Cô nãi nãi là gì

♥ Trong môn phái
♥ Trong giang hồ
♥ Trong hoàng cung
♥ Một số khác

F. Trong môn phái:

a] Môn phái bình thường
Về cơ bản là giống như trong gia đình nhưng thêm chữ “sư” đằng trước, có một số điểm khác:
– Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão
– Lão lão gọi đệ tử là:tiểu lão
– Chồng của sư phụ: sư trượng/ sư công
[ Như trường hợp của vợ chồng Quy Tân Thụ đều nhận đệ tử, 2 người đệ tử đều gọi 2 vợ chồng ông là sư phụ]
– Vợ của sư phụ:sư nương/ sư mẫu
– Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ
– Người sáng lập môn phái:tổ sư [nam]/ tổ sư bà bà [nữ]
– Các đời tiếp theo gọi sư tổ đời thứ
– Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn [đời tiếp theo]
– Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn
b] Phật giáo:
• Xưng:
– Người trẻ tuổi: tiểu tăng [nam], tiểu ni [nữ]
– Người cao tuổi: lão nạp [nam], lão ni [nữ]
– Xưng chung với ý khiêm tốn:bần tăng/bần ni
• Gọi:
– Chung chung: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ
– Đứng đầu một đường gọi là: Thủ Tọa
– Đứng đầu một chùa gọi là: Trụ trì hoặc Phương Trượng
c] Đạo giáo:
– Người trẻ tuổi: đạo nhân [nam], đạo cô [nữ]
– Người cao tuổi: lão đạo [nam], lão đạo bà [nữ], chân nhân [võ học đặc biệt cao siêu]

G. Trong giang hồ:

a] Mới gặp lần đầu:
• Đối với nữ trẻ tuổi:
– Được gọi:cô nương hoặc tiểu thư [đối với con nhà giàu có danh tiếng]
– Xưng lại: tiểu nữ [khiêm tốn], bản cô nương/ ta [ko khiêm tốn]
• Đối với nam trẻ tuổi:
– Được Gọi: các hạ, huynh đệ/huynh đài [tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi] hoặc công tử [đối với con nhà giàu có danh tiếng] hoặc thiếu hiệp [tỏ ý tôn trọng võ học của người đó], tiên sinh [với người nho nhã],
– Xưng lại:tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối[ khi gặp người lớn hơn], ta [ko khiêm tốn]
• Nam/nữ cao tuổi:
– Được Gọi:Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp [tỏ ý tôn trọng võ học của người đó]
– Xưng: Ta, lão, [tên] + mỗ
• Người gặp mặt:
– Công tử[đối với con nhà giàu có danh tiếng].
– Thiếu hiệp [tỏ ý tôn trọng võ học của người đó].
– Tiên sinh [với người nho nhã].
– Hiền huynh/ hiền đệ[gọi thân mật].
– Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp [tỏ ý tôn trọng võ học của người đó]
Chú ý: tại hạ – các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi – anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối – tiền bốinghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối…
– Khi thân thiết có thể chuyển sang xưng hô thân mật như trong gia đình.
– Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa theo đó để gọi.
– Khi căm thù/tức giận: ta-ngươi
– Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử [nam], a đầu [nữ]…
b] Nếu không đối thoại trực tiếp:
– Với nam: Hắn/ Y/ Gã/ Ông ta / Lão ta
– Với nữ: Mụ/Ả/ Cô ta/ bà ta /Thị

H. Trong hoàng cung:

a] Ngoại hiệu hoàng thất:
– Cha vua [người cha chưa từng làm vua]: Quốc lão
– Cha vua [người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con]: Thái thượng hoàng
– Mẹ vua [chồng chưa từng làm vua]: Quốc mẫu
– Mẹ vua [chồng đã từng làm vua]: Thái hậu
– Mẹ kế [phi tử của vua đời trước]:Thái phi
– Bà của vua: Thái hoàng thái hậu
b] Xưng khi nói chuyện:
– Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta
– Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân
c] Các con cháu trong hoàng tộc gọi:
– Thái thượng hoàng/Thái hậu… :Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…
– Anh trai vua:Vương/ Hoàng huynh
– Chị gái vua:Công chúa/Hoàng tỉ
– Vua:Hoàng thượng
– Vua của đế quốc [thống trị các nước chư hầu]: Hoàng đế
– Em trai vua:Vương/Hoàng đệ
– Em gái vua: Công chúa/Hoàng muội
– Bác vua:Vương/Hoàng bá
– Chú vua: Vương/Hoàng thúc
– Vợ vua: Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương
– Cậu vua: Hoàng cữu phụ/Quốc cữu
– Cha vợ vua: Quốc trượng
– Con trai Thái tử [được chọn kế vị]: Hoàng thái tôn
– Cháu trai Thái tử [được chọn kế vị]: Hoàng thành tôn
– Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương
– Vợ chính quận vương: Quận vương phi
– Vợ bé quận vương: phu nhân
– Con trai quận vương:Công tử/thiếu gia
– Con gái quận vương: Tiểu thư
– Con gái vua chư hầu: Quận chúa
– Chồng quận chúa: Quận mã
– Vợ chính Vương: Vương phi
– Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi
– Thiếp của Vương: Phu nhân
– Con trai vua: Hoàng tử [ A ka – nhà Thanh]
– Con trai vua [người được chỉ định sẽ lên ngôi]: Đông cung thái tử/Thái tử
– Vợ hoàng tử: Hoàng túc
– Vợ thái tử:Thái Tử phi
– Con gái vua:Công chúa [ Cách Cách – nhà Thanh]
– Con rể vua:Phò mã
– Con trai trưởng vua chư hầu: Thế tử
– Con gái vua chư hầu:Quận chúa
– Chồng quận chúa: Quận mã
– Con gái vua nhà Thanh:Cách Cách
– Con rể vua nhà Thanh: Ngạch phò
– Con trai vương: Bối lặc
– Con gái vương:Cách cách
– Con dâu vương: Phúc tấn
– Con rể vương: Ngạch phò
d] Xưng hô:
• Vua: Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác
 Thời Hạ – Thương – Chu: Vương
 Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:
– Nước lớn:Vương
– Nước nhỏ:Hầu/Công/Bá [thuộc chư hầu]
 Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế
 Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn
• Con vua: Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại
 Con trai:
– Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần:Công tử
– Thời Hán đến Minh: Hoàng tử
– Thời Thanh: A ca
– Người được chỉ định sẽ lên ngôi:Đông cung thái tử/Thái tử
– Vợ chính Đông cung thái tử:Thái tử phi
– Vợ hoàng tử: Hoàng túc, hoàng tử phi,
– Vợ bé: Trắc phi/thứ phi
– Thiếp:Phu nhân
 Thời nhà Thanh:
– Vợ lớn A ca: Đích phúc tấn
– Vợ bé A ca: Trắc phúc tấn
 Hoàng Thất tự xưng:
– Quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.
– Trẫm:chỉ cho Hoàng đế/Vương.
– Cô gia:chỉ dùng cho Vương trở xuống. [Vương gia…]
– Vua gọi các quần thần: chư khanh, chúng khanh
– Vua gọi cận thần [được sủng ái]: Ái khanh.
– Vua gọi vợ [được sủng ái]: Ái phi. Không thì gọi [Họ] + Chức vị.
VD: Lan quý phi…
– Vua gọi vua chư hầu: hiền hầu
– Vua, hoàng hậu gọi con [khi còn nhỏ]: hoàng nhi
– Các con tự xưng với vua cha:nhi thần
– Các con gọi vua cha:phụ hoàng [ Hoàng A Mã], phụ Vương
– Các con vua gọi mẹ:mẫu hậu [Hoàng ngạch nương], Vương hậu nương nương
– Mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân
– Phi tần khác:Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”
– Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa.
– Các quan tâu vua: bệ hạ, thánh thượng
– Các thê thiếp [bao gồm cả vợ] khi nói chuyện với vua xưng là: thần thiếp
– Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là:ai gia
– Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua: hạ thần
– Các quan tâu vua: bệ hạ, thánh thượng, đại vương
– Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn [hơn phẩm hàm]: hạ quan, ti chức, tiểu chức
– Nữ với nam: thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia
Lớp nhỏ với lớp lớn: vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối
– Ngang hàng nhau: bỉ nhân, tại hạ
– Các quan tự xưng với dân thường: bản quan
– Dân thường gọi quan: đại nhân
– Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là: thảo dân, tiểu dân, hạ dân
– Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha
– Con trai nhà quyền quý thì gọi là: công tử
– Con gái nhà quyền quý thì gọi là: tiểu thư
– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là: lão gia
– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là: phu nhân
– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là: thiếu gia
– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là [khi nói chuyện với bề trên]: tiểu nhân
– Đầy tớ gọi vợ con trai chủ là: Thiếu phu nhân
– Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến: tiểu đồng/thư đồng
– Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là:nô tài
– Cung nữ chuyên phục dịch xưng là: nô tì
– Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ: Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…

I. Một số từ khác:

– Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là: tệ xá/hàn xá
– Đứa bé thì gọi là: tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là: nữ hài nhi… bé trai thì gọi là: nam hài nhi
Lưu ý: Nếu trong truyện xưng hô ta – ngươi thì tùy vào hoàn cảnh, ngữ cảnh xưng hô cho phù hợp. Không nên lạm dụng những thuật ngữ trên này [bảng này chỉ dùng trong trường hợp không hiểu nghĩa của từ đó là gì]

Sưu tầm từ nhiều nơi

Trang: 1 2

Chủ Đề