Công thức tính giá thành vận tải

Home > 3. Hướng dẫn theo lĩnh vực > Vận tải > Tính giá thành dịch vụ vận chuyển theo từng đầu phương tiện, hợp đồng vận chuyển, theo từng chuyến

Tính giá thành dịch vụ vận chuyển theo từng đầu phương tiện, hợp đồng vận chuyển, theo từng chuyến

1. Tính giá thành dịch vụ vận chuyển theo từng đầu phương tiện

Trên MISA SME.NET, việc tính giá thành theo đầu phương tiện được thực hiện qua 5 bước sau:
  • Bước 1: Khai báo các đầu phương tiện được sử dụng để tính giá thành
  • Bước 2: Xác định kỳ tính giá thành
  • Bước 3: Tập hợp chi phí để tính giá thành theo từng đầu phương tiện
  • Bước 4: Kết chuyển chi phí để tính giá thành cho từng đầu phương tiện 
  • Bước 5: Nghiệm thu theo từng đầu phương tiện.
Hướng dẫn chi tiết từng bước, tham khảo tại đây.

2. Tính giá thành dịch vụ vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển, theo từng chuyến
Trên MISA SME.NET, việc tính giá thành theo hợp đồng vận chuyển, theo từng chuyển được thực hiện qua 5 bước sau:
  • Bước 1: Khai báo hợp đồng vận chuyển, chuyến vận chuyển được sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành
  • Bước 2: Xác định kỳ tính giá thành
  • Bước 3: Tập hợp chi phí để tính giá trị của hợp đồng
  • Bước 4: Kết chuyển chi phí để tính giá vốn cho hợp đồng 
  • Bước 5: Nghiệm thu hợp đồng
Hướng dẫn chi tiết từng bước, tham khảo tại đây.



Kế toán giá thành được đánh giá dễ trong các lĩnh vực như thực phẩm, may mặc. Nhưng đối với công ty vận tải, kế toán giá thành vô cùng khó. Vậy tính giá thành như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này.

Một số cách tính kế toán giá thành của các công ty

Trên thực tế, có rất nhiều các công ty tính giá thành bằng cách cách như sau;

  • Đối với công ty sản xuất sản phẩm trực tiếp. Khi tính giá thành các sản phẩm sản xuất. Kế toán viên sẽ tiến hành nhập kho thông qua tài khoản 155
  • Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nhà hàng. Đối với lĩnh vực nhà hàng, giá thành sản phẩm chính là những món ăn. Để tính được giá thành sản phẩm, trước khi xuất món ăn cho khách sử dụng và tính giá vốn. Kế toán viên cũng cần thông qua tài khoản 155.
  • Đối với tính giá thành trong công ty xây dựng. Giá thành sản phẩm trong công ty này sẽ được chia thành 2 nhóm như sau:

+ Đối với những công trình xây dựng đã hoàn thành và đã được đưa vào trong sử dụng. Những công trình này sẽ không được đưa thẳng vào trong tài khoản 155. Mà những công trình này sẽ được chuyển thẳng vào trong giá vốn. Và được thông qua Nợ TK 632 và Có TK 154

+ Đối với những công trình đã hoàn thành và được bán như dạng chung cư. Những sản phẩm này vẫn cần được thônh qua TK 155.

Kế toán trong công ty vận tải

Đối với bản chất của công ty vận tải, kế toán viên sẽ xuất hóa đơn dựa vào từng chuyến hàng. Trong mỗi đơn hàng của công ty vận tải, kế toán viên có thể ghi những nội dung như sau:

  • Mỗi chuyến hàng đươc vận chuyển với mức cước phí bao nhiêu
  • Cước vận chuyển được lập theo bảng kê. Và trong bảng kê có những nội dung như sau: Ngày tháng vận chuyển, hàng hóa, số lượng, đơn giá và thành tiền.
  • Mỗi cung đường và các điểm đến của từng chuyến hàng đều khác nhau.

Hướng dẫn kế toán giá thành trong công ty vận tải

Để tính được giá thành trong công ty vận tải, kế toán viên sẽ thực hiên theo những bước như sau

Bước 1. Xác định đối tượng là những chuyến đi để tập hợp chi phí.

Ví dụ: Ngày 14/04/2020, công ty vận tải A đã xuất hóa đơn cho bên Công ty cổ phần Misa. Với nội dung vận chuyển: Cước vận chuyển điều hòa và có thêm bảng kê đính kèm

Gồm những nội dung: Ngày vận chuyển: 10/04/2020; Tên vật tư vận chuyển: Điều hòa; Nơi nhận  hàng: Hà Nội; Nơi trả hàng: Vĩnh Phúc; Loại xe vận chuyển: Xe tải; Thành tiền: 5.000.000 đồng;

Căn cứ vào trong nội dung của hóa đơn trên, kế toán viên cần phải lập 1 đối tượng tập hợp chi phí. Đó là cước vận chuyển điều hòa từ Hà Nội đến Vĩnh Phúc.

Bước 2. Xác định mức dầu phát sinh từ mỗi chuyến hàng

Khi xác định chi phí, chắc chắn không thể thiếu việc xác định mức hao tổn về dầu chạy xe trong mỗi chuyến đi. Để có thể xác định được chuẩn xác về mức độ hao dầu từ điểm A đến điểm B. Kế toán viên chỉ cần xác định được khoảng cách chính xác từ điểm đi đến điểm dừng.

Như ở ví dụ trên:Khi bạn đã xác định được điểm xuất phát tại Hà Nội và điểm đến tại Vĩnh Phúc. Nếu cả hai lượt đi và về hết 120 cây số. Sau đó bạn có thể tính ra được số lượng dầu cần sử dụng trong một chuyến hàng. Tính số lượng dầu bằng 40% giá vốn trong chuyến hàng đó.

Bước 3. Xác định các chi phí chung

Kế toán viên cần phải xác định các chi phí chung cần phải phân bổ theo số lượng dầu đã xuất. Đối với các khoản chi phí chung trong công ty vận tải, kế toán viên có thể xác định như sau:

  • Chi phí trả lương cho người lái xe và người phụ xe
  • Chi phí chi trả khi sử dụng đường bồ
  • Chi phí chi trả cho việc kiểm định xe ô tô
  • Chi phí chi trả nếu có sữa chữa và bảo dưỡng xe ô tô
  • Chi phí khấu hao cho xe vận chuyển
  • Những chi phí phân bổ công cụ dụng cu khác cho chuyến hàng đó
  • Các chi phí dành cho những thiết bị định vị trên xe ô tô

Bước 4. Xác đinh giá thành trong mỗi chuyến hàng

Định khoản: Nợ TK 632 và Có TK 154

Xác định doanh thu dựa vào trong hóa đơn: Nợ TK 131 và Có TK 5113, Có TK 3331.

Xem thêm:

Khi mua Bảo hiểm Y tế có cần tới sổ hộ khẩu không?

Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Skip to content

Đối với lĩnh vực vận tải ô tô, tổ chức kế toán chi phí vận tải ô tô và tính giá thành sản phẩm vận chuyển là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ khối lượng của các kế toán viên. Công việc này cung cấp tài liệu chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cho bộ phận quản lý doanh nghiệp để tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động, tình hình thực hiện các dự toán chi phí.

I. Đối tượng tập hợp doanh thu – chi phí và tính giá thành

Đối với doanh nghiệp vận tải, chi phí và doanh thu được tập hợp theo từng “XE”. Để hiểu rõ hơn các bạn tham khảo mẫu dưới đây về tập hợp chi phí xăng và số km chạy dịch vụ, file excel chi tiết này sẽ được chúng tôi cung cấp hoàn toàn miễn phí cho các bạn download ở phía dưới

Tập hợp chi phí xăng và số km chạy dịch vụ

II. Định mức doanh nghiệp vận tải

2.1. Công thức tính tiêu thụ nhiên liệu cho một chuyến xe

Chúng ta sẽ áp dụng công thức:

Mc = K1. L/100 + K2 . P/100 + nK3

Dựa vào công thức chúng ta sẽ có các số liệu sau

Mc Tổng số nhiên liệu được cấp cho 1 chuyến xe [lít]
K1 Định mức kỹ thuật [lít/100 km]
K2 Phụ cấp có tải, có hành khách [lít]
K3 Phụ cấp phải dừng đỗ để xếp, dỡ [khi có hàng, có hành khách]
L Tổng quãng đường xe chạy [có chở hàng và không chở hàng] sau khi đã quy đổi ra đường cấp 1 [km]
P Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tính theo [T.km] hoặc [HK.km] sau khi đã quy đổi ra đường loại 1
n Số lần xếp dỡ hàng hóa hoặc số lần dừng đỗ xe [trên 1 phút]

2.2. Định mức kỹ thuật K1 [định mức tiêu hao nhiên liệu cho 100 km đường loại 1]

Các kiểu, loại xe ô tô đã nhập khẩu vào nước ta từ năm 1986 về trước. Vẫn áp dụng theo định mức nhiên liệu do Cục vận tải ô tô hướng dẫn trong văn bản số 104 /KT ngày 01/04/1986 [theo bảng 1]. Bảng 1 cũng sẽ được đính kèm trong file download phía dưới

định mức nhiên liệu do Cục vận tải ô tô hướng dẫn trong văn bản số104 /KT ngày 01/04/1986 [bảng 1]

Lưu ý: Theo quyết định về “V/v ban hành định mức xăng, dầu cho các loại xe ô tô có sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.“

a] Định mức nhiên liệu trên đã tính đến hoạt động của các thiết bị phụ tải đi kèm như:

Máy điều hòa không khí, gạt mưa, và các yếu tố ảnh hưởng thường xuyên như: điều kiện đường xấu, dốc, quay vòng, giảm tốc độ khi xe vào thành phố, thị trấn, cầu phao, cầu tạm.

b] Định mức điều chỉnh

Khi áp dụng định mức trên, các cơ quan, đơn vị căn cứ số Km xe ô tô đã hoạt động trong lý lịch xe được điều chỉnh cho phù hợp [Được cộng thêm tỷ lệ phần trăm so định mức ban đầu]. Mức điều chỉnh như sau:

  • Từ 20.000 – 80.000 km: định mức nhiên liệu cộng thêm 8%.
  • Từ trên 80.000 – 140.000 km: định mức nhiên liệu cộng thêm 10%.
  • Từ trên 140000 – 200.000 km: định mức nhiên liệu cộng thêm 12%.
  • Từ trên 200.00 km: định mức nhiên liệu cộng thêm 15%.

Trường hợp những xe không trang bị hệ thống điều hòa hoặc điều hòa không hoạt động chi phí nhiên liệu giảm 20% định mức quy định trên.

Một số loại xe không có trong danh mục định mức trên. Căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật [số chỗ ngồi, công suất động cơ hoặc dung tích xi lanh] của loại xe tương đương trong bảng để định mức cho phù hợp.

Những kiểu, loại xe ô tô mới nhập khẩu vào nước ta sau năm 1986. Thì tự nghiên cứu, khảo sát và ban hành áp dụng nội bộ hoặc tham khảo định mức nhiên liệu do các đơn vị khác đã nghiên cứu, khảo sát và ban hành để áp dụng [theo bảng 2].

2.3. Phụ cấp có tải [có hành khách] K2

a] Đối với xe ô tô vận tải hàng hóa:

– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,5 lít/100 T.km;
– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 1,3 lít/100 T.km.

b] Đối với xe ô tô vận tải hành khách

– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,0 lít/1000 HK.km;
– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 0,8 lít/1000 HK.km.

2.4. Phụ cấp nhiên liệu dừng, đỗ để xếp dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống [trên 1 phút]

a] Đối với xe ô tô khách và xe ô tô vận tải hàng hóa các loại [trừ xe ô tô tự đổ]

– Phụ cấp cho một lần dừng, đỗ [một lần hưởng K3]: K3 = 0,2 lít – Số lần dừng, đỗ tính cho đoạn đường 100 km: n = 3

– Phụ cấp nhiên liệu phải dừng đỗ tính cho đoạn đường 100km: n.K3 = 0,6 lít/100 km

b] Đối với xe ô tô tự đổ

Phụ cấp cho một lần nâng, hạ thùng: K3 = 0,3 lít

c] Đối với xe ô tô con

Phụ cấp cho một lần dừng, đỗ: K3 = 0,1 lít

2.5. Các trường hợp được tăng định mức nhiên liệu

a] Phụ cấp cho xe ô tô đã qua sử dụng nhiều năm hoặc sau sửa chữa lớn

– Sau thời gian sử dụng 5 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 1: Được tăng thêm 1% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1; – Sau thời gian sử dụng 10 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 2: Được tăng thêm 1,5% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1; – Sau thời gian sử dụng 15 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 3: Được tăng thêm 1,5% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;

– Sau thời gian sử dụng 20 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 4: Được tăng thêm 3,0% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;

b] Các trường hợp được tăng nhiên liệu khác

– Được tăng thêm 5% tổng số nhiên liệu được cấp cho những xe ô tô tập lái trên đường [xe ô tô để dạy lái xe]; – Được tăng thêm 5 km vào tổng quãng đường xe ô tô chạy không hàng để tính phụ cấp nhiên liệu [Kj] khi xe ô tô bắt buộc phải chạy ở tốc độ thấp [dưới 6km/h] hoặc dừng, đỗ xe nhưng động cơ vẫn phải hoạt động để bốc, dỡ hàng hóa hoặc do yêu cầu của kho, bãi; – Được tăng thêm 20% cho mỗi chuyến vận tải trong thành phố;

– Được tăng thêm 20% tổng số nhiên liệu được cấp cho những xe ô tô hoạt động trên các tuyến đường miền núi, những đoạn đường bị trơn, lầy hoặc thường xuyên có sương mù.

2.6. Hệ số phụ cấp nhiên liệu tính đổi loại đường

TT Cấp đường Xe ô tô sử dụng xăng Xe ô tô sử dụng diezel 1 Đường cấp 1 [tiêu chuẩn] 1,00 1,00 2 Đường cấp 2 1,15 1,15 3 Đường cấp 3 1,40 1,45 4 Đường cấp 4 1,60 1,65

5 Đường cấp 5 1,80 1,85

2.7. Định mức tiêu hao dầu, mỡ bôi trơn

a] Định mức tiêu hao dầu bôi trơn động cơ

– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,35 lít dầu bôi trơn động cơ [0,35%];
– Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,5 lít dầu bôi trơn động cơ [0,5%];

b] Định mức tiêu hao dầu truyền động

– Xe ô tô có 1 cầu chủ động: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,08 lít dầu truyền động [0,08%];
– Xe ô tô có 2 cầu chủ động trở lên: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng cho mỗi cầu 0,07 lít dầu truyền động [0,07%]

c] Định mức tiêu hao mỡ bôi trơn

Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,6 kg mỡ bôi trơn.

III. Khảo sát và tính định mức kỹ thuật k1 một số xe ô tô [sử dụng dưới 5 năm]

3.1. Xe ô tô con PAJERO 3.0 với 7 chỗ ngồi [sử dụng nhiên liệu xăng]

a]Theo hành trình khảo sát Gia Lâm, Hà Nội – Hải Phòng và ngược lại

– Tổng quãng đường khảo sát để tính K1 [đường cấp 1]: 100,4 km + 101 km + 100 km + 10 km = 402,4 km; – Tổng số nhiên liệu tiêu hao: 4,5 lít + 14,0 lít + 14,0 lít + 13, lít = 56,0 lít; – Lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho 100 km: 56,0 lít : 402,4 km = 13,92 lít/100 km; – Lượng tiêu hao nhiên liệu theo phụ cấp có hành khách K2 [3 hành khách] cho 100 km: 3 HK.1,0 lít/1000 HK.km = 0,3 lít/100 km;

– Định mức kỹ thuật K1 = 13,92 lít/100 km – 0,3 lít/100 km = 13,62 lít/100 km.

b] Theo hành trình khảo sát Hà Nội – Mai châu và ngược lại

– Tổng quãng đường khảo sát để tính K1 [đường cấp 1] 86,7 km + 58 km = 144,7 km – Tổng số nhiên liệu tiêu hao: 13,28 lít + 8,42 lít = 21,7 lít – Lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho 100 km: 21,7 lít : 144,7 km = 14,996 lít/100 km – Lượng tiêu hao nhiên liệu theo phụ cấp có hành khách K2 [3 hành khách] cho 100 km: 3 HK.1,0 lít/1000 HK.km = 0,3 lít/100 km – Lượng tiêu hao nhiên liệu theo phụ cấp dừng, đỗ [trên 1 phút] cho 100 km: n. K3 = 2 lần . 0,1 lít = 0,2 lít/100 km

– Định mức kỹ thuật K1 = [14,996 lít – 0,3 lít – 0,2 lít]/100 km = 14,496 lít/100 km

c] Định mức kỹ thuật K1 cho xe ô tô PAJERO 3.0

K1 PJ = [13,62 + 14,496] lít/2.100 km = 14,058 lít/100 km
Lựa chọn K1 PJ = 14.0 lít/100 km

3.2. Xe ô tô con MAZDA 626 2.0 với 5 chỗ ngồi [sử dụng nhiên liệu xăng]

a] Theo hành trình khảo sát Hà Nội – Núi Cốc Thái Nguyên và ngược lại

– Tổng quãng đường khảo sát để tính K1 [đường cấp 1]: 53,8 km + 70 km = 123,8 km; – Tổng số nhiên liệu tiêu hao: 6,06 lít + 10,69 lít = 16,75 lít – Lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho 100 km: 16,75 lít : 123,8 km = 13,52 lít/100 km – Lượng tiêu hao nhiên liệu theo phụ cấp có hành khách K2 [4 hành khách] cho 100 km: 4 HK.1,0 lít/1000 HK.km = 0,4 lít/100 km

– Lượng tiêu hao nhiên liệu theo phụ cấp dừng, đỗ [trên 1 phút] cho 100 km: n. K3 = 4 lần . 0,1 lít = 0,4 lít/100 km

b] Định mức kỹ thuật K1 = [13,52 lít – 0,4 lít – 0,4 lít]/100 km = 12,72 lít/100 km

Lựa chọn K1 MAZD = 13.0 lít/100 km

File excel theo dõi định mức xăng xe chi tiết các bạn có thể download theo link phía dưới

theo dõi định mức xăng xe chi tiết

Tác giả: Linh Mạnh Đoàn

wpDiscuz

Video liên quan

Chủ Đề