Có nên đựng nước trong chai nhựa

Uống nước bằng chai nhựa, nguy cơ uống luôn cả hạt vi nhựa. Độc hại hơn, nếu loại chai nhựa đó là nhựa kém chất lượng thì nguy cơ bị ung thư, suy giảm hệ miễn dịch là có.

Uống cả hạt vi nhựa

Phong trào nói không với sản phẩm từ nhựa đang lan rộng, nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa có từ lâu nay rất khó thay đổi vì sự tiện lợi cũng như giá thành rẻ dù đã có nhiều cảnh báo về sự độc hại của đồ nhựa đối với sức khỏe. Tiêu biểu là việc sử dụng các loại nước uống đóng trong chai nhựa. 

PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, chai nhựa được tạo thành từ nhiều phân tử hydrocarbon và thêm nhiều hóa chất khác để tăng độ dẻo hoặc tạo màu sắc. Tính an toàn của chai nhựa phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng. Những sản phẩm chất lượng thấp có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.

Nước đựng trong chai nhựa sẽ có các hạt vi nhựa thôi ra khi chúng ta uống. Tuy nhiên hàm lượng hạt vi nhựa này là không đáng kể và hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định hạt vi nhựa có tác động xấu như thế nào đến sức khỏe. Thực tế, việc uống nước bằng các loại vật liệu khác như gốm, thủy tinh… cũng có những nguy cơ nhiễm các chất khác nếu vật liệu đó không được kiểm soát chặt chẽ. 

Độc hại là các loại nhựa công nghiệp lại sử dụng để đựng nước hay thực phẩm. Loại nhựa polymer hóa không tốt sẽ sinh ra các hợp chất monome. Hạt vi nhựa là là hạt polymer của nhựa do quá trình lão hóa của nhựa sinh ra. Còn hợp chất monome như etylen, viny… trong nhựa kém chất lượng khi vào cơ thể sẽ gây bệnh ung thư, rối loạn nội tiết. Nhựa công nghiệp giá rẻ hơn nhiều loại nhựa sử dụng cho thực phẩm. “Loại nhựa này phải mất hàng trăm năm mới phân hủy. Khi phân hủy, chúng lại tạo thành các hạt vi nhựa ngấm vào đất, nước, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao người ta phải hạn chế sử dụng đồ nhựa.”, PGS.TS Trần Hồng Côn nhận định.

Không sử dụng lại chai nhựa dùng một lần

Những chai nhựa đựng nước là loại dùng một lần, nhưng rất nhiều người tái sử dụng để đựng nước uống cho nhiều lần sau. Nếu những chai này bị chưng ra ngoài ánh nắng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, có thể khiến các hóa chất trộn lẫn vào trong nước gây rối loạn nội tiết. Một số loại chai nhựa có thể chứa hóa chất BPA khá giống với hormone ở nữ giới như oestrogen. Phơi nhiễm với BPA qua việc uống nước từ chai nhựa có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm hoặc muộn ở nữ giới. BPA cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, hệ thần kinh và tăng lượng mỡ cơ thể, quá trình phát triển sinh lý ở trẻ em. BPA tác động xấu và làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, việc nhận biết loại nhựa chúng ta dùng có đúng chuẩn không, có các thành phần monome hay hạt vi nhựa không là rất khó. Bằng mắt thường không thể nhận biết được mà phải qua phân tích ở các phòng thí nghiệm. Sử dụng đồ nhựa an toàn cho sức khỏe là không dùng trong lò vi sóng, không đựng thực phẩm và nước uống nóng…

Mỗi ngày, chúng ta hấp thụ những hạt vi nhựa – từ bao bì thực phẩm, đồ uống và cả trong không khí mà chúng ta hít thở. Do đó, hạn chế sử dụng đồ nhựa vẫn là lựa chọn an toàn.

Nhiều người trong chúng ta sử dụng chai nhựa tái sử dụng để mang nước đến cơ quan, trường học hoặc khi ra ngoài chạy bộ. Nhưng nó dường như gây hại nhiều hơn là có lợi cho cơ thể. Mùi vị lạ của nước trong chai nhựa có lẽ là một dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta.

Hai nhà hóa học của Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã tìm thấy hàng trăm chất hóa học trong nước máy được đựng trong chai nhựa tái sử dụng trong 24 giờ, nhiều chất trong đó có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Một số hóa chất này được gọi là chất gây rối loạn nội tiết và chất gây ung thư.

Jan H. Christensen, Giáo sư hóa học phân tích môi trường tại khoa Thực vật và môi trường của Đại học Copenhagen, cho biết có những chất chưa từng được tìm thấy trước đây trong nhựa. Ông đã tiến hành nghiên cứu cùng với nhà nghiên cứu Selina Tisler.

Không nên đựng nước uống trong chai nhựa tái sử dụng.

Cho đến nay, hơn 400 chất khác nhau đã được phát hiện từ nhựa chai và hơn 3.500 chất từ ​​xà phòng rửa chén. Một phần lớn các chất này vẫn chưa được xác định, trong khi độc tính của ít nhất 70% các hóa chất được xác định vẫn chưa được biết.

Trong số các chất độc hại được tìm thấy trong nước, chất khởi phát quang là chất làm phiền các nhà nghiên cứu nhất. Những chất này được biết đến là chất gây rối loạn nội tiết và chất gây ung thư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều chất làm mềm nhựa, chất chống oxy hóa và chất phóng thích được sử dụng trong sản xuất nhựa, cũng như Diethyltoluamide [DEET], thường được gọi là hoạt chất trong thuốc xịt muỗi, trong nước.

Về cơ bản, việc rửa chai nhựa để tái sử dụng đã thêm nhiều chất vào nước đóng chai. Theo tác giả nghiên cứu Tisler, các chất độc hại nhất mà họ xác định được xuất hiện sau khi chai nhựa được cho vào máy rửa bát. Điều này có thể là do quá trình rửa làm mòn nhựa và do đó làm tăng quá trình rửa trôi các chất hóa học.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không kết luận nước trong chai là có hại cho sức khỏe, vì họ lưu ý rằng việc đánh giá độc chất của các chất này vẫn chưa được hoàn thành.

Theo các nhà nghiên cứu, chỉ vì những chất này có trong nước, không có nghĩa là nước độc hại và ảnh hưởng đến con người chúng ta. Nhưng vấn đề là chúng ta không biết. Và về nguyên tắc, nó không phải là điều tuyệt vời để sử dụng.

Giáo sư Christensen và các đồng nghiệp nói rằng họ sẽ sử dụng chai thủy tinh hoặc thép không gỉ chất lượng để đựng nước trong tương lai. “Chúng ta rất quan tâm đến lượng thuốc trừ sâu thấp trong nước uống của mình. Nhưng khi chúng ta đổ nước vào một chai nhựa để uống, chúng ta đã tự bổ sung hàng trăm hoặc hàng nghìn chất hóa học khác vào nước".

Các nhà hóa học cho rằng phần lớn các chất được tìm thấy đã vô tình xảy ra trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh sự cần thiết của các quy định và tiêu chuẩn sản xuất tốt hơn đối với các nhà sản xuất chai nhựa tái sử dụng.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Hazardous Materials.

Xem thêm: Hầu hết trẻ em không bị hội chứng COVID kéo dài khi nhiễm biến thể Omicron

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

[PLO]- Việc tái sử dụng chai nhựa đựng nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Nhiều người có thói quen uống nước đựng trong chai nhựa, thậm chí tái sử dụng chúng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Brightside đã tiết lộ bốn lý do tại sao chúng ta không nên tái sử dụng chai nhựa.

Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng

Tùy vào chất liệu nhựa, chai có thể phân hủy tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Vậy nên không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng.

Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, hãy chú ý đến những hình tam giác được đánh số dưới đáy chai.


Ký hiệu ở dưới chai cho bạn biết đâu là nhựa có thể tái chế và không. Ảnh: Brightside

- Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 [PET hay PETE]: Nó chỉ an toàn cho một lần sử dụng. Khi tiếp xúc với ôxy không khí hay nhiệt độ cao [bao gồm cả ánh nắng mặt trời], những loại chai như thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.

- Tránh sử dụng những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 [PVC và PC] vì đó là hai hóa chất độc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống của bạn. Sử dụng lâu dài loại chai này thậm chí có thể khiến bạn gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Những chai nhựa được làm từ polyethylene [số 2 và 4] và polypropylene [số 5 và PP] phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chúng chỉ an toàn nếu như bạn dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch thường xuyên.

Lượng vi khuẩn rất nhiều sau mỗi lần sử dụng

Theo Brightside, uống nước từ một chai nhựa đã qua sử dụng có thể chứa một lượng vi khuẩn tương đương với đồ chơi của chó, thậm chí là... bệ ngồi toilet. Lượng vi khuẩn trong những chai đó thường vượt quá ngưỡng an toàn quy định.

Điều đó là vì chúng ta đã tạo nên môi trường phát triển hoàn hảo cho vi khuẩn bằng cách cầm nắm chai bằng tay bẩn, sau đó lại tái sử dụng luôn mà không qua bước làm sạch hoặc làm sạch quá sơ sài như sục rửa chai bằng nước thường ở nhiệt độ phòng. Điều này không đủ để rửa sạch chai nhựa.

Quá trình vệ sinh chai nhựa để tái sử dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhưng hầu như chúng ta đều coi nhẹ, thậm chí bỏ qua bước quan trọng này. Sau khi rửa chai, vi khuẩn sẽ lưu lại và khiến cho bạn mắc bệnh, thậm chí nhiễm virus viêm gan A.

Vậy phải làm gì? Hãy rửa chai nhựa thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, giấm hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chứng minh rằng phần lớn vi khuẩn thường nằm ở phần nắp vặn, nơi mà bạn không rửa kỹ được. Do đó để an toàn, cách tốt nhất là rót ra cốc hoặc dùng ống hút để uống chứ không dùng miệng đặt trực tiếp vào chai để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý khi bảo quản chai nhựa 

Chai lọ bằng nhựa không nên lưu trữ, bảo quản ở nhiệt độ cao bởi nhiệt độ cao có thể làm cho nhựa bị biến dạng, phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Tương tự, nếu để chai nước trong nhà để xe, tiếp xúc với ống xả, trong phòng kín có chứa thuốc trừ sâu và các hóa chất khác sẽ gây nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến mùi vị của nước trong chai.

[Theo Steptohealth]

N. HÀ

Video liên quan

Chủ Đề