Chuyển giao công nghệ là gì ví dụ

Khái quát về hợp đồng chuyển giao công nghệ? Quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ? Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ? Bản án sơ thẩm tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ?

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Khái niệm:

Theo điều 3 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006:

+ Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

+ Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 18 của Luật CGCN.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 của Luật CGCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật CGCN.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Phạm vi quyền chuyển giao công nghệ

Theo điều 8 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006:

Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

Theo điều 7 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006:

Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:

a] Bí quyết kỹ thuật;

b] Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

c] Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Hình thức chuyển giao công nghệ

Theo điều 12 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006:

Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1] Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập

2] Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

a. Dự án đầu tư;

b. Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

c. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

d. Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

3] Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Phương thức chuyển giao công nghệ

Theo điều 18 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006:

1] Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

2] Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3] Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

4] Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

2. Quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 14 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006:

Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, , Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều 15 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

1] Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;

2] Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;

3] Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;

4] Phương thức chuyển giao công nghệ;

5] Quyền và nghĩa vụ của các bên;

6] Giá, phương thức thanh toán;

7] Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;

8] Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng [nếu có];

9] Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;

10] Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;

11] Phạt vi phạm hợp đồng;

12] Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

13] Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;

14] Cơ quan giải quyết tranh chấp;

15] Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 19Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006:

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ [Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006]

Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận.

Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:

a] Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá;

b] Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

c] Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao công nghệ [Điều 20 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006]

Bên giao công nghệ có các quyền:

+ Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

+ Được thanh toán đầy đủ theo quy định của hợp đồng và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; hưởng ưu đãi theo quy địnhcủa pháp luật;

+ Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

+ Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Bên giao công nghệ có các nghĩa vụ:

+ Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

+Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

+Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;

+Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

+Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;

+Không được thoả thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh;

+Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ [Điều 21 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 ]

Bên nhận công nghệ có các quyền:

+ Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

+Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

+Được thuê tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

+Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

+ Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

+Hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên nhận công nghệ có các nghĩa vụ:

+Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

+ Giữ bí mật thông tin về công nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;

+Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;

+Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ

Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao [Phụ lục IINghị định 120/2014/NĐ-CP] được quy định tại Nghị định 133/2008/NĐ-CP, cụ thể:

Trước hết, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 133/2008/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ phải có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc sử dụng công nghệ tiếp nhận; có đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành công nghệ một cách an toàn và phải chấp hành nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Đối với công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển giao công nghệ phải đảm bảo không gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

* Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao đáp ứng được các yêu cầu trên gửi trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ để xin chấp thuận chuyển giao công nghệ.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 133/2008/NĐ-CP Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:

Đơn đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ theo mẫu tại Phụ lục VII Nghị định 133/2008/NĐ-CP;

Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động;

Tài liệu giải trình về công nghệ theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định 133/2008/NĐ-CP;

Tài liệu giải trình về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 133/2008/NĐ-CP.

Video liên quan

Chủ Đề