Công việc của một văn thư nhà thầu xây dựng năm 2024

Theo Điều 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì công tác văn thư là hoạt động bao gồm các công việc như soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.

2. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý trong công tác văn thư

Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư theo Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

* Nguyên tắc quản lý trong công tác văn thư: Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

* Yêu cầu quản lý trong công tác văn thư:

- Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật:

+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp;

+ Đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 30/2020/NĐ-CP về soạn thảo, ký ban hành văn bản hành chính.

- Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.

- Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn:

“Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” [sau đây gọi chung là văn bản khẩn] phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

- Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.

- Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

- Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại Phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

Phụ lục VI

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác văn thư

Theo Điều 6 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác văn thư được quy định như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.

- Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Văn thư cơ quan có nhiệm vụ

+ Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.

+ Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.

+ Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản.

+ Quản lý Sổ đăng ký văn bản.

+ Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Không chỉ có kỹ sư xây dựng, nhân viên kỹ thuật xây dựng, kỹ sư cơ khí mà bạn cũng dễ dàng tìm hiểu thêm mô tả công việc kỹ sư điện. Những người kỹ sư họ sẽ đảm nhận những công việc gì và bạn có thật sự thích hợp với vị trí đó hay không. Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm thì không chỉ tìm hiểu công việc mà còn cần biết cách tạo Cv xin việc để gửi tới nhà tuyển dụng khi thật sự thấy mình phù hợp với vị trí đó nhé. Hãy thử sức để tạo cơ hội cho chính bản thân mình.

Bạn nên lựa chọn ai để xây dựng ngôi nhà hay công trình của bạn? Tuy đã có một bản thiết kế đẹp như ý trong tay, bạn vẫn phải cẩn thận chọn một nhà thầu để biến bản thiết kế đó thành hiện thực. Vậy có các loại nhà thầu xây dựng nào bạn cần tìm hiểu? Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nhà thầu xây dựng là gì?

Nhà thầu [hay nhà thầu xây dựng] là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.

Nhà thầu [hay nhà thầu xây dựng] là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư.

Nếu là nhà thầu chuyên nghiệp thì cần phải được trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và các yếu tố dưới đây:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh; chứng chỉ hành nghề
  • Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết
  • Đội ngũ công nhân thi công lành nghề và có kinh nghiệm

Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể giao các công trình giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa đạt chuẩn được. Họ cần những nhà thầu có năng lực tốt cũng như trách nhiệm cao, có thể đứng ra chịu trách nhiệm nếu công trình của họ xảy ra vấn đề.

2. Các loại nhà thầu trong xây dựng

Sau khi nắm được định nghĩa về nhà thầu xây dựng, bạn cần biết có những kiểu nhà thầu xây dựng nào? Hiện nay, có 2 loại nhà thầu trong xây dựng là nhà thầu chính và nhà thầu phụ.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…

Có 2 loại hà thầu trong xây dựng phổ biến là nhà thầu chính và nhà thầu phụ.

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.

Để làm được tất cả các công việc của một công trình, thì nhà thầu phải ký hợp đồng giao khoán với một số nhà thầu phụ, để thực hiện công việc chuyên ngành. Lúc này nhà thầu phụ là bên thứ ba. Nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để cung cấp ,thi công các công việc chuyên ngành.

Bên cạnh nhà thầu xây dựng chính và phụ, cũng có một số loại nhà thầu nữa, có thể kể đến như:

  • Nhà thầu phụ đặc biệt: Là loại nhà thầu phụ trách một số công việc quan trọng của gói thầu xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất trong hồ sơ.
  • Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/đơn vị/tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam và thường là cá nhân/tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.
  • Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Họ mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.

3. Trách nhiệm chính của nhà thầu xây dựng

Công ty xây dựng hay nhà thầu phải có trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình.

Sau khi đã nắm được khái niệm về nhà thầu cũng như các loại nhà thầu xây dựng, bạn cần biết được trách nhiệm của nhà thầu trong thi công công trình. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng bao gồm:

  • Công ty xây dựng hay nhà thầu phải có trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình. Đảm bảo chất lượng từng hạng mục theo đúng chỉ tiêu của chủ đầu tư. Chịu tất cả trách nhiệm về các sự cố liên quan đến nhà thầu phụ.
  • Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm về phương tiện, thiết bị, biện pháp thi công sử dụng trong quá trình xây dựng.
  • Cung cấp toàn bộ vật tư. lực lượng công nhân theo yêu cầu của chủ đầu tư
  • Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ để thực hiện công việc chuyên ngành

Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được nhà thầu là gì, các loại nhà thầu trong xây dựng cùng nhiều thông tin liên quan khác. Hy vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!

Chủ Đề