Cư dân mạng hàn quốc xin lỗi việt nam

Dạo một vòng trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Twitter, không khó để bắt gặp cụm hashtag

ApologizetoVietNam [Xin lỗi Việt Nam] được chia sẻ rộng rãi. Đáng chú ý khi trên mạng xã hội Twitter,

ApologizetoVietNam hiện đang là xu hướng top 1 với hơn 655.000 lượt tweet [chia sẻ] chỉ trong vòng 24h.

Sự phổ biến của cụm từ này liên quan tới vụ việc 20 du khách Hàn Quốc bị cách ly khi bay từ vùng dịch Daegu [Hàn Quốc] tới Đà Nẵng [Việt Nam]. Các vị khách này đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng cách ly tại bệnh viện Phổi [sau đó là một khách sạn 4 sao] nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

“Xin lỗi Việt Nam” là xu hướng top 1 trên mạng xã hội toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt

Sự việc đúng ra sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như tối 25/2, nhóm du khách trên không liên tục phàn nàn khi nhận lời phỏng vấn của kênh YTN News [Hàn Quốc]. Họ sau đó còn quay lại video gửi cho kênh này để phản ánh và chê bai khâu cách ly của Việt Nam cũng như kêu gọi được "giải cứu".

Những phàn nàn của các du khách trên bao gồm việc phải ở từ 2-3 người trong một phòng bệnh với cửa bị khóa kín dù họ không bị sốt, cùng với đó là bữa ăn có khẩu phần không được như mong đợi. Tuy vậy, khi chứng kiến những hình ảnh được các du khách chia sẻ, nhiều người Việt Nam đã cảm thấy phẫn nộ bởi điều kiện ăn ở của các du khách này không quá tệ.

Khi tìm hiểu, điều kiện đãi ngộ mà Đà Nẵng dành cho các du khách Hàn Quốc thậm chí còn tốt hơn so với chính những người bị cách ly tại quê nhà của họ. Điều này càng khiến các dân mạng Việt cảm thấy bất bình.

Hình ảnh được các cư dân mạng nhắc tới khi so sánh điều kiện đãi ngộ mà các du khách Hàn Quốc được hưởng tại Việt Nam so với tại chính quê nhà của họ.

Chính vì vậy, cộng đồng mạng đã cùng nhau chia sẻ những lời bình luận kèm theo dòng hashtag

ApologizetoVietNam để yêu cầu những du khách trên phải nói lời xin lỗi.

Các lời bình luận này được thể hiện cùng lúc bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn. Nó đã mau chóng được chia sẻ rộng rãi, đặc biệt là trên Twitter, bởi đây là kênh được nhiều người Hàn Quốc sử dụng.

Chỉ ít giờ sau đó, cụm hashtag

ApologizetoVietNam hay “Xin lỗi Việt Nam” hiện đã trở thành xu hướng top 1 trên Twitter với hơn 655.000 lượt chia sẻ. Đáng chú ý khi từ khóa này bỏ rất xa xu hướng top 2 là dịch

COVID-19.

Ở thời điểm hiện tại, trong tổng số 20 người đến từ Daegu hôm 24/2, đã có 18 du khách được đưa lên máy bay quay trở lại Hàn Quốc. Hai người trong số này đã xin ở lại Đà Nẵng và thực hiện việc cách ly trong vòng 14 ngày theo quy định.

Giám mục Hàn Quốc Phêrô Lee Ki-Heon lên tiếng xin lỗi về những tội ác mà binh sĩ Nam Hàn gây ra tại Việt Nam khi tham chiến trước đây.

Mạng báo UCANews thuộc Liên Minh Công giáo Á Châu vào ngày 9/2 loan tin vừa nêu. Lời xin lỗi của Giám mục Phê rô Lee Ki-Heon được đưa ra tại Tòa Giám mục Lạng Sơn khi ông dẫn đầu một phái đoàn hơn chục linh mục của giáo phận Uijeongbu, Hàn Quốc đến thăm giáo phận miền cực Bắc này của Việt Nam.

Giám mục Lee, 76 tuổi, hiện là chủ tịch Ủy ban Hòa giải thuộc Hội Đồng Giám mục Hàn Quốc.

Vào ngày 7/2 vừa qua, Tòa án Quận Trung tâm Seoul ra phán quyết yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường 3 triệu won [tương đương gần 24 ngàn đô la Mỹ] cho bà Nguyễn Thị Thanh- nạn nhân sống sót trong vụ nổ súng tại làng Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam hồi năm 1968. Bà này nay đã ngoài 60.

Vụ nổ súng bị quy cho binh lính thủy quân lục chiến Nam Hàn. Tòa bác bỏ lập luận của Chính phủ Hàn Quốc về tình thế giết người không thể tránh trong chiến tranh khi mà du kích quân Việt Cộng trà trộn vào dân thường. Seoul cũng nêu nghi vấn có phải đúng binh lính Nam Hàn nổ súng giết người hay không; thậm chí có thể những kẻ xả súng chính là du kích Việt cộng giả dạng, mặc quân phục lính Hàn Quốc giết dân để đạt mục tiêu tuyên truyền tâm lý chiến.

Những ngày cuối tháng 2, hashtag

ApologizetoVietNam [Xin lỗi Việt Nam] được dân tình chia sẻ khá rộng rãi, thậm chí trở thành cụm từ nổi bật trên các mạng xã hôi như Facebook hay Twitter.

Sự phổ biến của cụm từ này được bắt nguồn từ việc 20 du khách Hàn Quốc bị cách ly sau khi bay từ vùng dịch Daegu [Hàn Quốc] đến Đà Nẵng. Các vị khách này sau đó được chính quyền thành phố Đà Nẵng tiến hành cách ly tại Bệnh viện Phổi nhằm phòng tránh sự lây lan của dịch virus corona.

Sẽ không có gì đáng nói nếu như tối ngày 25/2, một vài người trong nhóm du khách này liên tục phàn nàn khi nhận lời phỏng vấn của kênh YTN News [Hàn Quốc]. Họ than phiền việc phải ở từ 2-3 người trong phòng bệnh với cửa bị khóa kín dù họ không bị sốt, chỉ nhận được "vài mẩu bánh mì" buổi sáng và coi bánh mì như một "món ăn tạm bợ".

Trước sự việc trên, nhiều người Việt Nam đã không khỏi cảm thấy phẫn nộ vì những thông tin sai sự thật kênh YTN News đưa ra. Họ cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã xin lỗi vì sự bất tiện do dịch Covid-19, thậm chí điều kiện đãi ngộ dành cho các du khách Hàn Quốc còn tốt hơn so với chính người Việt Nam đang bị cách ly.

Suất cơm thực tế được mua tại nhà hàng chuyên món Hàn Quốc tại Đà Nẵng. Ảnh: Vietnamnet.

Một số người Việt còn vào kênh Youtube của các Youtuber người Hàn, bày tỏ sự phẫn nộ và yêu cầu phía Hàn Quốc có lời xin lỗi chính thức.

Kêt quả là tối 28/2, các YouTuber Hàn Quốc đã đồng loạt đăng tải video xin lỗi về sự việc không hay kể trên, đồng thời kèm hashtag

Apolozietovietnam. Nổi bật nhất là kênh Ông chú Hàn Quốc, một YouTuber người Hàn đang hoạt động tại Việt Nam.

Video của Ông chú Hàn Quốc đã nhận tới gần 2 triệu lượt xem chỉ trong vòng 4 ngày. Trong video, chủ kênh Oh Se Jong [tên tiếng Anh là Johnny Oh] cúi gập đầu xin lỗi Việt Nam, thừa nhận việc cách ly là cần thiết và hành vi chê bai bánh mì Việt Nam đến từ một bộ phận khách Hàn Quốc là không phù hợp.

"20 người Hàn Quốc đến từ Daegu, nơi dịch bệnh đang lan rộng và họ đã được kiểm dịch vì Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống của người dân. Cho dù họ có bệnh hay không, vì họ đến từ khu vực nguy hiểm nên việc kiểm soát chặt chẽ là đúng".

"Khi bạn đến Việt Nam, bạn cần phải chấp hành luật lệ ở Việt Nam. Tất nhiên, nếu đây là Hàn Quốc, bibimbap hoặc kim chi cũng sẽ được phục vụ. Nhưng đây là Việt Nam, khi nói đến bánh mì, nó là một món ăn chính của người Việt, nó là một món ăn đặc biệt mà họ rất tự hào. Thật sự sai lầm khi gọi nó là "một mẩu bánh mì". Nếu chúng tôi phục vụ Bibimbap và kim chi cho người nước ngoài bị cách ly ở Hàn Quốc mà họ nói "họ chỉ cho một miếng salad" thì người Hàn Quốc cũng sẽ buồn. Đó là một tình huống tương tự".

Một kênh khác là Anh Hong SaiGon cũng cho biết, trong mắt người Hàn, YTN News là kênh tin tức có độ tin cậy rất thấp.

"Hiện nay, ở Hàn Quốc có đến hơn 50 kênh tin tức khác nhau. Thông tin giữa các kênh tin tức này cũng không giống nhau hoàn toàn. Cho nên người Hàn thường xem ít nhất 3 kênh để nắm được thông tin chính xác nhất. Điểm quan trọng nhất chính là người Hàn hoàn toàn không hề tin vào kênh YTN".

Trong video của kênh Viet Han Couple, do hai vợ chồng Việt-Hàn quản lý, người chồng tiết lộ đã tìm được email của phóng viên viết bản tin về 20 người Hàn cách ly tại Việt Nam, yêu cầu sửa lại thông tin cho chính xác. Dù chưa có kết quả nhưng người chồng cho biết mình đã cố gắng hết sức.

Bên cạnh những nội dung kể trên, đa số các Youtuber Hàn Quốc đều bày tỏ rằng 20 khách du lịch Hàn Quốc không thể đại diện cho Hàn Quốc; rất nhiều người Hàn ủng hộ và cảm ơn những gì Việt Nam đã làm trong thời gian vừa qua. Và người Hàn cũng yêu thích món bánh mì của Việt Nam.

"Có rất nhiều nhà hàng Việt Nam ở Hàn Quốc. Đông đảo người Hàn ăn bánh mì ở đó. Bạn đã bao giờ biết đến Bánh mì Phượng, có rất nhiều người Hàn Quốc xếp hàng. Vậy giải thích thế nào về chuyện này? Bánh mì có giá từ 100.000 đồng - 140.000 đồng ở Hàn Quốc, vì bánh mì xứng đáng được như vậy", chủ kênh Ông chú Hàn Quốc chia sẻ chân thành.

Chủ Đề