Chướng bụng đầy hơi khó thở là bệnh gì năm 2024

Chướng bụng khó thở là triệu chứng cảnh báo sức khỏe hệ tiêu hóa đang gặp bất thường, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Do đó, chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý triệu chứng chướng bụng khó thở.

Nội dung chính

1. Hiện tượng chướng bụng khó thở là gì?

Chướng bụng khó thở xảy ra khi lượng hơi trong ống tiêu hóa xuất hiện nhiều hơn so với bình thường. Điều này khiến lợi khuẩn trong đường ruột gặp khó khăn khi hoạt động, quá trình chuyển hóa thức ăn bị gián đoạn. Khi đó, lợi khuẩn bắt đầu tích tụ lại ở ống tiêu hóa, hơi sản sinh ra nhiều gây hiện tượng đầy hơi, khó chịu.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị đầy hơi kèm theo khó thở là do gặp vấn đề về cơ hoành. Cơ hoành là cơ hình vòm, ngăn lồng ngực và ổ bụng. Chúng sẽ di chuyển lên xuống cùng nhịp với động tác hít vào và thở ra của chúng ta.

Khi đầy hơi, bụng sẽ căng và gây áp lực lên cơ hoành, làm hạn chế khả năng di chuyển của cơ khi hít thở, gây cảm giác khó thở.

Khi gặp tình trạng đầy hơi, bụng sẽ căng và gây áp lực lên cơ hoành, làm hạn chế khả năng di chuyển của cơ hoành khi hít thở. Hệ quả là gây cảm giác khó thở.

Tương tự, nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể gây sức ép lên cơ hoành và khó thở. Một số món ăn như đậu, đồ uống có gas có thể gây tích tụ khí trong đường ruột, từ đó tạo sức ép lên cơ hoành. Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó thở khi thai nhi phát triển và chèn ép lên cơ hoành.

2. Các triệu chứng chướng bụng khó thở thường gặp

Ngoài chướng bụng khó thở, người bệnh sẽ gặp thêm những biểu hiện khác như:

Tức ngực, ợ chua, ợ hơi: Ngoài cảm giác chướng bụng, khi vỗ bụng có tiếng bộp bộp, người bệnh có thể kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua. Đây là triệu chứng phổ biến và ở mức độ nhẹ nhất. Phần hơi được sản sinh trong đường ruột, không được đào thải ra ngoài, sẽ tạo áp lực khiến cơ thắt thực quản bị giãn và có xu hướng đẩy ngược lên đường miệng, tạo nên hiện tượng ợ chua, ợ hơi.

Bụng đầy hơi, khó chịu, ậm ạch, buồn nôn: Bụng luôn có cảm giác căng tức, ậm ạch vùng thượng vị ngay cả lúc đói. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như nôn nao, buồn nôn nhưng không nôn được, nôn khan…

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như nôn nao, buồn nôn khi đầy hơi, chướng bụng

Đau bụng âm ỉ, đại tiện có lúc phân lỏng, có lúc táo bón. Triệu chứng này thường xảy ra với những người mắc các bệnh lý khác về đường ruột.

Nhìn chung, triệu chứng chướng bụng khó thở không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, song chúng ta tuyệt đối không được chủ quan.

Thông thường, hiện tượng đầy hơi khó thở sẽ kéo dài 1 – 3 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi họ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên xảy ra trong nhiều ngày liên tiếp, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần theo dõi và thăm khám sớm bởi đây có thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiêu hóa.

3. Nguyên nhân gây ra chướng bụng khó thở?

Nắm được nguyên nhân gây chứng chướng bụng khó thở, chúng ta sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả.

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chướng bụng khó thở có thể kể đến bao gồm:

– Chức năng dạ dày suy giảm: Thường gặp nhất là tình trạng viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Khi mắc bệnh, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, quá trình lên men chậm, khiến hơi sản sinh ra tương đối nhiều. Khi lượng hơi trong dạ dày quá nhiều, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực. Do đó, nếu phát hiện mắc bệnh dạ dày, chúng ta nên đi điều trị, tuân thủ phác đồ của bác sĩ để cải thiện chức năng dạ dày.

Môt số người bị chướng bụng khó thở do đang mắc bệnh liên quan tới tiêu hóa, phổ biến nhất là đau ruột thừa hoặc nhiễm trùng đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn trong đường ruột giảm, quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn, dẫn đến thức ăn tồn đọng nhiều sẽ lên men và sinh ra nhiều khí dư thừa, gây tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, chướng bụng khó thở cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh đại tràng co thắt. Người bệnh cần điều trị kịp thời, đúng cách để sớm cải thiện những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.

Các loại đậu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein thực vật, có thể gây đầy bụng nếu ăn nhiều

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nhai không kỹ khi ăn, ăn uống không đúng giờ, đúng bữa; ăn quá nhanh; ăn nhiều thực phẩm tạo khí như cà chua, cà rốt, hành, tỏi, đậu, các loại thức ăn giàu chất xơ hoặc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ khiến cơ thể không đủ men tiêu hóa để phân giải, từ đó khiến hơi sản sinh nhiều trong ống tiêu hóa.

– Do tác dụng phụ của thuốc: Một nguyên nhân chướng bụng khó thở tiếp theo đó là do sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, an thần, kháng viêm. Các loại thuốc này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tiêu diệt lợi khuẩn, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, gây chướng bụng khó thở buồn nôn.

– Chướng bụng khó thở do mang thai: Bà bầu bị chướng bụng khó thở là do tình trạng tăng progesterone khiến hệ tiêu hóa phải chứa nhiều hơi nước so với bình thường, vì vậy hoạt động tiêu hóa bị chậm lại. Tình trạng chướng bụng khó thở khi mang thai không gây nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu.

4. Làm sao để khắc phục chướng bụng khó thở?

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nên làm gì khi bị chướng bụng khó thở? Cách chữa chướng bụng khó thở đầu tiên bạn có thể áp dụng là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Với cách trị đầy hơi khó thở này, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Ăn chậm nhai kỹ; ăn đúng giờ, đúng bữa; đảm bảo cung cấp cân đối các thành phần dinh dưỡng như tinh bột, đường, mỡ, đạm; không nên hoạt động hoặc đi nằm ngay sau khi ăn để tránh bị chướng bụng sau khi ăn.

Người bệnh tránh sử dụng đồ uống có gas để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng

Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế dung nạp các thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất xơ, gia vị nóng, các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ chiên, xào, rán… để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Xem thêm: Ăn gì để hết chướng bụng đầy hơi? Top 13 thực phẩm

4.2. Hình thành lối sống lành mạnh

Tình trạng chướng bụng khó thở có thể được cải thiện nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:

– Không thức khuya, ngủ muộn bởi việc ngủ quá muộn và không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Tránh stress: Stress, lo âu và áp lực có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng chướng bụng khó thở. Hạn chế stress và tìm hiểu cách để giảm bớt áp lực sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi.

– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập về cơ bụng, sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được cải thiện, tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi trong quá trình tiêu hóa.

– Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thức ăn được vận chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa, nhờ đó quá trình tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn, góp phần hạn chế tình trạng táo bón hay đầy hơi.

– Thay đổi thói quen ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn trong sẽ giúp cho dạ dày không bị quá tải, việc tiêu hóa thức ăn sẽ dễ dàng hơn.

Để phòng tránh bị chướng bụng khó thở, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh ở trên, bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

– Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống khi phải dùng thuốc điều trị. Không lạm dụng tăng liều kháng sinh. Khi uống nên sử dụng kèm với men tiêu hóa.

– Uống thuốc chống viêm. giảm đau đúng cách, nên uống cùng bữa ăn và uống cùng nhiều nước để hạn chế thấp nhất nguy cơ thuốc gây kích ứng dạ dày.

– Điều trị dứt điểm nếu bạn đang bệnh lý về đường tiêu hóa để tránh những biễn chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

4.3. Điều trị các bệnh gây chướng khó thở

Chướng bụng khó thở uống thuốc gì? Khi gặp phải tình trạng chướng bụng khó thở, bệnh nhân không nên tùy ý mua và uống thuốc vì có thể gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Tùy thuộc và mức độ nặng/nhẹ của tình trạng chướng bụng khó thở mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp, đẩy lùi triệu chứng khó chịu này.

Xem thêm: TOP 6 thuốc trị đầy hơi chướng bụng hiệu quả

4.4. Một số mẹo chữa chướng bụng khó thở

– Massage quanh rốn: Bạn có thể massage vùng bụng sau khi ăn từ 30 – 60 phút, tuyệt đối không massage khi vừa mới ăn xong. Thao tác massage khá đơn giản, chúng ta chỉ cần dùng đầu ngón tay xoa quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ. Để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể kết hợp massage cùng dầu nóng. Đây là cách xử lý tạm thời giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

– Uống trà thảo dược: Một số loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, nước chanh, nước trần bì, nước tía tô, nước lá ổi… đều có công dụng rất tốt trong việc đẩy lùi tình trạng chướng bụng đầy hơi, khó thở. Đây đều là những nguyên liệu dễ kiếm, lành tính mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Chườm ấm cũng là một trong những phương pháp chữa chướng bụng khó thở hiệu quả

– Chườm ấm chữa chướng bụng khó thở: Chườm ấm cũng là một trong những phương pháp chữa chướng bụng khó thở hiệu quả. Nhiệt độ ấm sẽ kích thích máu tuần hoàn và lưu thông tốt hơn trong ruột. Từ đó cải thiện đầy hơi, khó tiêu.

Bạn có thể dùng túi chườm ấm, hoặc một chiếc khăn bông nhúng nước nóng, vắt ráo nước rồi đặt lên bụng. Khi khăn nguội tiếp tục lặp lại bước trên và chườm tiếp. Thực hiện chườm ấm khoảng 20 phút, bạn sẽ thấy dạ dày bớt khó chịu do chướng bụng.

Xem thêm: [TỔNG HỢP] 19 Cách trị đầy hơi chướng bụng nhanh chóng mà hiệu quả

Thông thường, tình trạng chướng khó thở buồn nôn sẽ thuyên giảm sau một vài ngày khi người bệnh có thể đánh hơi hoặc đi ngoài được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị chướng bụng khó thở kèm theo nhiều bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm vì rất có thể là bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Đầy bụng khó tiêu thì nên ăn gì?

Bị đầy bụng nên ăn gì?.

Chuối. Nếu bạn đang tìm hiểu ăn gì để hết chướng bụng đầy hơi thì chuối chính là một thực phẩm hữu ích. ... .

Táo. Trong táo rất giàu pectin và protopectin, giúp tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn. ... .

Đu đủ ... .

Dứa. ... .

Quả lê ... .

Lá tía tô ... .

Dưa leo. ... .

Tại sao sau khi quan hệ lại bị chướng bụng?

Khi lên cực khoái, cơ xương chậu sẽ co thắt liên tục giúp hai phái đạt cảm xúc cao nhất. Ở một số người, những cơn co thắt này lại là nguyên nhân gây khó chịu vùng bụng mỗi khi lên định hoặc không thường xuyên.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là những dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề đường ruột hoặc dạ dày. Ngoài các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng. Người bệnh còn xuất hiện các hiện tượng như ợ hơi, ợ nóng, rát bụng, đau bụng âm ỉ.

Chướng bụng là triệu chứng của bệnh gì?

1. Thế nào là đầy hơi, chướng bụng? Đầy hơi, chướng bụng có thể là hệ quả của thói quen ăn uống hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý của đường tiêu hóa như viêm đại tràng, sỏi thận, sỏi mật,... Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện như cảm giác đau bụng âm ỉ, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn...

Chủ Đề