống hiện nay? Cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số bài văn hay của các bạn học sinh giỏi quốc gia dưới đây em nhé:

Nội dung

  • 1 Bàn vềchữ nhàn của Nguyễn Bình Khiên về cuộc sống hiện nay
    • 1.1 Từ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm liên hệ cuộc sống hiện nay

Về chữ nhàn trong hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

3,680 từ Phân tích Văn mẫu

Về chữ nhàn trong hai bài thơ: Cảnh ngày hècủa Nguyễn Trãi và Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm

“Nhàn” là một triết lý sống phổ biến được các bậc hiền triết ngày xưa hướng đến. Đó là sự nhàn nhã, thảnh thơi, là không bị vướng bận với những thú vui tầm thường của sự đời. Về chữ nhàn trong hai bài thơ: “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mỗi tác giả sẽ có những nhìn nhận riêng biệt. Tìm hiểu ngay sự khác biệt đó qua bài văn mẫu dưới đây!

Về chữ nhàn trong hai bài thơ cảnh ngày hè và bài thơ nhàn

Triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thi phẩm “Nhàn”

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trước hết ở lối sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Chỉ với hai câu thơ đầu, người đọc đã có thể cảm nhận sâu sắc phong thái sống bình dị, an nhàn của thi nhân. Việc sử dụng từ láy “thơ thẩn” đã lột tả sự thư thái trong tâm hồn và dần hé lộ quan niệm sống nhàn riêng biệt được thể hiện ở sự giản dị, ung dung, xa lánh cuộc sống tầm thường chỉ vây quanh danh lợi, của cải vật chất.

Lối sống nhàn đó tiếp tục được thể hiện qua cung cách sống, sinh hoạt của ông qua hai câu thơ sau:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Từng mùa trong năm đều được Nguyễn Bỉnh Khiêm làm nổi bật lên chỉ với những sự vật giản dị, quen thuộc và đặc trưng. Thức ăn của ông cũng bình dị, dân dã đến lạ thường cùng với lối sinh hoạt nhịp nhàng, thư thái: tắm hồ sen, tắm ao. Cuộc sống của ông thật khiêm nhường, đạm bạc nhưng lại chẳng hề tầm thường. Bởi lẽ, ông đã có đủ an nhàn để cứu rỗi mình thoát khỏi vòng xoáy khắc nghiệt của phường danh lợi, để đem tâm hồn đến gần với thiên nhiên, hòa hợp với vạn vật.

Xem thêm:

Bài thơ Nhàn: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm

Top 2 cách mở bài Nhàn hay nhất

Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một cách sống đem đến sự tự do, ung dung tự tại, mà nó còn là một ý chí kiên định rời xa phường danh lợi để giữ lấy cốt cách thanh cao:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Hai câu thơ trên sử dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình nhằm thể hiện rõ quan điểm sống của thi nhân. Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh lặng, xa lánh sự ồn ào, bon chen để trả lại cho chính mình một tâm hồn thanh thản. Ngược lại, chốn lao xao là nơi mà con người ta có thể bỏ qua nhân tính mà tìm đủ mọi cách để hãm hại nhau, chung quy lại cũng chỉ vì hai chữ danh lợi. Hai câu thơ mở ra hai không gian khác nhau, cũng chính là hai cách sống khác nhau.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Ông uống rượu nào phải để mơ trọn giấc mộng công danh, ông uống vì muốn bản thân mình luôn luôn tỉnh táo. Từ đó, mới có thể nhận ra một chân lý vĩnh hằng, rằng phú quý cũng chỉ như một giấc chiêm bao. Trong cuộc đời mỗi con người, liệu giàu sang phú quý có phải là đích đến cuối cùng, và chúng có mang lại hạnh phúc, an yên cho tâm hồn chúng ta? Hay cái tồn tại mãi mãi với mỗi con người chính là nhân cách, là phẩm chất cao đẹp? Hai câu kết của bài thơ chính là sự khẳng định của tác giả về triết lý sống nhàn. Với ông, sống nhàn là cách sống giữ được nhân cách tốt đẹp, là cơ hội để tu tâm dưỡng tính, là hành trình đem lại sự thảnh thơi, thư thái nơi tâm hồn.

“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm được tác giả thể hiện qua thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Với ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc và giản dị, triết lý sống nhàn của tác giả đã được thể hiện một cách trọn vẹn. Sống nhàn chính là lối sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật, là tránh xa mọi phường danh lợi tầm thường.

Video liên quan

Chủ Đề