Công suất nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa

Khách hàng chung tay cùng ngành điện cắt giảm phụ tải trong cao điểm nắng nóng

Khánh thành Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 2

Quyết tâm hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 trong tháng 7/2022

Điện thương phẩm của EVNNPC 6 tháng đầu năm tăng 5,6% so với cùng kỳ

Nắng nóng gay gắt, công suất tiêu thụ điện miền Bắc lập đỉnh mới

Cập nhật tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 [tính đến ngày 19/7]

Bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung trong Quy hoạch điện VIII

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 kỷ niệm 40 năm thành lập

Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Sản lượng điện 6 tháng đầu năm của PV Power đạt 115% kế hoạch được giao

Xác định hạ tầng điện đồng bộ, hiện đại là động lực quan trọng, “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, 30 năm qua, tỉnh đã dành các nguồn lực để ưu tiên đầu tư. BR-VT đã trở thành trung tâm điện năng lớn nhất Việt NamNhờ đó, lưới điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân và DN.

Nhân viên Điện lực Xuyên Mộc lắp đèn chiếu sáng cho tuyến đường giao thông nông thôn tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

CHIẾM 40% TỔNG CÔNG SUẤT ĐIỆN NĂNG CẢ NƯỚC

Vào những năm 1980-1990, nguồn cấp điện chủ yếu cho các tỉnh miền Nam là Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức với tổng công suất 92MW. Nhà máy chỉ có 2 tổ máy hơi nước và 2 tổ máy tuabin khí. Sau nhiều năm vận hành, các thiết bị hư hỏng nhưng không có phụ tùng thay thế. Các nhà máy điện Chợ Quán, Cần Thơ và các cụm diesel cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tình trạng thiếu điện rất trầm trọng.

Mặc dù là vùng kinh tế dầu khí trọng điểm của quốc gia nhưng BR-VT cũng bị cắt điện luân phiên. Năm 1991, Bộ Năng lượng [nay là Bộ Công thương] đã quyết định điều 2 tổ máy tuabin có tổng công suất thiết kế 46,8MW vào khu vực Bà Rịa. Tháng 10/1992, Trạm phát điện tuabin khí Bà Rịa được mở rộng, nâng tổng công suất của trạm lên 121,8MW và chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2.

Sau khi Nhà máy điện Bà Rịa nhận dòng khí đồng hành đầu tiên vào phục vụ sản xuất điện từ mỏ Bạch Hổ năm 1995, tháng 12/2006, Bộ Công nghiệp [nay là Bộ Công thương] phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty điện Bà Rịa thành Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa. Lúc bấy giờ, Công ty có 10 tổ máy vừa tua bín khí, tua bin hơi với tổng công suất 388,9MW, có thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí, đáp ứng cung cấp điện cho khu vực các tỉnh phía Nam và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhiều cơ sở kinh tế và phục vụ đời sống dân cư.

Năm 1997, dự án chiến lược Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tọa lạc trên diện tích hơn 86ha tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành [nay là phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ] được triển khai. 4 nhà máy [sau này là Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ] chiếm khoảng 12% tổng công suất và 20% tổng sản lượng hàng năm của hệ thống điện quốc gia.

Năm 2001, Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 ra đời và sở hữu một nhà máy điện tua bin khí sử dụng công nghệ chu trình hỗn hợp của Đức với công suất 720MW tại KCN Phú Mỹ 1 [thuộc địa bàn TX. Phú Mỹ hiện nay]. Hàng năm, nhà máy cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia khoảng 5 tỷ kWh, tương đương gần 5% nhu cầu điện của cả nước. Cùng với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã đưa Phú Mỹ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước vào năm 2006. Trong đó, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ - trung tâm nhiệt điện khí lớn nhất khu vực phía Nam có tổng công suất lên đến 3.855MW.

Với sự đầu tư lớn cho các dự án ngành điện, cụ thể là Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa, BR-VT đã trở thành trung tâm điện năng lớn nhất Việt Nam, chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước.

ĐẦU TƯ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN

Trong những năm gần đây, nhu cầu phụ tải tại BR-VT liên tục tăng cao, trung bình từ 8-10%/năm. Từ năm 2011 đến nay đã hình thành nhiều phụ tải mới như: KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, KCN Đá Bạc, KCN Đô thị Châu Đức, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải… Nhiều DN, nhất là DN ngành thép tăng cường mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu điện tăng nhanh.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh BR-VT, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực miền Nam và UBND tỉnh đã tăng cường đầu tư mới cũng như nâng cấp sửa chữa các trạm biến áp, hệ thống lưới điện… Trong giai đoạn 2011-2020, sau Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, ngành điện đã thi công hoàn thành đóng điện vận hành các công trình lưới điện truyền tải quan trọng, tiêu biểu như: đường dây 500kV Phú Mỹ - Sông Mây, đường dây 220kV Phan Thiết - Phú Mỹ, đường dây 220kV Bà Rịa - Vũng Tàu, trạm biến áp 220kV Vũng Tàu, trạm biến áp 220kV Mỹ Xuân, trạm biến áp 220kV Tân Thành [KCN Phú Mỹ 2], trạm biến áp 220kV Châu Đức.

Bên cạnh đó, 7 dự án điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 294MW đã được vận hành thương mại gồm: dự án Điện mặt trời Đá Bạc, dự án Điện mặt trời Đá Bạc 02, 03, 04, dự án Điện mặt trời KCN Châu Đức, Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó, Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 01 và 1 dự án thủy điện nhỏ sau đập thủy lợi là Nhà máy Thủy điện Sông Ray [xã Sơn Bình, huyện Châu Đức] đã phát điện thương mại vào tháng 8/2017.

Xác định điện là động lực phát triển kinh tế và sẽ đi trước mở đường nên tỉnh đang tiếp tục triển khai một số dự án điện lớn. Dự án Trung tâm điện lực Long Sơn tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu là một ví dụ. Theo kế hoạch, Trung tâm điện lực LNG Long Sơn xây dựng theo lộ trình 3 giai đoạn, gồm Nhà máy nhiệt điện khí Long Sơn, có diện tích khoảng 132ha, tổng công suất khoảng 3.600-4.500 MW và một cảng đầu mối nhập LNG với công suất 3,5-4,4 triệu tấn/năm.

Theo Sở Công thương, đây là dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư. Dự kiến, khi dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn đi vào hoạt động sẽ bổ sung thêm 21 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia và nộp ngân sách khoảng 4.130 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công thương cho hay, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và hỗ trợ, thúc đẩy dự án Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn [giai đoạn 1], công suất 1.500MW. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh; đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thủ tục đầu tư các dự án điện khí, điện gió, điện sinh khối được duyệt trong Quy hoạch điện VIII.

[Còn nữa]

Bài, ảnh: ĐÔNG HIẾU

Sau 30 năm, nguồn điện đã được đầu tư phát triển vượt bậc. Đến nay, tổng công suất lắp đặt của Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ và Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa là 4.244MW. Trong đó, Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ có công suất 3.855MW, Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa có công suất 389MW, đã tăng khoảng 100 lần so với năm 1991; tổng công suất lắp đặt chiếm khoảng 6,1% tổng công suất nguồn điện quốc gia [khoảng 69.300MW], đã đóng góp vào hệ thống điện quốc gia với sản lượng khoảng 28 tỷ kWh/năm, chiếm 11,3% sản lượng điện sản xuất toàn quốc [247,1 tỷ kWh]. Cơ cấu nguồn điện hiện nay chủ yếu là nguồn điện khí, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

;

Thực tế nhiều khó khăn

Theo biểu đồ công suất từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam [EVN], tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm tới gần 1/4 tổng nguồn đã góp phần bảo đảm nguồn cung, nhưng do khả năng phát điện phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp tức thời thay đổi thường xuyên, khó dự báo nên việc đảm bảo cung cầu vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng truyền thống.

Đại diện Nhiệt điện Bà Rịa cho biết, với đặc điểm công suất phát phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp và được ưu tiên cung cấp vào hệ thống điện, công tác điều độ hệ thống điện, công tác vận hành hệ thống lưới điện, vận hành tại các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải trở nên khó khăn hơn nhiều so với các năm trước đây, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho an ninh cung ứng điện cũng như ảnh hưởng đến chi phí chung của toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, diễn biến dịch Covid-19 phức tạp đã và đang gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo cung cấp điện trong mùa nắng nóng của EVN. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ điện thay đổi bất thường, ngoài quy luật, khó dự báo để đảm bảo vận hành tối ưu. Một số nhà máy phải dịch chuyển kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa do không có chuyên gia hoặc khó khăn trong việc mua sắm thiết bị.

Toàn cảnh Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa 

Luôn đảm bảo các tổ máy sẵn sàng

Theo đại diện Nhiệt điện Bà Rịa, công ty hiện có 10 tổ máy và 6 lò hơi với tổng công suất lắp đặt là 388,9 MW. Đơn vị thực hiện dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện cũng chịu sự tác động của hệ thống điện.

Thực tế, trong các tháng đầu năm 2021, tần suất huy động lên xuống các tổ máy nhiều lần, thời gian vận hành ngắn đã ảnh hưởng đến nhiều các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công ty như tỷ lệ điện tự dùng cao, suất hao nhiệt lớn…

Để giải quyết các khó khăn trên, với sự nhận định kịp thời của Ban lãnh đạo công ty cũng như theo định hướng của Tổng Công ty Phát điện 3, Nhiệt điện Bà Rịa đã lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh tế thích nghi với tình hình mới, đảm bảo có phương án vận hành tối ưu nhất.

Là đơn vị phát điện, tiêu chí hàng đầu của Ban lãnh đạo công ty đề ra là luôn đảm bảo các tổ máy sẵn sàng khởi động với thời gian nhanh nhất, vận hành an toàn và đáp ứng cho hệ thống điện khi có sự huy động của Điều độ Hệ thống điện Quốc gia với công suất khả dụng cao nhất.

Để đáp ứng với tiên chí này, công ty đã thực hiện công tác bảo trì các thiết bị trong công ty, tuân thủ các quy định sửa chữa thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ đã ban hành, đảm bảo chất lượng trong công tác bảo dưỡng sửa chữa.

Đại diện công ty cho biết, trước ngày 17 hàng tháng, dựa vào lịch bảo dưỡng định ký đã ban hành, công ty đánh giá các công tác đã thực hiện, cũng như tình hình thiết bị để đưa ra lịch bảo dưỡng định kỳ chính thức cho tháng sau, nhằm đảm bảo cho công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị tối ưu.

Hình ảnh Nhà điều hành trung tâm của công ty 

Với công suất thiết kế của các tổ máy nhỏ, chủng loại thiết bị đa dạng, để tăng hiệu suất của các tổ máy, thời gian qua, công ty đã chủ động tìm hiểu, liên hệ nhà sản xuất thiết bị để nâng cấp các thiết bị thuộc phần cơ - nhiệt và phần điện.

Tối ưu công tác vận hành

Theo đại diện Nhiệt điện Bà Rịa, trong công tác vận hành, công ty đã vận dụng linh hoạt trong công tác chọn cấu hình vận hành cụm chu trình hỗn hợp sao cho tối ưu, sớm hòa lưới tổ máy tuabin khí, tuabin hơi và phát công suất cao nhất khi có huy động cụm chu trình hỗn hợp của Điều độ hệ thống điện Quốc gia. Song song với đó, sửa chữa bảo dưỡng, các biện pháp giảm tỷ lệ tự dùng, tiết kiệm điện cũng được công ty chú trọng.

Để giảm tỷ lệ tự dùng trong công tác vận hành, các vận hành viên luôn chủ động theo dõi để ngừng bớt các động cơ phụ dịch không cần thiết, lắp đặt thêm hệ thống biến tần cho các động cơ lớn, các máy nén vận hành mang tải không ổn định.

Ngoài ra, công ty tận dụng các mái nhà xưởng, khu văn phòng, nhà xe để lắp các hệ thống năng lượng mặt trời đấu vào hệ thống tự dùng, để tận dụng nguồn năng lượng này để giảm chi phí sản xuất cũng như tỷ lệ tự dùng.

Với nhiệm vụ sẵn sàng đáp ứng nguồn điện với tiêu chí vận hành an toàn, liên tục và kinh tế, tập thể lãnh đạo và người lao động Nhiệt điện Bà Rịa tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp, phương án phòng, chống dịch bệnh và đồng thời, thường xuyên kiểm tra, thiết lập kỷ cương lao động, nâng cao công tác vận hành, bám sát tình hình vận hành của lưới điện để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2021.

Xuân Hà

Video liên quan

Chủ Đề