Cột chống thép ống tính luân chuyển bao nhiêu lần năm 2024

Ví dụ so sánh hao phí ván khuôn thép cột trong định mức dự toán phần xây dựng [đã tính luân chuyển] và định mức sử dụng vật liệu [ứng dụng tra cứu trên phần mềm Thư viện QS].

1

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 21 – Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí, khi ứng dụng vào công trình có các trường hợp sau đây cần tuân thủ:

  • Công tác ván khuôn nào đã ban hành trong dự toán phần xây dựng mà đã tính luân chuyển rồi [ví dụ trên] thì không áp dụng hệ số luân chuyển quy định tại Định mức sử dụng vật liệu;
  • Công tác ván khuôn nào đã ban hành trong dự toán phần xây dựng mà chưa tính luân chuyển rồi [tức có nằm tại công trình, ví dụ ống vách..] thì việc tính luân chuyển cần tuân theo quy định riêng của định mức dự toán phần xây dựng [quy định của chương];
  • Khi cả hai trường hợp trên không thực hiện được: Người lập cần xác định hao phí luân chuyển theo quy định tại Phụ lục 3 – Thông tư 13/2021/TT-BXD về hướng dẫn xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng. Khi tính toán cần lưu ý dưới đây.

Xác định hao phí vật liệu được quy định tại Điểm 6.1 – Khoản 6 – Mục I – Phụ lục 3 – Thông tư 13/2021/TT-BXD như sau:

  1. Đối với vật liệu không luân chuyển: Hao phí vật liệu không luân chuyển được xác định bằng Lượng hao phí cần thiết nhân với hao hụt [công thức 3.2 của mục này];
  2. Đối với vật liệu luân chuyển: Hao phí vật liệu luân chuyển được xác định bằng Lượng hao phí cần thiết nhân với hao hụt, nhân với Hệ số luân chuyển [công thức 3.3 của mục này]; Hệ số luân chuyển và số lần luân chuyển của từng loaiị vật liệu được quy định tại Mục IV – Định mức sử dụng vật liệu [phụ lục 7 – Thông tư 12/2021/TT-BXD].

Trên đây là những nội dung tóm tắt cách tìm hiểu và khi nào cần tính toán xác định luân chuyển ván khuôn.

– Gỗ làm ván khuôn đúc bê tông tại chỗ phải sử dụng luân chuyển 5 lần bình quân cho các loại gỗ, cho các loại kết cấu bê tông, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 13%.

– Đối với ván khuôn, nẹp gông làm bằng gỗ thông dùng cho tất cả các loại bê tông đúc tại chỗ thì sử dụng luân chuyển 5 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt 20%.

– Gỗ chống ván khuôn bê tông phải sử dụng 10 lần, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 10% so với lần đầu.

– Trường hợp dùng tre chống ván khuôn thì 1 cây gỗ 10 x 10 dài bình quân 7m thay bằng 2 cây tre d 8cm và tre phải luân chuyển 3 lần, từ lần thứ 2 trở đi thì mỗi lần được bù hao hụt 10% so với lần đầu].

– Nếu dùng sắt U, I thay gỗ làm cây chống thì cứ một cây gỗ 10 x 10 cm dài 7m được thay bằng một thanh thép U, I nhưng phải luân chuyển 250 lần không bù hao hụt.

– Đinh các loại và dây buộc ghi trong bảng định mức không phải sử dụng luân chuyển.

Trừ một số trường hợp đặc biệt, số lần luân chuyển quy định như sau:

– Ván khuôn thân mố, thân trụ, mũ mố, mũ trụ cầu, hầm lò được sử dụng luân chuyển 4 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt 3%.

– Ván khuôn dùng đổ bêtông các công trình thuỷ công [như ván khuôn ống xi phông] thì được sử dụng luân chuyển 3 lần không có bù hao hụt

– Tất cả các loại gỗ: tròn bất cập phân, gỗ hộp, ván dùng làm sàn để vật liệu, cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. Phải sử dụng luân chuyển 8 lần, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 15 % so với lần đầu.

– Tà vẹt chồng nề phải sử dụng luân chuyển 24 lần, không có bù hao hụt.

– Dàn tán rivê, cạo gỉ, sơn cầu phải luân chuyển làm xong 50 khoang cầu, không có bù hao hụt.

– Các loại bu lông, đinh đỉa, đinh Crăm pông dùng trong ván khuôn, cầu công tác… phải sử dụng luân chuyển 15 lần, không có bù hao hụt.

– Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc bêtông tại chỗ cho các loại kết cấu phải luân chuyển 80 lần, không bù hao hụt.

* Các định mức vật liệu làm sàn để vật liệu và cầu công tác

– Các định mức dùng làm các loại sàn để vật liệu có chiều cao 1m. Trường hợp sàn để vật liệu có chiều cao khác thì tính như sau:

+ Đối với sàn làm bằng tà vẹt chồng nề thì định mức tà vẹt và đinh đỉa bằng định mức tà vẹt và đinh đỉa của sàn cao 1m nhân với chiều cao sàn [m], còn các loại vật liệu khác giữ nguyên.

+ Đối với sàn làm bằng palê thì định mức cột giằng và đinh 8cm bằng định mức cột giằng và đinh 8cm của sàn 1m nhân với chiều cao sàn [m], còn các loại vật liệu khác giữ nguyên

– Các định mức vật liệu dùng làm các loại cầu công tác có chiều cao 1m. Trường hợp cầu công tác có chiều cao khác thì định mức gỗ cột và giằng bằng định mức gỗ cột và giằng của cầu công tác cao 1m nhân với chiều cao cầu công tác [m], còn các loại vật liệu khác giữ nguyên.

2. Bê tông đúc sẵn

– Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 3 mặt [chữ U], nắp đan, nan chớp phải sử dụng luân chuyển 50 lần. Hao hụt các lần sửa chữa đã tính vào trong định mức.

– Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 4 mặt, các loại cọc, cột đặc, tà vẹt, dầm xà phải sử dụng luân chuyển 40 lần. Hao hụt các lần sửa chữa đã tính vào trong định mức.

– Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông [trừ kết cấu bêtông đúc sẵn dầm cầu] phải luân chuyển 250 lần, không có bù hao hụt.

– Định mức sử dụng cho các loại ván khuôn đúc sẵn nào thì tính theo định mức số lần luân chuyển của loại ván khuôn đó.

– Ngoài những quy định cụ thể trên đây, còn lại ván khuôn để đúc sẵn các loại bêtông khác, phải sử dụng luân chuyển 30 lần, không bù hao hụt.

– Trường hợp phải dùng gỗ thông để làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông, phải sử dụng luân chuyển 20 lần, không bù hao hụt.

– Nẹp, đà gông dùng trong thi công bêtông do thiết kế quy định tiết diện cụ thể và được phép dùng gỗ nhóm VI.

3. Quy định lần luân chuyển

Mỗi lần dỡ ván khuôn là một lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn để ván khuôn do yêu cầu kỹ thuật trên 30 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 60 ngày được tính 3 lần luân chuyển… kể từ ngày đổ bêtông.

Đối với các loại vật liệu khác, mỗi lần dỡ khi làm xong một công việc thì được tính 1 lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn sử dụng do yêu cầu thiết kế thì:

– Đối với tre, gỗ làm sàn trộn bêtông, cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. kéo dài trên 60 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 120 ngày được tính 3 lần luân chuyển v.v.

– Đối với tà vẹt chồng nề kéo dài trên 90 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 180 ngày được tính 3 lần luân chuyển…

– Đối với đinh đỉa, bu lông các loại kéo dài trên 30 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 60 ngày được tính 3 lần luân chuyển…

Chủ Đề