Chủ trình sản xuất Công ty may Nhà Be

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện phục vụ ngành dệt may, những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty May Nhà Bè luôn tăng từ 15-20%/năm; chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và khu vực, phù hợp với yêu cầu phát triển ngành dệt may và kinh tế-xã hội của cả nước.

Tuy nhiên, trước những diễn biến của thị trường dệt may phát triển nhanh, nhiều thách thức, tổng công ty đã kịp thời rà soát, đánh giá đúng thực tiễn năng lực sản xuất, tập trung thực hiện tốt ba khâu đột phá, gồm: Đầu tư công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh. Theo đó, Tổng công ty đã thành lập Trung tâm Thiết kế, quy tụ nhiều nhà thiết kế nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài để thiết kế các mẫu sản phẩm. Đồng thời, Tổng công ty còn mở rộng quy mô sản xuất, khai thác hiệu quả dự án mở rộng giai đoạn 1 của Nhà máy May Hậu Giang với 2.000 công nhân; đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại và đã có hơn 16.000 trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại.

May Nhà Bè luôn tập trung đổi mới sản xuất, tạo điều kiện tối đa cho người lao động phát huy khả năng

Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, Ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của Công ty. Để làm tốt nhiệm vụ này, bên cạnh việc tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi của các trường đại học có uy tín vào làm việc, tổng công ty còn rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, chủ động liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để cử cán bộ, kỹ sư học tập kinh nghiệm, giúp cán bộ, kỹ sư, công nhân viên, người lao động nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, bảo đảm chuyên môn hóa cao, giúp tổng công ty đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của phát triển, sản xuất...

Đổi mới phương pháp sản suất

Để người lao động phát huy được tối đa sức lực, trí tuệ vào công việc, Công ty luôn chú trọng áp dụng những mô hình sản xuất tiên tiến, tạo môi trường làm việc thuận lợi, sạch sẽ, an toàn cho người lao động. Điển hình tại Xí nghiệp 2 cho thấy, các kho hàng, nhà xưởng của xí nghiệp luôn thoáng mát, sạch sẽ, tạo không gian, môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Tại đây đang áp dụng mô hình lean trong quản lý sản xuất, kinh doanh - là mô hình bố trí, sắp xếp, quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến mà đơn vị học tập từ Nhật Bản. Phương pháp lean đã tạo điều kiện cho chúng tôi lập kế hoạch, tính toán chính xác công đoạn phù hợp tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu, hàng tồn. Xí nghiệp cũng tiết kiệm chi phí trong quản lý, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm giờ làm 1 giờ/ngày cho công nhân, giảm hàng tồn từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn dưới 3%, thu nhập người lao động tăng từ 10-15%. Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả mô hình mới, Ban lãnh đạo Công ty đã mời các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm tư vấn; mở các lớp tập huấn, giải quyết tốt vướng mắc, khen thưởng, phê bình kịp thời, tạo không khí thi đua hăng hái lao động sản xuất giữa các xí nghiệp trong tổng công ty.

Nhiều công nhân đang làm việc tại Xí nghiệp 2 chia sẻ: Đổi mới mô hình sản xuất đã tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho công nhân, khiến chúng tôi tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống.

Nhờ đổi mới phương pháp sản xuất tiên tiến, Tổng công ty May Nhà Bè đã làm tốt công tác “bảo trì năng suất tổng thể”. Theo đó, việc vận hành máy móc tại phân xưởng do người vận hành thực hiện, việc bảo dưỡng máy do bộ phận chuyên trách đảm nhận. Phương pháp này đã ngăn chặn sự xuống cấp của thiết bị, bảo đảm hệ số kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm như veston, sơ-mi… được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, năng lực sản xuất của tổng công ty luôn đạt hơn 6 triệu sản phẩm/tháng; công nhân có việc làm ổn định với mức lương bình quân 7,2 triệu đồng/tháng.

Chặng đường phát triển còn dài, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, nhưng tin rằng với sự đoàn kết, luôn đổi mới của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, người lao động Tổng Công ty May Nhà Bè, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu phát triển ngày một bền vững.

Theo Tạp chí Công Thương

Tổng công ty may Nhà Bè đặt kế hoạch kinh doanh thụt lùi

Lợi nhuận sau thuế năm nay của Tổng công ty May Nhà Bè [UPCoM: MNB] được dự tính giảm 14,3 tỷ đồng so với kết quả năm 2020.

Theo tờ trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 vừa được tổ chức, ban lãnh đạo Tổng công ty May Nhà Bè đưa ra kế hoạch kinh doanh năm nay với các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế sụt giảm.

Bảng: Kế hoạch kinh doanh năm 2021 so với năm 2020 của May Nhà Bè [Đvt: tỷ đồng].

Chỉ tiêu/Năm

Kế hoạch năm 2021

Thực hiện năm 2020

Tổng thu nhập

2.166

2.700

LNST

37,3

51,6

Trích lập các quỹ và chia cổ tức

32,2

36,3

Chia cổ tức

21,8 [từ 10-15%]

21,8 [12%]


Ông Phạm Phú Cường, Chủ tịch HĐQT May Nhà Bè đánh giá, hiện nay chưa có một dự báo chính thức nào về thời điểm thế giới kiểm soát được Covid-19 và các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường.  Do vậy, thách thức của năm 2020 gần như vẫn còn nguyên trong năm 2021.

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. 

Hàng loạt doanh nghiệp dệt may vừa phải hứng chịu những hạn chế của giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, vừa phải chịu tác động của tổng cầu quốc tế giảm sút đối với ngành dệt may. 

Ngay từ đầu tháng 2/2020, toàn ngành bị khủng hoảng vì thiếu nguồn nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc do toàn bộ các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may bị đóng cửa từ trước Tết Nguyên Đán. 

Tình trạng này dẫn đến việc sản xuất ngành dệt may tại Việt Nam sau khi nghỉ Tết bị tê liệt trên 50% do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu đầu vào. 

Ngay sau đó, sức mua toàn cầu giảm, khách hàng thay đổi thời gian nhận hàng, kéo dài thời gian thanh toán,…áp lực lớn về vấn đề tồn kho, chi phí tiền lương cho người lao động.  

Người lao động làm việc trong nhà xưởng của May Nhà Bè [Nguồn: MNB].

Thị trường dệt may trong nước cũng không tránh khỏi những tác động xấu đại dịch làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh. 

Người dân ưu tiên mua nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn là quần áo. 

Các đơn hàng giảm đột ngột, đặc biệt là chủng loại veston, sơ mi cao cấp vốn là sản phẩm chiến lược truyền thống mang lại giá trị cao cho May Nhà Bè, đều sụt giảm đáng kể. 

Để thích ứng với tình hình thực tế, doanh nghiệp này nói riêng buộc phải chuyển đổi sản xuất các chủng loại khẩu trang, sản phẩm bảo hộ y tế, quần áo thể thao,… 

Thách thức trong năm nay với May Nhà Bè sẽ thiếu hụt lao động có tay nghề và biến động lao động, chi phí lao động ngày càng tăng cao. 

Tiềm lực và nguồn lực con người có khả năng thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh và công nghệ mô hình quản trị trong điều kiện mới là những thách thức không nhỏ trong năm 2021.

Ban lãnh đạo May Nhà Bè cho rằng, doanh nghiệp dệt may cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn, thích ứng với sự thay đổi của thị trường trong và sau dịch bệnh; chủ động thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, tiếp tục đổi mới công nghệ, chuyển đổi số phù hợp, đón đầu xu thế để tận dụng những cơ hội rõ các Hiệp định thương mại tự do đem lại.

Trong công tác quản trị sản xuất, May Nhà Bè sẽ thành lập hội đồng sáng tạo, sáng kiến cải tiến sản xuất có nhiệm vụ khơi dậy tinh thần sáng tạo, cải tiến sản xuất liên tục trong toàn hệ thống Tổng công ty. 

Cùng với đó sẽ nghiên cứu máy móc thiết bị theo hướng tự động hóa, khai thác hết công năng của thiết bị tự động, tiêu chuẩn hóa thao tác công nhân ở các công đoạn khó nhằm loại trừ yếu tố phụ thuộc vào lao động có tay nghề, cũng như đảm bảo được tính ổn định về chất lượng và năng suất,… 

May Nhà Bè hoạt động theo mô hình quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, thành viên liên doanh, liên kết. 

Ngoài ra tại Đại hội thường niên, HĐQT May Nhà Bè đã trình cổ đông thông qua việc Công ty cổ phần 4M được nhận chuyển nhượng cổ phiếu may Nhà Bè, với tỷ lệ sở hữu trên 25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện các thủ tục chào mua công khai tại thời điểm nhận chuyển nhượng, theo quy định của Luật chứng khoán 2019.

Công ty cổ phần 4M được thành lập từ năm 2013, do bà Nguyễn Thị Tịnh Tâm là đại diện pháp luật với ngành kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý. 

Đây cũng là cổ đông hiện hữu tại May Nhà Bè [với 24,89% vốn], trong vai trò đối tác chiến lược hỗ trợ tư vấn quản lý, giới thiệu khách hàng, đảm bảo năng lực sản xuất từ 30-50% toàn hệ thống của Tổng công ty. 

Sau khi tờ trình trên được thông qua, 4M sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại May Nhà Bè lên 26,71%. 

Tổng công ty May Nhà Bè được thành lập từ năm 1973 với hai xí nghiệp ban đầu, đến nay Nhà Bè đã có hơn 35 đơn vị và xí nghiệp thành viên, với gần 30.000 cán bộ công nhân viên, 20.000 máy móc, thiết bị chuyên dùng. 

Năm 2005, Công ty May Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè. Cổ đông Nhà nước với đại diện là Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện sở hữu 27,69% tại doanh nghiệp này.

Video liên quan

Chủ Đề