Chủ thể vi phạm dân sự là ai

Quan hệ dân sự là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất trong xã hội. Vậy vi phạm dân sự là gì? Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới đối tượng nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới?

Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi của đối tượng nào đó xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những chế tài có tính răn đe. Hành vi vi phạm chỉ yếu là vi phạm các nguyên tắc của Bộ luật dân sự; Vi phạm các điều cấm; Vi phạm nghĩa vụ dân sự; Vi phạm hợp đồng dân sự; Các loại vi phạm khác…

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nào sau đây?

Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:

  • Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự;
  • Vi phạm hợp đồng dân sự;
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;
  • Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng, theo đó, những người vi phạm dân sự thuộc 1 trong các quy định đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Ngoài ra những hành vi còn có thể chịu sự xử phạt bởi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Ví dụ: Một người xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác [không phải trên mạng viễn thông] thì sẽ bị xử phạt theo Điều 5 Nghị định 167/2013.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Nếu hành vi đó đủ cấu thành tội Làm nhục người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là gì?

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, những chủ thể này phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự sẽ phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình.

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là gì?

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là chế tài áp dụng cho những người có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Việc vi phạm những nghĩa vụ đã được các bên thống nhất thỏa thuận thực hiện bằng những hành động, lời nói cử chỉ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho bên kia.

Do vậy, pháp luật quy định người người này phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới đối tượng nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn đọc xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có được coi là vi phạm dân sự không?

Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;Vi phạm nghĩa vụ dân sự;Vi phạm hợp đồng dân sự;Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;

Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

Khi vi phạm nghĩa vụ dân sự, có quyền khởi kiện đối với tổ chức hay không?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan và cả tổ chức.

5 ra khỏi 5 [3 Phiếu bầu]

Tìm kiếm việc làm

1. Vi phạm dân sự là gì?

Trong các bộ luật về Dân sự được ban hành bởi nhà nước đã quy định về các loại vi phạm, một trong số đó là vi phạm dân sự. Cụ thể, quy định đã ghi: sự xâm phạm đến tài sản, các quan hệ nhân thân đã được quy định bởi luật Dân sự, đồng thời được pháp luật bảo vệ là vi phạm dân sự.

Vi phạm dân sự là gì?

Các đối tượng dân sự rất rộng, có thể là các cơ quan với cá nhân, các tổ chức, v.v. Bên cạnh định nghĩa về vi phạm dân sư, người ta còn quan tâm đến thuật ngữ Chế tài dân sự. Thuật ngữ này mang ý nghĩa thể hiện các hậu quả pháp lý không thuận lợi và nằm ngoài ý muốn. Đối tượng áp dụng chế tài dân sự bao gồm những người có hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động, thực hiện các các nghĩa vụ, hành vi dân sự. Chế tài có thể gọi là “công cụ bảo vệ” hợp pháp cho các chủ thể, đối tượng tránh được sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân của chủ thể. Bên cạnh đó, các giao kèo, hiệp ước, cam kết giữa các chủ thể sẽ được đảm bảo bởi chính nó.

Một điểm khác nữa khác biệt giữa chế tài dân sự và các chế tài hành chính hay hình sự là chế tài dân sự đảm bảo cho lợi ích cá nhân, trong khi đó các chế tài còn lại thiên về đảm bảo lợi ích công. Người vi phạm sẽ phải thực hiện mức phạt theo đúng quy định của pháp luật như bồi thường, “cải tà quy chính” hay xin lỗi người bị vi phạm.

Chế tài dân sự và các chế tài hành chính

Một yếu tố nữa cần quan tâm khi nói về vi phạm dân sự đó là trách nhiệm phải chịu về mặt tài sản, thường áp dụng với người vi phạm. Cụ thể, trong trường hợp này người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho người bị hại. Ví dụ như bạn đọc một cuốn sách hay, sau đó bạn trích dẫn một câu chuyện trong cuốn sách đó ra công khai với người khác nhằm thu lại lợi ích cho bản thân. Trong trường hợp bị tác giả phát hiện, bạn có thể bị kiện cáo và truy tố hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của nó.

Trong trường hợp này bạn có hai cách giải quyết đó là bị truy tố hoặc tự giảng hòa. Cách thứ nhất, bạn chủ động liên lạc với tác giả để thỏa thuận, xử lý vấn đề. Nếu kết quả tốt đẹp thì bạn không sao, bạn có thể bồi thường thiệt hại cho tác giả nhưng sẽ không bị truy tố. Tuy nhiên trong trường hợp kết quả không tốt đẹp, bạn có thể bị điều lên quan tòa và bị truy tố dân sự. Nếu phải lên “hầu tòa” thì rất có thể bạn vừa phải bồi thường bản quyền, vừa phải chịu các biện pháp răn đe khác.

Ví dụ trên đã phần nào thể hiện rõ hơn về trách nhiệm dân sự khi vi phạm. Mục đích của việc này là để răn đe người khác không nên vi phạm pháp luật và cho thấy nếu vi phạm bạn sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Xem thêm: Nghĩa vụ quân sự là gì? Thông tin bạn cần biết về nghĩa vụ quân sự

Trách nhiệm khi vi phạm dân sự

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình phân tích công việc và hiệu quả của nó

Ví dụ ở mục trên là mục tình huống khá đơn giản về trách nhiệm khi vi phạm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xảy ra trong xã hội, vì vậy để thể hiện đúng các trách nhiệm của từng loại vi phạm thì Nhà nước đã đưa ra phân loại một số trách nhiệm dưới đây:

- Thứ nhất là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ: ví dụ như bạn có nghĩa vụ trực đêm ở bệnh viện tuy nhiên bạn lại không thực hiện đúng hoặc trực đêm qua loa cho xong nhiệm vụ. Lúc này nếu bị cấp trên phát hiện thì họ sẽ quyền yêu cầu bạn phải tiếp tục nghĩa vụ của mình.

Việc không thực hiện đúng hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ cho thấy người vi phạm thiếu tôn trọng hay coi thường nghĩa vụ. Những trường hợp này ở mức độ nghiêm trọng có thể phải đền bù ở mức khá cao. Do vậy cần tránh vi phạm những trường hợp tương tự, nên có trách nhiệm với những nghĩa vụ được giao.

- Trách nhiệm trong trường hợp chậm tiếp nhận nghĩa vụ: có nhiều lý do dẫn đến chậm tiếp nhận nghĩa vụ chẳng hạn như đã có quy định tiếp nhận hồ sơ vào ngày này nhưng do một vài sự cố dẫn đến chậm tiếp nhận. Nếu có chi phí phát sinh thì bên làm chậm hay không tiếp nhận được sẽ phải chịu chi phí phát sinh, đồng thời bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm trong trường hợp chậm tiếp nhận nghĩa vụ

- Trách nhiệm khi không tiếp nhận, không thực hiện hay chậm thực hiện nghĩa vụ cũng sẽ bị yêu cầu bồi thường, chịu chi phí vật chất phát sinh nếu có. Tương tự như trường hợp trên tuy nhiên mức độ chịu trách nhiệm của các trường hợp không thực hiện sẽ cao hơn. Việc chậm tiếp nhận, thực hiện sẽ ảnh hưởng đến cả hai bên chứ không phải riêng bên vi phạm. 

Hay khi không thể thực hiện được thì cần thông báo lại cho người yêu cầu để có kế hoạch xử lý, tránh phát sinh quá nhiều và không thể đền bù nổi. Một số trường hợp không thể thông báo như tai nạn, sức khỏe, v.v. thì bên yêu cầu có thể miễn phí bồi thường cho bên vi phạm.

Xem thêm: Bộ đội chuyên nghiệp và vai trò của bộ đội chuyên nghiệp

mẫu cv xin việc

3. Các hành vi được quy về vi phạm dân sự

Tiếp theo, bạn đọc nên biết thêm về các hành vi bị cho là vi phạm dân sự để không phạm phải các hành vi này trong quá trình thực hiện nghĩa vụ. Một số hành vi như vi phạm pháp luật, cụ thể hơn là các quy định, nguyên tắc, nghiêm trọng nhất là vi phạm các điều cấm của luật Dân sự. Tiếp theo đó là vi phạm các hành vi liên quan đến nghĩa vụ, vi phạm văn bản, hợp đồng, lợi ích hay quyền hạn của các cá nhân, tổ chức, v.v.

4. Ví dụ về vi phạm dân sự

Ví dụ về vi phạm dân sự

Hãy đến với một vài ví dụ dưới đây nếu bạn vẫn cảm thấy “khó hiểu” về thuật ngữ pháp luật này. Ví dụ thứ nhất, bạn mới ký kết hợp đồng thuê nhà 6 tháng. Tuy nhiên trong quá trình sống xảy ra một chút vấn đề và bạn phải chuyển đi khi chưa hết thời hạn 6 tháng. Điều này ảnh hưởng đến bên cho thuê nhà và hậu quả thường gặp nhất là bạn sẽ mất tiền đặt cọc nhà.

Một trường hợp khác, bạn ký hợp đồng thuê nhà, bạn có thêm một vài yêu cầu, điều kiện trong hợp đồng và đã được bên cho thuê đồng ý. Tuy nhiên, khi sống được một vài tháng thì bạn thấy những yêu cầu trong hợp đồng không được đáp ứng. Lúc này bạn có thể trao đổi trực tiếp với bên cho thuê hoặc có thể kiện bên cho thuê nếu họ nhất định không chịu trách nhiệm.

Một ví dụ trong lĩnh vực giao hàng, bạn là bên cung cấp nguyên liệu cho một cửa hàng nọ. Vào một ngày không mấy may mắn, bên giao hàng là bạn gặp sự cố, hàng trong kho có vấn đề về hạn sử dụng hay bỗng dưng không thể dùng được. Lúc này bạn thông báo cho bên nhận và kêu họ có thể mua tạm nguyên liệu của nơi khác trong ngày hôm nay, và ngày mai bên bạn sẽ đảm bảo cung cấp lại sản phẩm. Điều đó có nghĩa là bạn đang vi phạm dân sự và phải đền bù thiệt hại bằng cách giảm số tiền mua nguyên liệu cho lần sau hay cung cấp thêm nguyên liệu. Vấn đề này sẽ được thỏa thuận giữa hai bên và đi đến kết luận.

Xem thêm: Việc làm bảo vệ ca đêm

5. Vi phạm hành chính và vi phạm dân sự có giống nhau không?

Vi phạm hành chính và vi phạm dân sự có giống nhau không

Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa vi phạm hành chính và vi phạm dân sự. Tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt rõ nét giữa hai thuật ngữ này. Đầu tiên là khái niệm, vi phạm hành chính được quy định bởi Luật xử lý vi phạm hành chính và là sự vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính Nhà nước. Còn vi phạm dân sự là sự xâm phạm về tài sản và được quy định bởi luật Dân sự.

Về chế tài xử phạt thì so với dân sự chịu bồi thường, hầu tòa và chịu một số biện pháp răn đe thì hành chính sẽ có mức phạt cao hơn nhiều như cảnh báo, phạt tiền, thậm chí cả trục xuất khỏi đất nước, v.v.

Trên đây là những thông tin bổ sung ý nghĩa cho thuật ngữ vi phạm dân sự. Bạn đọc nên hiểu biết về trách nhiệm và các hành vi để tránh vi phạm.

Lợi nhuận kinh tế là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng lợi nhuận kinh tế?

Lợi nhuận kinh tế là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận kinh tế? Cùng khám quá bài viết dưới đây để hiểu về lợi nhuận kinh tế nhé.

Lợi nhuận kinh tế là gì?

Video liên quan

Chủ Đề