Công thức tính toán liên quan đến sinh trưởng

1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ. GS.TS. Vũ Đình Tôn, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 0913033177; Email: vdton@vnua.edu.vn

Ngày nhận bài báo: 30/03/2021 - Ngày nhận bài phản biện: 30/04/2021

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 04/05/2021

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà trống lai F1 [Đông Tảo x Lương Phượng] nuôi bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn. Thí nghiệm được thực hiện trên 90 gà từ 6 đến 13 tuần tuổi, trên 3 lô; lô 1 đối chứng [ĐC] sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh, lô 2 sử dụng thức ăn phối trộn [CT1] và lô 3 sử dụng thức ăn phối trộn [CT2]. Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lô ĐC là cao hơn so với lô CT1 và CT2 [P0,05] song tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ mề của gà ở lô CT1 và CT2 là cao hơn so với lô ĐC [P0,05] Từ 8 đến 13 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh là cao hơn so với hai lô sử dụng thức ăn tự phối trộn CT1 và CT2 [P0,05]. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm trong các lô tăng dần từ 7-10 tuần tuổi, sau đó giảm dần từ 11 đến 13 tuần tuổi. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng tự nhiên của gà [Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011]. Ở 10 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT1 lần lượt là 44,66; 37,71 và 37,33 g/con/ ngày. Đến 13 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT2 lần lượt là 34,85; 31,76 và 31,66 g/con/ngày. Kết quả cũng cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà trống lai F1 [ĐTxLP] bắt đầu có chiều hướng giảm dần sau tuần tuổi thứ 10. Theo Nguyễn Văn Duy và ctv [2020], sinh trưởng tuyệt đối của gà lai [Đông Tảo và Lương Phượng] nuôi bằng thức ăn công nghiệp tại 12 tuần tuổi là 25,32 g/con/ ngày [con trống] và 20,95 g/con/ngày [con mái]. Như vậy, kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của gà trong thí nghiệm này có phần cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên. Có sự khác nhau này có là do trong thí nghiệm này chỉ sử dụng gà trống, trong khi nghiên cứu của tác giả trên là nuôi cùng gà trống và gà mái. Theo Moula và ctv [2013] sinh trưởng tuyệt đối của gà trống luôn cao hơn gà mái và khối lượng lúc giết thịt của gà trống cao hơn gà mái.

Bảng 4

Tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng cho thấy tiêu tốn thức ăn và chỉ số FCR tăng dần từ 7 đến 13 tuần tuổi. Ở lô ĐC tiêu tốn thức ăn là thấp hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn có phần cao hơn so với lô CT1 và CT2. Tiêu tốn thức ăn và FCR từ 7 đến 13 tuần tuổi của gà ở lô ĐC là 5.976,67 g/con và 3,1 tương ứng.

Sau đó đến lô CT1 là 5.816,67 g/con và FCR là 3,46 và tiêu tốn thức ăn lớn nhất là ở lô CT2 [6.338,34 g/con] và FCR cao nhất là 3,84. Theo Crespo và Esteve-Garcia [2001] khẩu phần thức ăn có mức năng lượng và lipit cao thì giảm lượng thức ăn ăn vào và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. Mức năng lượng [GE] của thức ăn ở lô ĐC là 4.152 kcal/kg có phần cao hơn so với lô CT1 [3.917 kcal/kg] và lô CT2 [3.935 kcal/kg]. Đồng thời mức lipit trong thức ăn của lô ĐC là 6,64% cao hơn so với lô CT1 [4,77%] và lô CT2 [4,39%]. Theo Sizemore và Siegel [1993] những con gà có tốc độ sinh trưởng nhanh có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn nhưng con có tốc độ sinh trưởng chậm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sinh trưởng của gà ở lô ĐC cao hơn so với lô CT1 và CT2.

HÌnh 5

Năng suất thịt gà thí nghiệm tại 13 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 6 cho thấy khối lượng sống của gà ở lô ĐC cao hơn hai lô CT1 và CT2 cho nên khối lượng thân thịt và khối lượng thịt lườn của lô ĐC cũng lớn hơn hai lô CT1 và CT2 [P

Chủ Đề