Chuyển mạng giữ số mật bao nhiêu tiền

“Cước phí mạng di động hàng tháng của tôi đắt quá, tôi muốn tìm mạng di động rẻ hơn”

“Chất lượng mạng di động hiện tại tệ quá, tôi muốn tìm mạng di động chất lượng tốt hơn”

“Tôi muốn chuyển mạng điện thoại nhưng không biết số điện thoại đang dùng có thể dùng được tiếp hay không”

“Tôi muốn chuyển mạng nhưng lại không biết thủ tục và cách làm như thế nào”

Có lẽ đây chỉ là một vài trong số nhiều những khúc mắc thường gặp của không ít người khi sử dụng mạng điện thoại di động ở Nhật. Dạo qua một vòng các hội nhóm trên facebook thỉnh thoảng sẽ lại thấy vài người hỏi các vấn đề liên quan tới việc muốn chuyển mạng di động. Để có thể trả lời một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất thì hôm nay Sim Giá Rẻ Nhật sẽ giải thích một cách chi tiết nhất để cho người mới cũng có thể hiểu được. Nếu mà để kết luận luôn thì có thể tóm gọn trong 1 từ là MNP.

Vậy, MNP là gì?

Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về khái niệm MNP và cách chuyển mạng giữ nguyên số ở Nhật xem thử nhé.

MỤC LỤC

MNP là chữ viết tắt của Mobile Number Portability là một dịch vụ cho phép bạn chuyển mạng di động mà không cần thay đổi số điện thoại của mình.

Khi bạn sử dụng dịch vụ MNP này, bạn hoàn toàn có thể chuyển số điện thoại đang dùng của bạn từ mạng di động của công ty này sang mạng di động của công ty khác mà không bị mất số cũ.

Khi chuyển mạng sẽ phát sinh một số chi phí sau:– Chi phí chuyển mạng, khoảng 2000-3000 Yen.

Nếu không dùng dịch vụ MNP mà chuyển mạng thì bạn sẽ không mất khoản phí trên, tuy nhiên khi chuyển mạng thì số điện thoại sẽ được cấp một số mới.

– Chi phí đền bù hợp đồng, khoảng vài Sen tới 1 Man.

Nếu thời hạn ràng buộc hợp đồng của bạn với nhà mạng hiện tại vẫn còn mà bạn lại muốn hủy hợp đồng thì bạn sẽ phải đền bù 1 khoản chi phí cho nhà mạng.

Do đó, bạn nên cân nhắc chuyển mạng giữ nguyên số MNP khi hết thời hạn ràng buộc hợp đồng với nhà mạng đang dùng, hoặc vào thời điểm nhà mạng khác có khuyến mãi lớn để bù đắp khoản tiền phạt phải trả ở trên.

Điểm chung khi chuyển mạng giữ số ở Nhật

Các thứ cần thiết khi thực hiện MNP

Mã số MNP [ MNP予約番号 ]

Để chuyển mạng giữ nguyên số[MNP] thì bắt buộc bạn phải lấy mã số MNP từ nhà mạng mà bạn đang sử dụng[Docomo, Softbank, Au,…].

Chỉ cần gọi tới số điện thoại hỗ trợ chuyển mạng MNP của nhà mạng là bạn đã có thể lấy mã số MNP ngay tức thì.

Khi gọi điện lên tổng đài thì chỉ cần nói MNP予約番号を取りたいです。[MNPよやくばんごうをとりたいです]. Lúc này thông thường nhân viên sẽ hỏi bạn lý do muốn lấy số MNP thì bạn cứ trả lời là muốn chuyển sang nhà mạng khác vì có nhiều bạn bè sử dụng mạng đó chẳng hạn.

Bên dưới là danh sách số điện thoại xin mã MNP của một số nhà mạng lớn nổi tiếng.

DOCOMO 9:00~20:00 SĐT: 0120-800-000AU 9:00~20:00 SĐT: 0077-75470SOFTBANK 9:00~20:00

SĐT: 0800-100-5533

Nếu chuyển từ SIM giá rẻ của công ty này qua công ty khác thì thường sẽ lấy mã số MNP thông qua Internet. Và thường mã số sẽ được cấp trong vòng từ 1 tới 4 ngày.

Chỉ cấp mã số MNP không thôi thì sẽ chưa phát sinh chi phí dịch vụ.

Sau khi nhận được mã MNP thì bạn cần lưu lại mã số này để nhập vào khi đăng ký SIM nghe gọi ở nhà mạng chuyển tới.

Chỉ khi nào bạn chuyển mạng thành công và sử dụng được SIM mới được cung cấp thì khi đó mới phát sinh chi phí dịch vụ khoảng 3300 Yên.

Thẻ tín dụng Credit Card

Khi đăng ký SIM thì đương nhiên họ sẽ bắt bạn nhập thông tin về phương thức thanh toán cước hàng tháng. Tùy theo mỗi nhà mạng khác nhau mà chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, Point, …

Tuy nhiên, phương thức thanh toán phổ biến mà hầu hết các nhà mạng đều chấp nhận là sử dụng thẻ tín dụng Credit Card.

Về cơ bản thông tin đăng ký thẻ Credit Card và thông tin khi đăng ký Sim phải của cùng một người mới được chấp nhận nên bạn hãy chú ý.

Sẽ có trường hợp dùng thẻ Credit của chồng để đăng ký Sim cho vợ chẳng hạn thì cũng sẽ bị từ chối vì định danh thẻ khác với tên khi đăng ký Sim.

Giấy tờ xác nhận danh tính

Khi đăng ký Sim thì cần cung cấp giấy tờ xác nhận danh tính cá nhân chẳng hạn như bằng lái, passport, bảo hiểm, My number,…

Thường chỉ cần dùng điện thoại chụp hình 2 mặt của một trong số các giấy tờ trên và tải lên khi đăng ký nhà mạng mới.

Các điểm cần chú ý và cần chuẩn bị trước

Phí đền bù hợp đồng

Sau tháng 10/2019, nếu đang ký hợp đồng với Au hoặc Softbank mà thay đổi nhà mạng thì chỉ mất tối đa 1000 Yên phí vi phạm hợp đồng.

Với các hợp đồng trước 9/2019, nếu chuyển mạng mà không đúng tháng cập nhật hợp đồng mới thì thường sẽ tốn 9500 Yên tiền phí vi phạm hợp đồng.

Nhưng với nhà mạng Docomo thì hơi phức tạp 1 xíu.

Nếu chuyển mạng đúng vào tháng cập nhật hợp đồng thì sẽ không mất phí vi phạm.

Nếu chuyển vào tháng khác thì thường sẽ áp dụng chính sách ràng buộc 2 năm do đó sẽ phải mất 9500 Yên phí vi phạm hợp đồng.

Sử dụng Gmail thay thế

Nếu bạn đang sử dụng mail của nhà mạng thì khi chuyển mạng sẽ không còn dùng được nữa. Do đó, bạn cần tạo sẵn Gmail để chuyển đổi khi cần thiết.

Tạo thẻ tín dụng Credit Card

Như nói ở trên, Credit Card là phương thức thanh toán online gần như là phổ biến nhất.

Nếu bạn vẫn chưa có thẻ Credit Card thì nên tạo sẵn.

Sử dụng lại điện thoại của nhà mạng

Cả 3 nhà mạng lớn Docomo, Au, Softbank đều có dịch vụ Sim giá rẻ của riêng mình.

Khi chuyển qua dịch vụ Sim giá rẻ của chính nhà mạng đó thì cơ bản hầu hết các dịch vụ đang đăng ký với nhà mạng đều có thể sử dụng được. Chẳng hạn như vẫn sử dụng được mail của nhà mạng, hình ảnh, âm nhạc gắn liền với nhà mạng và thậm chí là điện thoại không cần unlock lên quốc tế vẫn có thể sử dụng được.

Chuyển qua Sim giá rẻ của nhà mạng đang xài là một sự lựa chọn hợp lý với những ai không muốn mất đi các dịch vụ có sẵn với nhà mạng cũ.

Tóm lại

Tóm lại việc chuyển nhà mạng khác hay không là lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, lời khuyên mà Sim Giá Rẻ Nhật muốn đưa ra là hãy chuyển mạng sang Sim Giá Rẻ nhanh nhất khi có thể vì bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền cước di động mỗi tháng mà chất lượng dịch vụ không bị thay đổi nhiều. Thông thường cước phí hàng tháng cho các nhà mạng lớn trung bình khoảng 7000 Yên/tháng nhưng với sim giá rẻ thì trung bình mỗi tháng bạn chỉ phải bỏ ra 1500~2000 Yên. Sim giá rẻ chính là sự lựa chọn đúng đắn của người thông minh.

Hi vọng bạn tìm được nhà mạng ưng ý và chuyển mạng thành công.

Vậy có thể “chuyển mạng, giữ số” với dịch vụ thu phí không dừng để tạo thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế hay không? Nếu thực hiện điều này, cần lưu ý gì để tạo thuận lợi cho tài xế và doanh nghiệp?

Phản ánh đến VOV Giao thông, anh Nguyễn Thanh Tùng [ở Minh Khai, Hai bà Trưng, Hà Nội] cho biết, cuối năm 2020, anh mua xe cũ và chủ xe đã dán thẻ thu phí không dừng ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam. Tuy vậy, khi sử dụng, thấy bất tiện, anh Tùng muốn chuyển sang nhà cung cấp khác thì được hướng dẫn nhiều thủ tục rối rắm và phải mang xe đến trụ sở doanh nghiệp để hủy thẻ:

"Tôi bị tình trạng thẻ lỗi quá nhiều, tôi cũng đang mong muốn chuyển sang hệ thống của nhà cung cấp khác, nhưng thủ tục rất lằng nhằng, họ bắt phải đến trụ sở chính, điền phom rất lằng nhằng, phải bắt mang cả xe đến, thủ tục rất lâu, nhiêu khê cho khách hàng", anh Tùng cho biết.

Anh Nguyễn Văn Bằng, ở Kim Động, Hưng Yên - một doanh nghiệp vận tải có hàng chục phương tiện cũng bày tỏ, doanh nghiệp cũng có một số xe cũ, không có mật khẩu thẻ thu phí không dừng. Do có nhiều phương tiện nên được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến tận nơi dán thẻ và cam kết muốn hủy thẻ cũng được phục vụ tại nhà.

Anh Bằng cũng mong muốn có dịch vụ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng để tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ: "Nếu cảm thấy dịch vụ không tốt, mình vẫn sẽ chuyển sang cái khác và sẽ gọi một bạn bên khác đến nếu dịch vụ không tốt".

Giải thích lý do yêu cầu chủ phương tiện phải đến tận nơi để hủy thẻ với nhiều thủ tục, giấy tờ, ông Cao Đình Ngân, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam [VDTC] cho biết, giống như việc thay đổi thông tin thuê bao điện thoại hay thông tin ngân hàng, việc yêu cầu khách hàng đến tận nơi để thay đổi thông tin hoặc hủy thẻ là để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Ông Cao Đình Ngân cũng cho biết, hiện VDTC đã dán được hơn 1,5 triệu thẻ và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng như hình thức “chuyển mạng, giữ số”, song cần có công cụ đo kiểm chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp:

"Việc đảm bảo sự thuận lợi cho người tiêu dùng thì công ty chúng tôi luôn luôn mong muốn được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Chúng tôi ủng hộ chủ trương để đảm bảo chi phí nguồn lực xã hội được tiết kiệm nhất, quan trọng hơn là đảm bảo bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Một trong những cái liên quan đến kỹ thuật đây là hệ thống đo kiểm để làm sao 2 hệ thống được liên thông và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát được", ông Ngân nói.

Ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC cũng cho biết, trong quy chuẩn về hệ thống thu phí tự động không dừng do Bộ GTVT ban hành chưa đề cập việc cho phép giữ nguyên thẻ, chỉ thay nhà cung cấp dịch vụ, và 2 đơn vị cung cấp dịch vụ cũng chưa bàn đến vấn đề này.

Tuy vậy, về chủ trương, ông Vinh cho rằng cần đánh giá chất lượng thẻ của các bên trước khi thực hiện: "Công nghệ không ảnh hưởng gì cả, quan trọng là thủ tục, cơ chế thôi. Ngoài ra, phải đánh giá lại chất lượng thẻ, chứ bây giờ chuyển khách hàng sang mà chất lượng thẻ yếu như thế thì không thể được. Chất lượng thẻ như nhau thì được ngay".

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Môi trường và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, về mặt nguyên tắc, mỗi xe chỉ cần một thẻ là có thể đi qua toàn bộ các trạm thu phí. Thời gian qua, dư luận cũng băn khoăn về chất lượng thẻ của các nhà cung cấp dịch vụ, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị:

"Cái này còn ràng buộc về cơ chế thanh toán về sau. Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng để họ chuyển mạng, bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh nhau bằng chất lượng dịch vụ, nhưng không được cạnh tranh không lành mạnh", ông Tô Nam Toàn cho biết.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, về nguyên tắc phải tôn trọng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Nếu việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ lựa chọn:

"Cái đó có ý nghĩa ở chỗ chọn lựa được nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với người sử dụng. Tôi thấy cần thiết, nên ủng hộ. Anh đã xác định người ta không hài lòng thì phải cho người ta đổi và Nhà nước phải có chủ trương như thế để nhà cung cấp dịch vụ phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ". 

Với hơn 3,2 triệu thẻ ETC đã dán trên toàn quốc cũng phần nào cho thấy nỗ lực của các nhà cung cấp dịch vụ trong việc đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng.

Tuy vậy, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt đối với các trạm BOT ứng dụng công nghệ này, vẫn cần những giải pháp kỹ thuật để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế, bằng việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Không chỉ là giải pháp kỹ thuật".

Đến thời điểm này, Công ty TNHH thu phí tự động VETC lắp đặt được hơn 1,7 triệu thẻ, trong khi con số này với Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam [VDTC] là 1,5 triệu thẻ. Như vậy, về số lượng thẻ khá tương đồng.

Để thu hút khách hàng sử dụng, cả 2 nhà cung cấp dịch vụ đều tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn có để tăng số lượng dán thẻ, từ mạng lưới của hàng Viettel trên toàn quốc đến hệ thống trạm thu phí rộng khắp của mỗi bên.

Về lý thuyết, việc hai bên cùng đẩy mạnh việc dán thẻ thu phí không dừng sẽ là một lợi thế trong việc nhanh chóng phủ khắp dịch vụ này tới khách hàng, tài xế và doanh nghiệp.

Tuy vậy, trong quá trình này cũng nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có cả việc dán đè thẻ của đơn vị này lên thẻ của đơn vị khác, khiến hệ thống đọc thẻ bị lỗi, khiến hàng loạt trường hợp bị lỗi khi qua trạm, và tài xế, doanh nghiệp bị liên lụy, phải tốn nhiều thời gian, công sức để đi làm thủ tục hủy 1 trong 2 thẻ đã dán.

Đó là chưa kể, nhiều trường hợp nhiều chủ xe đã dán thẻ, nhưng ít sử dụng, quên luôn mật khẩu tài khoản thu phí. Rồi việc mua bán xe cũ, chủ xe mới không biết mật khẩu tài khoản để sử dụng; có người muốn đổi thẻ Etag đã dán của VETC sang thẻ ePass của Viettel và ngược lại, vì những lý do khác nhau.

Với những trường hợp này, các đơn vị cung cấp đều hỗ trợ người dùng để lấy lại mật khẩu. Trường hợp muốn hủy tài khoản của thẻ khách hàng, tài xế phải liên hệ qua tổng đài để đến điểm gần nhất thực hiện hủy tài khoản chứ chưa nhà cung cấp dịch vụ nào thực hiện hủy thẻ trực tuyến. Trong nhiều trường hợp, họ phải đi hàng chục cây số để thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ để làm thủ tục hủy thẻ.

Việc dán thẻ lần 2 mất chi phí 120 nghìn đồng không phải là trở ngại với nhiều người, nhưng họ lại ngại chạy mấy chục cây số đến điểm hủy thẻ.

Do đó, cơ quan quản lý có thể áp dụng cơ chế chuyển đổi trực tuyến hay “chuyển mạng giữ số”, không bắt khách hàng chạy tới tận nơi với nhiều công đoạn, nhiều thủ tục để hủy thẻ. Nếu thực hiện được điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên, trong đó, quan trọng nhất là khách hàng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp nhất.

Việc cho phép thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn giữ nguyên thẻ không dừng cũng sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nếu không muốn bị khách hàng rời bỏ.

Về lâu dài, kể cả khi có thêm đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, nếu thỏa mãn khách hàng bằng các cơ chế tiện lợi, họ sẽ thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ hơn.

Đối với cơ quan quản lý, việc cho phép thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ cũng là thước đo để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này. Khi dịch vụ tạo được sự thuận lợi tối đa cũng là một biện pháp để thu hút người dùng, thay vì chỉ áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hô hào như hiện nay.

Thậm chí, thẻ thu phí không dừng còn gắn với một phương tiện, cùng với chứng minh thư/căn cước công dân, nên ngoài việc chuyển mạng giữ số, hoàn toàn có thể thực hiện trả sau – giống như điện thoại di động, thay vì chỉ trả trước như hiện nay.

Nếu cho phép trả sau, những băn khoăn về việc phải giữ tiền trong tài khoản thu phí không dừng, mất phí khi chuyển từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản không dừng… cũng sẽ được loại trừ.

Việc tính toán những giải pháp có lợi nhất cho khách hàng, cho tài xế và doanh nghiệp cần được tính toán, dựa trên lợi ích của người dùng, chứ không phải dựa trên sự “nhìn nhau” của các nhà cung cấp dịch vụ./.

Video liên quan

Chủ Đề