Có cho học sinh nghỉ tiếp hay không

Bộ GDĐT sửa đổi Sổ tay bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến nay, cả nước có gần 3 triệu học sinh trong hơn 17 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải dừng học trực tiếp vì COVID-19.

Với khối mầm non, 48 địa phương cho trẻ đến trường học trực tiếp. Còn hơn 1,45 triệu trẻ ở 15 tỉnh, thành phố phải dừng đến trường [chiếm 44,69%].

Nhiều địa phương đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng cao.

Các địa phương dừng dạy trực tiếp bậc mầm non: Hà Nội, Đà Nẵng [trừ 2 quận Thanh Khê và Sơn Trà], Tiền Giang [trẻ dưới 5 tuổi chưa đến trường], Bạc Liêu [trẻ dưới 5 chưa đến trường], An Giang, Phú Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Đắk Lắk [TP Buôn Mê Thuột].

Khối tiểu học, 12 tỉnh, thành phố tạm đang đóng cửa trường học, tương đương gần 800.000 học sinh phải dừng học trực tiếp. Các địa phương gồm: An Giang [khối lớp 1, 2], Tiền Giang [khối lớp 3, 4], Hà Nội [12 quận nội thành], Đắk Lắk [Buôn Mê Thuột], Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nam.

Khối THCS, 4 tỉnh, thành phố dừng học trực tiếp: Bà Rịa - Vũng Tàu [huyện Côn Đảo], Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, riêng Hà Nội khối lớp 6 của 12 quận nội thành] tương đương hơn 500.000 học sinh nghỉ ở nhà [chiếm 12,94%].

Khối THPT, 2 tỉnh, thành phố dừng học trực tiếp: Bà Rịa - Vũng Tàu [huyện Côn Đảo], Lào Cai, tương đương gần 250.000 học sinh nghỉ.

Chi tiết lịch học của 63 tỉnh, thành phố như sau:

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, F0 liên tục tăng, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp đều giảm cả 3 khối, Sở GD&ĐT Hà Nội đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và các nhà trường trong công tác tổ chức dạy học với yêu cầu tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường hỗ trợ học sinh về mọi mặt, không để học sinh nào bị gián đoạn việc học.

Đồng thời với yêu cầu duy trì nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý các nhà trường về việc đón học sinh đến trường học trực tiếp cần được thực hiện theo tinh thần tự nguyện của gia đình học sinh.

Hiện trên địa bàn Thủ đô, trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành chưa được trở lại trường học trực tiếp. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, phương án đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố trở lại trường sẽ được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt. Chỉ khi nào tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, thời tiết ấm áp trở lại và các điều kiện đón học sinh bảo đảm an toàn, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ đề xuất UBND TP. Hà Nội về lộ trình cụ thể.

Khoảng 50% cơ sở giáo dục tại Sơn La cho học sinh nghỉ học phòng dịch và giá rét: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời tiết, hơn 300 cơ sở giáo dục ở tỉnh Sơn La đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Theo tính toán, các đơn vị có thể tạm dừng đến trường trong 2 tháng nếu cần thiết.

Tại Hà Nam, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp. Theo đó, số ca F0 trong trường học đang có xu hướng gia tăng sau Tết Nguyên đán, nhất là tại các trường tiểu học và THCS, nhiều em học sinh chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Sở GD&ĐT Hà Nam đã có thông báo cho toàn bộ trẻ mầm non tạm nghỉ học cho đến khi có thông báo mới, học sinh tiểu học và học sinh lớp 6 cũng được tạm thời nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến trong thời gian 2 tuần cho đến khi có thông báo mới.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường khi tổ chức dạy, học trực tiếp, Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.

Theo đó, các cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ [sốt, ho, khó thở, … hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác] hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

Về việc tổ chức học bán trú của học sinh, Bộ Y tế nêu rõ, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó; học sinh ăn theo suất riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn; vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn [nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường]; bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.


Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình, TP.HCM trong giờ ăn trưa ngày 21-2. Đây là ngày đầu tiên trường thực hiện bán trú cho học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 22-2, ông Dương Trí Dũng, phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, cho biết như trên. 

Ông Dũng nhấn mạnh văn bản mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp [ban hành ngày 21-2-2022] là: trong lớp có F0 thì các học sinh còn lại vẫn sẽ đi học trực tiếp, trừ những học sinh là F1. 

Nếu học sinh là F1 và kết quả test nhanh âm tính thì sẽ cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm vào ngày thứ 5 [đối với những học sinh đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng COVID-19]. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 5 sẽ được đi học trực tiếp trở lại. 

Ông Dũng cho biết thêm: đối với những học sinh là F1, chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 thì sẽ cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm vào ngày thứ 7. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7 sẽ được đi học trực tiếp trở lại. 

Được biết, học sinh từ mầm non đến lớp 6 ở TP.HCM đã đi học lại từ ngày 14-2. Trong đó, nhiều trường tiểu học, THCS khi phát hiện trong lớp có 1 học sinh là F0 đã yêu cầu tất cả học sinh lớp đó phải nghỉ ở nhà 14 ngày khiến phụ huynh bức xúc. 

Và văn bản của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp, ban hành ngày 21-2-2022 được xem như một quy định mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay. Văn bản này cũng hướng dẫn về việc tổ chức học bán trú của học sinh như sau: 

Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.

Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.

Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn [nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường]. Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Infographic: Lớp có F0, học sinh nào phải nghỉ, xét nghiệm mấy lần?

HOÀNG HƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề