Công trình xây dựng cấp 1 là gì năm 2024

Phân loại và cấp công trình xây dựng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Tôi có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn. Phân loại và cấp công trình xây dựng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật!

Phân loại và cấp công trình xây dựng được quy định tại Điều 5 Luật xây dựng 2014 như sau:

- Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.

- Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.

- Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.

Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng hướng dẫn quy định trên như sau:

1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

  1. Công trình dân dụng;
  1. Công trình công nghiệp;
  1. Công trình giao thông;
  1. Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

đ] Công trình hạ tầng kỹ thuật;

  1. Công trình quốc phòng, an ninh.

Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.

3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:

  1. Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
  1. Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;
  1. Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;

đ] Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

  1. Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
  1. Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
  1. Các quy định khác có liên quan.

4. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.

5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.

Trên đây là quy định về Phân loại và cấp công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật xây dựng 2014.​

Theo phản ánh của ông Phạm Đức Điều [Hải Phòng], tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định, sửa chữa cải tạo không làm thay đổi quy mô công trình thì cấp công trình theo cấp công trình ban đầu.

Nếu hiểu theo Thông tư như nêu trên thì việc xác định cấp công trình cho 1 công trình sửa chữa vạch kẻ đường trên đường cao tốc cấp đặc biệt, thì công trình sửa chữa này cũng là cấp đặc biệt.

Như vậy việc các nhà thầu đấu thầu cần có năng lực thi công cấp đặc biệt mới làm được, trong khi đó chỉ sửa chữa vạch sơn giá trị nhỏ.

Ông Điều hỏi, ông hiểu như trên có đúng không? Nếu không thì cần phải hiểu cấp công trình sửa chữa vạch sơn đường là cấp mấy?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

"Đường cao tốc" là công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng. "Sửa chữa vạch kẻ đường trên đường cao tốc" là một công việc trong giai đoạn bảo trì công trình "đường cao tốc". Pháp luật về xây dựng chỉ quy định về phân loại, phân cấp đối với công trình xây dựng.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Điểm b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia một số công việc như "sửa chữa vạch kẻ đường trên đường cao tốc".

Công trình cấp đặc biệt và cấp 1 là gì?

Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 [ ≥15.000m2] hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng [≥30 tầng]. Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 [từ 10.000m2 < 15.000m2] hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.

Công trình cấp 1 tiếng anh là gì?

Với công trình công nghiệp luyện kim màu, CT cấp 1 sẽ là các nhà máy có sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm. Công trình cấp 1 tiếng Anh là: Level 1 building.

Công trình công nghiệp cấp 4 là gì?

Công trình cấp IV là công trình nhà 01 tầng có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm. 2. Cấp của công trình có nhiều khối nhà khác nhau về số tầng, nhưng tựa trên một hệ móng chung, được chọn theo cấp của khối nhà nhiều tầng nhất.

Thế nào là công trình đặc biệt?

Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư ...

Chủ Đề