Tỷ giá hối đoái là gì kinh tế vĩ mô năm 2024

Tỷ giá hối đoái là thước đo năng lực cạnh tranh của một quốc gia với những quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giúp chúng ta hiểu được nền kinh tế đang ở trang giai đoạn nào, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là khái niệm để chỉ về cặp tiền tệ trong đó một đồng tiền được trao đổi với đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái còn được gọi bằng những tên khác như tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, FX hoặc Agio. Rộng hơn, đây chính là tỷ giá đồng tiền của một quốc gia, chịu tác động bởi nhiều yếu tố sẽ làm thay đổi tỷ lệ so với đồng ngoại tệ.

Đối với nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực forex thì việc nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái rất quan trọng, vì họ có thể phân tích biến động thị trường, ra quyết định thực hiện giao dịch đúng thời điểm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Cùng tìm hiểu những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

Cung – cầu ngoại tệ

Tiền tệ cũng là một dạng hàng hóa đặc biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng cung cầu trên thị trường. Nếu chính sách tiền tệ quốc gia thay đổi, cung lớn hơn cầu, tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Ngược lại, khi chính sách tiền tệ được thắt chặt, cầu lớn hơn cung, sự khan hiếm đồng tiền diễn ra làm tăng tỷ giá hối đoái.

Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm tài khoản vốn, tài khoản vãng lai, tài khoản tài chính, được sử dụng để đo lường tất cả các giao dịch tiền tệ quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể.

Khi có dấu hiệu bội chi, tức sự khan hiếm về đồng ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, tức lượng tiền ngoại tệ nhiều hơn, đồng nội tệ khan hiếm sẽ đẩy tỷ giá hối đoái xuống thấp.

Ngoài ra, việc thâm hụt tài khoản vãng lai cũng cần được phân tích vì thời điểm này quốc gia đang cần một lượng ngoại tệ nhất định cho lượng hàng hóa xuất khẩu, làm tăng tỷ giá hối đoái.

Lạm phát

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát chính là sự tăng giá của hàng hóa, dịch vụ và mất giá trị của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ. Các quốc gia luôn mong muốn kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để đồng tiền có giá trị. Lạm phát càng cao, thì giá trị đồng nội tệ càng giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa và tình hình sản xuất kinh doanh.

Lạm phát và cán cân thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái

Lãi suất

Lãi suất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Dòng tiền sẽ chạy từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao. Do đó, khi các quốc gia thay đổi về lãi suất, tăng giá trị thì nguồn vốn tư bản sẽ bị hút vào, từ đó đồng nội tệ tăng giá, làm giảm tỷ giá hối đoái.

Nợ công

Nợ công làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Trong trường hợp này, nhà nước sẽ có xu hướng vay nợ nước ngoài, làm tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm tỷ giá hối đoái. Khi thiếu hụt nguồn tiền, nhà nước sẽ in thêm, điều này gây ra lạm phát và một lần nữa biến động đến tỷ giá hối đoái theo chiều ngược lại.

Thu nhập

Mức thu nhập của một quốc giá cũng là tiêu chí xem xét sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Khi thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu sử dụng hàng xa xỉ phẩm cao, nhu cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Đây cũng là thời điểm sức mua toàn thị trường tăng, lạm phát giảm.

Tình hình chính trị

Các quốc gia thường giao thương với những khu vực có nền chính trị ổn định hơn là những nơi thường xuyên có biến động. Chỉ cần một tin tức liên quan đến chính trị cũng làm thay đổi các quyết định của nhà đầu tư như rút vốn hay bơm thêm tiền vào nền kinh tế, dẫn đến cán cân ngoại tệ - nội tệ thay đổi.

Tình hình kinh tế - chính trị là nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tình hình kinh tế

Cuối cùng, tổng hòa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái chính là tình hình chính sách kinh tế của một quốc gia. Nếu chính sách nhà nước quan tâm đến đầu tư, phát triển, khuyến khích khởi nghiệp thì tình hình kinh tế sẽ sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến nguồn cung ngoại tệ tăng, giảm tỷ giá hối đoái.

-xuất khẩu ròng của bất kì quốc gia nào là chênh lệnh giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của quốc gia đó

Xuất khẩu ròng = giá trị xuất khẩu của quốc gia – giá trị nhập khẩu của quốc gia

Vai trò của xuất khẩu ròng : xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại

Xuất khẩu ròng cho chúng ta biết hoặc là một quốc gia là nước bán ròng hay là nước mua ròng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới

  • nếu xuất khẩu ròng là số dương người ta gọi quốc gia này có thặng dư thương mại
  • nếu xuất khẩu ròng là số âm thì quốc gia này đang có thâm hụt thương mại
  • nếu xuất khẩu ròng bằng 0 thì quốc gia đó có thương mại cân bằng

-các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng của một quốc gia :

  • sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa trong nước và ngoài nước
  • giá cả của hàng hóa tại nước nhà và nước ngoài
  • tỷ giá hối đoái mà theo đó người ta có thể sử dụng nội tệ để mua ngoại tệ
  • thu nhập của người tiêu dùng trong nước nhà và nước ngoài
  • chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
  • các chính sách của chính phủ hướng đến thương mại quốc tế

2. Lưu chuyển các nguồn lực tài chính: Dòng vốn ra ròng

+Dòng vốn ra dòng đề cập đến sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước và mua sắm tài sản trong nước bởi người nước ngoài

Dòng vốn ra dòng = Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước – Mua tài sản trong nước của người nước ngoài

+Dòng vốn ra ròng [ Đôi lúc còn được gọi là đầu tư nước ngoài ròng ] có thể có giá trị âm hoặc dương. Khi có giá trị dương, cư dân nội địa mua nhiều tài sản nước ngoài hơn là người nước ngoài mua tài sản nội địa, vốn trong trường hợp này được gọi là đang đi ra khỏi quốc gia, Khi dòng vốn ra ròng có giá trị âm, cư dân nội địa mua ít tài sản nước ngoài hơn là người nước ngoài mua tài sản nội địa, vốn trong trường hợp này được gọi là đang đi vào quốc gia

  • Các biến số có ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng:

 Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài  Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước  Các rủi ro nhận biết được về kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài  Các chính sách chính phủ tác động đến quyền sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài

Sự ngang bằng giữa xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng

Chúng ta thấy rằng một nền kinh tế mở tương tác với phần còn lại của thế giới theo hai con đường – các thị trường hàng hóa và dịch vụ, các thị trường tài chính quốc tế. Xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng, mỗi khái niệm đo lường một loại mất cân bằng trên các thị trường này. Xuất khẩu ròng đo lường sự mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu một quốc gia. Dòng vốn ra ròng đo lường sự mất cân bằng giữa tổng số tài sản nước ngoài mà cư dân trong nước mua và tổng số tài sản trong nước được mua bởi những người nước ngoài

Đối với một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, dữ liệu thực tế về hoạch tóan chứng minh rằng dòng vốn ra ròng [NCO] phải luôn luôn bằng với xuất khẩu ròng [NX]

NCO=NX

Phương trình này luôn duy trì bởi vì mỗi giao dịch tác động đến một phía của phương trình này thì cũng tác động đến phía bên kia một lượng chính xác như nhau. Phương trình này được gọi là một đồng nhất thức – một phương trình phải đúng bởi vì cách các biến số trong phương trình được định nghĩa và được đo lường.

 Khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại [NX>0], quốc gia này đang bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài nhiều hơn là mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Với số ngoại tệ thu được từ việc bán ròng hàng hóa và dịch vụ ra bên nước ngoài nước này phải đang sử dụng số tiền này để mua tài sản nước ngoài. Vốn đang chảy ra khỏi quốc gia [NCO>0]

Trong nền kinh tế đóng, dòng vốn ra ròng là zero [NCO=0], vì vạy tiết kiệm bằng với đầu tư [S=I]. Trái lại, một nền kinh tế mở có hai cách sử dụng tiết kiệm của quốc gia: đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng

Tóm lại là tiết kiệm, đầu tư và các dòng vốn quốc tế có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi tiết kiệm của một quốc gia vượt quá đầu tư, dòng vốn ra ròng của quốc gia đó là con số dương, nghĩa là quốc gia này đang sử dụng một phần tiết kệm của mình để mua tài sản nước ngoài. Khi đầu tư lớn hơn tiết kiệm của một quốc gia, dòng vốn ra ròng của nước này là con số âm, nghĩa là nước này đang tài trợ một phần đầu tư nước này bằng cách mua tài sản nội địa của nước này

II. Giá của các giao dịch quốc tế: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là mức mà ở đó một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc giá với tiên tệ một quốc gia khác.

Sự lên giá tiền tệ một quốc gia: là sự gia tăng giá tri của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.

Sự giảm giá tiền tệ một quốc gia: là sự giảm giá tri của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.

Tỷ giá hối đoái thực: là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với hàng hóa và dịch của một nước khác.

Tỷ giá hối đóa danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc va tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng hóa cảu hai quốc gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó.

Lý thuyết ngang bằng sức mua, một đô la[ hay một đơn vị của bật kỳ loại tiền tệ náo] có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như nhau ở tất cả các quốc gia. Lý thuyết nay hàm ý rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia nên phản ánh mức giá ở các quốc gia này. Vì vậy, các quốc gia có lạm phát cao một cách tương đối nên để cho đồng tiền của mình giảm giá và các quốc gia có lạm phát thất một cách tương đối nên để cho đồng tiền lên giá.

III. Cung và cầu vốn vay, cung và cầu ngoại hối

Thị trường vốn vay và thị trường hối đoái là hai thị trường đóng vai trò trung tâm kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Trên thị trường vốn vay lãi xuất thực điều chỉnh để cân bằng cung vốn vay và cầu vốn vay

Cung vốn vay từ tiết kiệm quốc gia

Cầu vốn vay từ đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh để cân bằng cung đô la[ từ dòng vốn ra ròng] và cầu đô la[ từ xuất khẩu ròng]. Bởi vì dòng vốn ra ròng là một phần của cầu vốn vay và bởi vì nó cung cấp đô la cho thị trường ngoại hối , đây là biến số kết nối giữa hai thị trường này.

IV. Trạng thái cân bằng trong nền kinh tế

Đến đây chúng ta đã thảo luận về cung và cầu cả hai thị trường:thị trường vốn vay và thị trường ngoại hốiây giờ hãy xem xét các thị trường có quan hệ với nhau như thế nào.

Dòng vốn ra ròng: mối liên kết giữa hai thị trường

Hãy bắt đầu bằng cách tóm tắt những gì học được cho đến bây giờ trong chương này. Chúng ta đang thảo luận cách thức một nền kinh tế phối hợp bốn biến số kinh tế vĩ mô quan trọng : tiết kiệm quốc gia [S], đầu tư nội địa [I], dòng vốn ra ròng [NCO] và xuất khẩu rồng [NX]. Hyax ghi nhớ đồng nhất thức sau đây:

S = I + NCO

NCO = NX

Trên thị trường vốn vay , cung đến từ tiết kiệm quốc gia [S], cầu đến từ tư nội địa [I] và dòng vốn ra ròng [NCO], và lãi xuất thực giúp cân bằng cầu và cung. Trên thị trường ngoại hối cung đến từ dòng vốn ra ròng [ NCO] , cầu đến từ xuất khẩu ròng [NX] và tỉ giá hối đoái thực cân bằng giữa cung và cầu

Dòng vốn ra ròng là biến số kết hợp giữa hai thị trường. Trên thị trường vốn vay , dòng vốn ra ròng là một phần của cầu

Chủ Đề