Oxygen saturation là gì

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

SpO2 là gì? [nguồn: AlmanaraNews]

Hiện tại ở một số khu điều trị Covid-19 căn cứ vào SpO2 để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu, từ đó can thiệp kịp thời khi bệnh nhân trở nặng. Thế rồi chúng ta lại nhớ đến một số smartwatch hiện nay đã được hỗ trợ tính năng đo SpO2, vậy SpO2 là gì? SpO2 bình thường bao nhiêu và các sản phẩm có SpO2? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

SpO2 là gì?

Theo trang VinMec, SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa [hemoglobin có chứa oxy] so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Ảnh minh họa

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung - một phương pháp không cần phải đưa thiết bị vào trong cơ thể. Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua bộ phận này sẽ cho biết kết quả SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

Hiện nay có nhiều sản phẩm smartwatch và vòng tay thông minh có hỗ trợ đo SpO2, tuy nhiên theo các nhà sản xuất thì nó không phục vụ cho mục đích y tế.

SpO2 bình thường bao nhiêu?

Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số SpO2 thường thể hiện bằng tỷ lệ %, giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95% - 100%. Chỉ số này là tốt nhất để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu nếu SpO2 ở dưới mức 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy. Các nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.

Các sản phẩm có SpO2?

Từ năm 2021, SpO2 như một xu hướng tất yếu của các thiết bị đeo tay nói chung. Rất nhiều smartwatch hay vòng tay thông minh đã được hỗ trợ tính năng này, phục vụ nhu cầu sức khỏe của người dùng.

Apple Watch Series 6 là một trong các thiết bị hỗ trợ đo SpO2 [nguồn: Cnet]

Tại Thế Giới Di Động đang bán nhiều thiết bị sở hữu tính năng đo nồng độ oxy trong máu, nếu là Apple thì có thể kể đến Apple Watch Series 6, Galaxy Watch 3 của Samsung cũng được trang bị tính năng này.

Để có thể tham khảo nhiều sản phẩm hơn, mời bạn click vào nút cam bên dưới nhé!

XEM NGAY SMARTWATCH CÓ HỖ TRỢ ĐO SPO2

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo vòng tay thông mình Mi Band 6 đang có giá rất tốt.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, tính năng SpO2 trên các sản phẩm công nghệ không phục vụ cho mục đích y tế, tức là nó không thể thay thế cho các máy đo SpO2 chuyên dụng. Người dùng tính năng này hãy xem SpO2 như một giá trị tham khảo sức khỏe hằng ngày của mình, nếu có dấu hiệu bất thường có thể kịp thời đến cơ sở y tế.

Bạn đã sử dụng smartwatch nào có SpO2 chưa? Bạn thấy tính năng này có hiệu quả không?

Nguồn: VinMec

Xem thêm:

  • Điện thoại Xiaomi có ROM 128GB sale đậm cuối tuần, toàn là mẫu HOT
  • Tổng hợp smartwatch và smartband hỗ trợ SpO2 giảm giá ngon đầu năm mới
Biên tập bởi Lê Hải Nam

1. Chỉ số SpO2 là gì?

Chỉ số SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen được gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hay hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa [hemoglobin có chứa oxy] trên tổng lượng hemoglobin trong máu. 

SpO2 là thước đo lượng oxy mà các tế bào hồng cầu của cơ thể đang vận chuyển. Cơ thể của bạn sẽ điều chỉnh chặt chẽ nồng độ oxy trong máu. Duy trì sự cân bằng độ bão hòa oxy trong máu là việc rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung – một phương pháp gián tiếp và không xâm lấn [tức là không đưa các dụng cụ vào trong cơ thể]. Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó tự hấp thụ một làn sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay, ngón chân hoặc dái tai sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ bão hòa oxy gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

2. Tại sao phải thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu SpO2?

Hầu như trẻ em và người lớn đều không cần theo dõi chỉ số SpO2. Trong thực tế, các bác sĩ sẽ chỉ kiểm tra dấu hiệu này khi cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường như khó thở hoặc đau ngực, trụy mạch, rối loạn nhịp tim,… Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD], bệnh tim cần phải theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên để nắm rõ tình hình sức khỏe cơ thể.

Với những trường hợp trên, việc theo dõi chỉ số SpO2 sẽ giúp bạn xác định được lượng oxy trong máu, biết được khi nào cần thêm oxy cho cơ thể hay các phương pháp điều trị hiện tại có hiệu quả không và cần được điều chỉnh hay không ?

Vậy chỉ số Spo2 bao nhiêu là bình thường? hãy cùng Medjin tìm hiểu tiếp nhé !

3. Chỉ số Spo2 bình thường là bao nhiêu?


Giá trị chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng giá trị SpO2 bình thường và đảm bảo an toàn sẽ dao động ở mức 95 - 100%. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi hay bị phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] thì phạm vi này có thể không được áp dụng. Khi đó, bác sĩ sẽ cho bạn biết phạm vi giá trị SpO2 bình thường với tình trạng cơ thể của bạn. Ví dụ với những người bị COPD nặng thì nồng độ oxy trong máu của họ sẽ duy trì trong khoảng 88 – 92%.

Chỉ số oxy hóa trong máu tốt là rất cần thiết vì sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng để cho cơ bắp hoạt động. Nếu chỉ số SpO2  xuống dưới 95% thì đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa trong máu kém, còn được gọi là tình trạng thiếu oxy trong máu. Mức oxy càng thấp thì tình trạng giảm oxy máu sẽ càng nặng. Khi đó có thể dẫn đến các biến chứng trong mô và nội tạng cơ thể.

Dưới đây, Medjin sẽ cung cấp cho các bạn biết thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn để có thể chủ động theo dõi sức khỏe của mình:

  • SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt
  • SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, lúc này cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị
  • SpO2 dưới 92% nhưng không thở oxy hoặc dưới 95% và có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
  • SpO2 dưới 90%: Đây là biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
  • Chỉ số SpO2 đánh giá ở trẻ sơ sinh : Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn là trên 94% giống như của người lớn. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo ngay cho các y bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên trên thực tế, chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn do bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây:

  • Do độ sai lệch của thiết bị đo [thường là ± 2%]
  • Do Hemoglobin bất thường
  • Bệnh nhân cử động khi đang đo
  • Do tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch , hạ thân nhiệt nặng
  • Bị nhiễu do ánh sáng trong phòng khi đang đo
  • Nếu sử dụng dụng cụ đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân thì yếu tố ảnh hưởng là sắc tố móng

4. Các triệu chứng thiếu oxy trong máu

Tình trạng giảm chỉ số SpO2 hay còn gọi là thiếu oxy trong máu sẽ gây ra một số triệu chứng sau:

  • Những thay đổi về màu sắc da
  • Trí nhớ suy giảm và hay nhầm lẫn
  • Ho, hụt hơi
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh hoặc chậm
  • Khó thở, thở nhanh hoặc thở khò khè là những triệu chứng khi chỉ số SpO2 bị giảm.
  • Khi da bạn có triệu chứng tím tái thì đồng nghĩa với việc bạn đang ở trong trường hợp khẩn cấp. Nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng này thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị. Tình trạng tím tái này có thể dẫn đến suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

5. Khi nào nên sử dụng máy theo dõi chỉ số SpO2?

Khi bạn cảm thấy bản thân có chỉ số bão hòa oxy thấp qua những triệu chứng nêu trên,  hãy sử dụng ngay máy đo SpO2 để kiểm tra và đánh giá chức năng hô hấp. 

Medjin cung cấp rất nhiều máy đo nồng độ oxy SpO2 như Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30; Beurer PO40, Máy đo nhịp tim và SpO2 iMediCare iOM A6; iMediCare iOM A8,…

PO30

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30 là thiết bị y tế cá nhân cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong gia đình. Beurer PO30 thích hợp sử dụng cho hầu hết các bệnh nhân từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn nhờ có thiết kế đơn giản ...

PO 40

Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim Beurer PO40 là thiết bị dùng để đo nồng độ bão hòa oxy trong mạch máu, nhịp tim và chỉ số tưới máu [PI] không xâm lấn giúp nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường để có cách xử ...

iOM A6

Máy đo nồng độ oxy trong máu iMedicare iOM A6 là thiết bị giúp phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu và nhịp tim bất thường để có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời. Đây là thiết bị không thể thiếu để chăm sóc sức khỏe trong mỗi gia ...

iOM A8

Máy đo nồng độ oxy trong máu iMedicare iOM A8 là một thiết bị quan trọng để theo dõi nồng độ oxy trong máu tránh xảy ra tình trạng nguy hiểm với những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… khi ngủ

>>> Tham khảo ngay: 3 loại máy đo nồng độ oxy trong máu được nhiều người tin dùng nhất 

Đa số các thiết bị đều được sử dụng để đo độ bão hòa oxy động mạch SpO2, đo nhịp tim [PRbpm] và chỉ số tưới máu [PI] không xâm lấn, đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc bệnh hen suyễn, các vận động viên hay người khỏe mạnh hoạt động ở địa điểm cao [ví dụ như leo núi, trượt tuyết hoặc phi công nghiệp dư].

Sau bài viết này, Medjin hy vọng các bạn đã biết được đầy đủ  thông tin cần thiết cũng như những lưu ý về chỉ số SpO2. Hãy theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để có thể nắm rõ được lượng oxy trong máu và có những phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm. Và đừng quên, liên hệ ngay với công ty TNHH Thiết bị y tế Medjin để trang bị cho mình và gia đình một thiết bị theo nồng độ oxy ngay hôm nay.

Chủ Đề