Công văn hướng dẫn niêm yết công khai

Ngày 28/11/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn và niêm yết công khai 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông về “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí” trên địa bàn tỉnh An Giang.

Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, giá trị và lợi ích của hệ thống phần mềm dịch vụ công 02 nhóm thủ tục hành chính [TTHC] liên thông, gắn với việc tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP tại địa phương; Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, các tiện ích khác trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, mang lại lợi ích cho người dân trong việc giảm thời gian, chi phí đi lại, công dân chỉ cần thực hiện 01 lần. Đồng thời, giúp cơ quan Nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế như: Giảm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết, thời gian luân chuyển hồ sơ; khắc phục tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ, đơn giản hóa TTHC…

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, từ tỉnh đến cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tiêu cực thời gian, chi phí của người dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Theo kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với tính chất, đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương và từng nhóm đối tượng và địa bàn dân cư; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền; Công tác tuyên truyền, hướng dẫn phải thiết thực, hiệu quả, chuyển dần từ làm thay sang hướng dẫn để người dân tự thực hiện; giúp người dân thực hiện TTHC nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính. Trong đó tập trung tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; công khai TTHC theo hình thức điện tử; tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn và sinh hoạt cộng đồng; thông qua việc lồng ghép giới thiệu tại các cơ sở giáo dục; thông qua các ứng dụng mạng xã hội [Zalo, Facebook,...] và dịch vụ tin nhắn SMS; tuyên truyền thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể.

Cụ thể tuyên truyền quy trình thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông: Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí gắn với việc tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP tại địa phương; các tiện ích khi công dân tham gia thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông; những các làm hay, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

UBND tỉnh giao thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, quán triệt, yêu cầu đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lực lượng đoàn viên thanh niên, hội viên, đặc biệt là các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP các cấp thành lập các Tổ tuyên truyền, hướng dẫn vận động người thân, gia đình và các tầng lớp Nhân dân nơi cư trú nhận thức đầy đủ về giá trị, lợi ích của dịch vụ công trực tuyến nói chung cũng như 02 nhóm TTHC liên thông. Đăng ký sử dụng tài khoản dịch vụ công, ứng dụng định danh điện tử VNeID để đăng nhập cổng dịch vụ công Quốc gia thực hiện các TTHC trên đảm bảo chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả. Chỉ đạo 100% Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã niêm yết công khai các thủ tục hành chính về 02 nhóm TTHCliên thông; bố trí máy tính, đường truyền internet, cử cán bộ trực tuyến tuyên truyền, hướng dẫn để công dân thực hiện.

Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đăng tải clip, phóng sự do Văn phòng UBND tỉnh cung cấp để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên Trang/Cổng thông tin điện tử, các kênh mạng xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương: Zalo OA, Youtube, Facebook,…./.

//vqa.moet.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien/du-kien-nhung-diem-moi-nhat-quy-dinh-cong-khai-trong-hoat-dong-cua-cac-co-so-giao-duc-61.html ////i0.wp.com/vqa.moet.gov.vn/uploads/news/2023_10/giang-duong-dh.jpg

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân xin ý kiến góp ý các đơn vị, cá nhân.

Những quy định cốt lõi của dự thảo Thông tư Nội dung công khai quy định tại Dự thảo Thông tư chủ yếu dựa trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học [sửa đổi, bổ sung năm 2018] và các quy định hiện hành của Chính phủ, của Bộ GDĐT quy định chi tiết và các hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. Nguyên tắc công khai phải bảo đảm đúng các quy định tại Thông tư này khi ban hành và các quy định của pháp luật liên quan. Thông tin công khai bảo đảm đầy đủ, chính xác, tin cậy, cập nhật, dễ hiểu, dễ tiếp cận, kịp thời, nhất quán với thông tin cập nhật trong cơ sở dữ liệu ngành. Nội dung công khai được sắp xếp khoa học theo chủ đề, được cập nhật trong năm; thuận lợi cho việc truy cập, sử dụng thông tin; phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phù hợp với cấu trúc, định dạng của trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục với mục đích minh bạch các cam kết về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất lượng; thu, chi tài chính tại các cơ sở giáo dục và các thông tin khác có liên quan của cơ sở giáo dục để cán bộ, giảng viên, giáo viên, người lao động, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục. Đồng thời, là một trong các căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm và giải trình của cơ sở giáo dục.

[Ảnh minh họa]

Những điểm mới của Dự thảo Thông tư so với Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [sau đây gọi tắt là Thông tư 36] được ban hành từ năm 2017, đến nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật [văn bản QPPL] được sử dụng làm căn cứ ban hành Thông tư 36 đều đã được thay thế bằng các văn bản QPPL mới. Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT và các bộ, ngành liên quan [Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ], đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, trong đó có nhiềunội dung quy định chi tiết về việc công khai của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học; ngoài việc thực hiện công khai còn phải cập nhật thông tin liên quan đến nội dung công khai trên cơ sở dữ liệu ngành. Trách nhiệm minh bạch, công khai thông tin của cơ sở giáo dục gắn với trách nhiệm giải trình trước xã hội trong bối cảnh thay đổi cơ chế quản lý nhà nước từ hành chính tập trung sang trao quyền tập trung vào quá trình và chất lượng giáo dục, đào tạo. Thực tế, do có nhiều quy định mới về nội dung, cách thức, thời gian công khai trong các văn bản nêu trên đã thay thế cho một số nội dung có liên quan tại Thông tư 36 làm cho Thông tư này không còn giữ nguyên tính tổng thể. Bên cạnh đó, nhiều nội dung công khai còn gắn với việc cập nhật số liệu trên trên cơ sở dữ liệu ngành, bảo đảm bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật . Vì vậy, với 21 biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36 chi tiết các nội dung mà cơ sở giáo dục cần công khai có nhiều nội dung có thể bị chồng chéo, không bảo đảm tình thống nhất với yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác, không còn phù hợp với quy định hiện hành về tuyển sinh; mở ngành; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; công khai tài chính, cơ cấu tổ chức, bộ máy đối với đơn vị sự nghiệp công, cơ sở giáo dục tư thục, phần nào gây khó khăn cho cơ sở giáo dục khi thực hiện. Dự thảo Thông tư mới được bố cục lại theo hướng giảm tối đa các biểu mẫu bắt buộc cơ sở giáo dục phải kê khai [từ 21 phụ lục giảm còn 02 phụ lục trong Dự thảo]. Để tránh chồng chéo trong việc thực hiện công khai của cơ sở giáo dục, do thông tin cơ bản công khai theo quy định đều được cập nhật trên cơ sở dữ liệu ngành, Dự thảo chỉ quy định nội dung, cách thức, thời điểm công khai và nguyên tắc công khai để cơ sở giáo dục chủ động xây dựng thông tin theo chủ đề tương thích với cấu trúc của trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục. Về hình thức và thời điểm công khai, Dự thảo Thông tư đã bỏ quy định cơ sở giáo dục phải niêm yết nội dung công khai ở cơ sở giáo dục [trừ cơ sở giáo dục mầm non chưa có cổng thông tin điện tử], mà thực hiện công bố công khai đầy đủ nội dung theo quy định tại Thông tư này trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục. Ngoài ra, Dự thảo còn quy định cụ thể hơn thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục tối thiểu là liên tục 5 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ nội dung công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là là 5 năm kể từ ngày niêm yết công khai. Để giảm bớt thủ tục phiền hà trong báo cáo và tăng cường tính minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự giải trình của cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương, Dự thảo lần này bỏ quy định cơ sở giáo dục phải báo cáo kết quả thực hiện quy chế công khai của năm học trước và kế hoạch triển khai quy chế công khai của năm học sắp tới về cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, cơ sở giáo dục chỉ phải báo cáo về công tác công khai khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bộ GDĐT, các Sở GDĐT và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác sẽ tăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Dự thảo Thông tư bổ sung quy định về nội dung Báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên không phải là bản tổng hợp lưu thông tin công khai của Thông tư mà là một trong các hình thức công khai thể hiện bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục trong theo từng năm. Thông qua số liệu công khai trong Báo cáo thường niên, thông tin có giá trị đối sánh của năm sau so với năm trước để xã hội nhìn thấy sự phát triển và xu hướng của cơ sở giáo dục.

Việc chống lạm thu trong trường học, rộng hơn là phòng, chống tham nhũng được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó Dự thảo Thông tư quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [khi được ban hành] là một cơ sở quan trọng để cán bộ, giảng viên, giáo viên, người lao động, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục, đồng thời là một trong các căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm và giải trình của cơ sở giáo dục. Qua đó việc ban hành Thông tư này sẽ có đóng góp/tác động vào việc công khai, minh bạch các khoản thu – chi hợp pháp trong các cở sở giáo dục.

Chủ Đề