Chuyên de đổi mới phương pháp dạy học

Sáng ngày 8 tháng 10 năm 2020, trường THCS Hồng Hà đã tổ chức Chuyên đề Dạy học Dự án trong lớp học do Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thư- GV Tổ Khoa học tự nhiên chia sẻ.

Thầy giáo Hiệu trưởng Hà Trung Kiên và cô giáo Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tỉnh đã nói: Về mục đích và ý nghĩa của buổi Chuyên đề là các GV đã được học vềDạy học Dự án sẽchia sẻ và lan tỏa cho GV trong nhà trường để có thể nhân rộng và áp dụng mô hình này trong năm học 2020-2021 này. Đây còn là cơ hội để GV trong nhà trường phát huy tính tích cực và sáng tạo, có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau trong việc chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp hình thức dạy học.

Trước khi thực hiện Chuyên đề, các GV đã sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cùng trao đổi và học tập để khái quát các nội dung cơ bản nhất về Dạy học Dự án để mỗi GV đều nắm được đồng thời góp ý xây dựng kế hoạch dạy học của Chuyên đề.

1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một hình thức của hoạt động học tập/trong đó nhóm hs xác định một chủ đề /một nội dung làm việc/ tự lập kế hoạch/ thực hành công việc để đạt kết quả-một sản phẩm có ý nghĩa. Học theo dự án nhấn mạnh vai trò của người học.
Học theo dự ánlà hoạt động học tập lấy người học làm trung tâm, tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống
2. Mục tiêu của dạy học theo dự án
Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.
Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện, kỹ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao [phân tích, tổng hợp, đánh giá].
Rèn luyện nhiều kĩ năng [tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp].

Rèn luyện kỹ năng thế kỷ 21 4C hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, tư duy phản biện

3. Phân loại

a] Phân loại theo qui mô

  • Dự án nhỏ: thực hiện trong một hoặc một số giờ học
  • Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày/ một tuần
  • Dự án lớn: thực hiện với thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.

b] Phân loại theo chuyên môn
+ Dự án trong một môn học:
+ Dự án liên môn:
+ Dự án ngoài chuyên môn: Là dự án cho các lễ hội trong trường.
- Dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Là dự án toàn trường, dự án cho một khối lớp, một lớp học.
- Dự án hướng dẫn của một GV, dự án với sự cộng tác của nhiều GV và chuyên gia.

4. Đặc điểm

Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có mục tiêu được xác định rõ ràng.
- Có thời gian qui định cụ thể.
- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực
- Mang tính duy nhất [phân biệt với các dự án khác].

5. Quy trình tổ chức dạy học dự án

5.1-Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề

5.2- Xác định mục tiêu của dự án

5.3- Lập kế hoạch thực hiện dự án

  • Giao nhiệm vụ: phân nhóm, phân vai, nguồn tài liệu hỗ trợ

5.4-Triển khai kế hoạch

  • Thu thập thông tin
  • Thực hiện làm việc cá nhân/ nhóm/ thực hiện trải nghiệm
  • Thảo luận với các thành viên khác
  • GV theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ và xử lý thông tin trong khi thực hiện

5.5-Kết thúc dự án

  • Tổng hợp, trình bày, báo cáo kết quả
  • Đánh giá, bổ sung ý kiến, rút kinh nghiệm lại quá trình thực hiện để thực hiện tốt hơn các dự án tiếp theo.

6. Ưu điểm của dạy học theo dự án
· Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
· Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh;
· Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
· Phát triển khả năng sáng tạo;
· Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
· Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
· Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
· Phát triển năng lực đánh giá

  • Ngoài ra HS tăng niềm đam mê, sự sáng tạo, sự đồng cảm, và khả năng học
  • Triển lãm dự án cũng giúp phụ huynh và thành viên khác trong cộng đồng có cơ hội nhìn nhận những việc hs thực hiện.

Một số hình ảnh trong buổi chuyên đề:

Video liên quan

Chủ Đề